Tìm hiểu cách trình bày mẫu CV xin việc bảo hiểm hay nhất
Theo dõi viecday365 tạiĐối với lĩnh vực tư vấn bảo hiểm mặc dù không đòi hỏi chuyên môn quá cao nhưng đòi hỏi ứng viên phải có kỹ năng giao tiếp tốt. Tuy nhiên, để có thể trở thành chuyên viên tư vấn bảo hiểm thì ứng viên cần chuẩn bị CV. Trong bài viết này đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách trình bày mẫu CV xin việc bảo hiểm, mời bạn cùng theo dõi nhé.
1. Mô tả khái quát công việc tư vấn bảo hiểm
Nhân viên tư vấn bảo hiểm được hiểu là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. Cụ thể, họ sẽ là người giới thiệu, quảng bá những gói sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp đến cho khách hàng.
Đồng thời, nhân viên tư vấn bảo hiểm cũng là người đại diện để tiến hành ký hợp đồng và trực tiếp giải quyết các vấn đề của khách hàng khi sử dụng gói bảo hiểm của doanh nghiệp. Nhân viên tư vấn bảo hiểm còn có thể gọi là “Sales bảo hiểm”, họ sẽ tìm kiếm khách hàng và tư vấn khách hàng sử dụng gói bảo hiểm và phát triển mối quan hệ gắn bó với doanh nghiệp.
1.1. Tìm kiếm các đối tượng khách hàng
Nhiệm vụ công việc của nhân viên tư vấn bảo hiểm chính là tìm kiếm khách hàng, để rồi quan tâm đến họ như sở thích, tính cách, … với mục đích thấu hiểu khách hàng nhiều hơn và lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp.
1.2. Xây dựng niềm tin chân thành
Để khách hàng có thể sử dụng gói dịch vụ của doanh nghiệp thì điều quan trọng nhất là nhân viên tư vấn bảo hiểm cần xây dựng niềm tin. Phần lớn các khách hàng sẽ cố tình né tránh khi nhắc tới bảo hiểm bởi họ lo lắng khi bỏ ra rất nhiều tiền mà không mang lại lợi ích gì cho bản thân họ.
Đồng thời, khách hàng cũng không quen biết nhân viên tư vấn bảo hiểm nên sẽ rất khó để khách hàng có thể bỏ ra nhiều tiền như vậy.
1.3. Tư vấn trung thực
Nhân viên tư vấn bảo hiểm cần phải là người trung thực, bởi gốc rễ của sự thành không không tồn tại sự lừa dối. Chính vì vậy, hãy đặc biệt lắng nghe và thấu hiểu khách hàng để tư vấn gói dịch vụ phù hợp cho họ, đồng thời không nên tư vấn bằng những từ ngữ quá phóng đại hay sử dụng các động từ mạnh.
1.4. Chăm sóc và nuôi dưỡng khách hàng
Nếu bạn đã giải ngân gói dịch vụ bảo hiểm thành công tới khách hàng không có nghĩa là bạn không còn trách nhiệm đối với họ nữa. Thậm chí còn phải đặc biệt chăm sóc họ để có thể xây dựng mối quan hệ lâu dài, bền vững. Nhiều người còn nói rằng “nghề bảo hiểm có xu hướng sống bằng mối quan hệ”.
2. Hướng dẫn trình bày mẫu CV xin việc bảo hiểm
Để có thể trở thành nhân viên tư vấn bảo hiểm chính thức, ứng viên cần phải trải qua khá nhiều vòng thử thách như lên kế hoạch CV, viết nội dung CV, gửi CV cho nhà tuyển dụng và chờ đợi các kết quả từ vòng phỏng vấn sau đó.
Tuy nhiên, nhiều ứng viên cảm thấy băn khoăn vì không biết trong mẫu CV xin việc bảo hiểm sẽ phải trình bày những nội dung gì. Lắng nghe được những mong muốn đó mà hôm nay, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết mẫu CV xin việc bảo hiểm, mời ứng viên cùng theo dõi nhé.
2.1. Thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân là một trong những đề mục cơ bản mà bất cứ ứng viên nào cũng đều phải điền một cách chính xác. Thông thường, mục thông tin cá nhân sẽ bao gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại liên hệ, địa chỉ thường trú, …
- Đối với địa chỉ Email: Bởi đây chính là CV xin việc nên tên tài khoản Email cần được đặt một cách nghiêm túc, ngắn gọn, đơn giản và dễ đọc. Ứng viên có thể đặt tên Email là họ tên của mình, ngày tháng năm sinh, tránh trường hợp đặt những tên Email quá trẻ con và mang tính chất giải trí.
- Hình ảnh CV: Ứng viên nên chọn hình ảnh phù hợp với mẫu CV đã chọn. Lưu ý rằng ảnh trong CV phải là hình ảnh rõ ràng khuôn mặt, thể hiện tính nghiêm túc. Tránh trường hợp cài đặt những hình ảnh quá hở hang hoặc photoshop quá ảo sẽ làm mất đi tính nghiêm túc trong công việc.
2.2. Trình độ học vấn
Trình độ học vấn luôn là yếu tố quan trọng trong công việc. Bởi nhà tuyển dụng luôn mong muốn tìm được những ứng viên có tri thức tốt cũng như lối tư duy logic để có thể thích ứng nhanh với công việc được giao.
Các ứng viên chỉ cần điền vào mục này những thông tin về trường đại học, cao đẳng mà các bạn đã tốt nghiệp, đồng thời điền thêm tên ngành học tại trường. Tốt nghiệp vào thời gian nào, kèm theo giấy chứng nhận tốt nghiệp bản gốc để có thể minh chứng cho khả năng của bản thân.
Bên cạnh đó, nếu ứng viên nào có các chứng chỉ, chứng nhận về các khoá học có liên quan đến ngành bảo hiểm thì hoàn toàn có thể đưa vào CV để tăng điểm cộng trong mắt của nhà tuyển dụng.
2.3. Kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm làm việc luôn đóng vai trò cốt lõi trong việc ứng viên đó có lọt vào vòng trong hay không. Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ có sự ưu tiên nhất định dành cho các ứng viên đã có kinh nghiệm. Do vậy, nếu bạn đã có kinh nghiệm thì đừng quên đưa ra tên công ty, vị trí công việc từng công tác và các thành tích, giải thưởng liên quan khác bạn nhé.
Tuy nhiên, đối với những bạn sinh viên mới ra trường thì không nên quá lo lắng, bởi các bạn có thể ghi ra các công việc part-time đã từng làm khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đồng thời cũng có thể nêu ra các hoạt động ngoại khoá, hoạt động Câu lạc bộ mà bạn đã hoặc đang tham gia tại trường để có thể chinh phục được nhà tuyển dụng nhé.
2.4. Mục tiêu nghề nghiệp
Chắc chắn hầu hết các ứng viên đều có những mục tiêu công việc dành riêng cho mình. Tuy nhiên, các ứng viên không nên trình bày quá dài dòng hay lan man bởi các bạn cần đưa ra những mục tiêu có liên quan đến ngành bảo hiểm. Chính vì vậy, hãy đặt lợi ích riêng vào lợi ích chung để có thể đi đúng hướng.
2.5. Kỹ năng
Thông thường, đối với những vị trí công việc như nhân viên tư vấn bảo hiểm thì các yêu cầu về tố chất, kỹ năng, tính cách đều rất quan trọng. Công việc của nhân viên tư vấn chủ yếu là sẽ tiếp xúc với nhiều tầng lớp khách hàng khác nhau. Cho nên đối với những ứng viên có tính cách hướng ngoại, hoạt bát, thích nói và vui vẻ sẽ là lợi thế cực lớn.
Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp và kỹ năng thuyết trình mạnh dạn trước đám đông sẽ là yếu tố nòng cốt giúp ứng viên cực ăn điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Điểm cộng thứ hai, nếu ứng viên là người có nhiều mối quan hệ thì hoàn toàn phù hợp với vị trí công việc này.
3. Những lưu ý trong quá trình viết CV bảo hiểm
3.1. Lỗi chính tả
Lỗi chính tả là một trong những lỗi sai gây mất thiện cảm nhất trong tất cả các lỗi sai. Bởi bản CV chính là văn bản trang trọng và cần được đáp ứng sự chính xác. Tuy nhiên, lỗi sai chính tả lại là lỗi mà khá nhiều bạn chủ quan, do vậy sau khi viết xong bảo CV đừng quên bỏ ra vài phút để đọc đi đọc lại vài lần xem có bị vướng lỗi không nhé.
Tuy nhiên, nếu ứng viên nào không tự tin về chính tả của mình thì hoàn toàn có thể sử dụng các phần mềm văn phòng như Word hoặc Doc để có thể soát lỗi một cách chính xác nhất.
3.2. Trình bày nội dung lan man
Hãy nhớ rằng, CV là một dạng văn bản trang trọng nên luôn đòi hỏi đáp ứng đủ 3 tiêu chí ngắn gọn, súc tích và đầy đủ nội dung. Chính vì vậy, ứng viên không nên trình bày quá dài dòng và lan man trong phần nội dung CV, bởi điều này sẽ khiến cho bộ phận nhân sự đọc được sẽ bị đau đầu và khó chịu.
3.3. Khả năng diễn đạt tốt
Diễn đạt tốt mà chúng tôi muốn đề cập không phải là một bài văn CV quá dài dòng hay sử dụng các từ ngữ quá trừu tượng của văn học. Mà ý của chúng tôi muốn đề cập chính là các ứng viên cần sử dụng những ngôn ngữ phổ thông, cụ thể là ngôn ngữ thông dụng của cả nước.
Tuy nhiên, ứng viên không nên sử dụng ngôn ngữ địa phương trong quá trình viết sẽ làm cho nhà tuyển dụng gặp khó khăn trong việc hiểu hết ý mà các bạn muốn truyền tải.
Như vậy là những thông tin chia sẻ của chúng mình về cách trình bày mẫu CV xin việc bảo hiểm đã được giải đáp. Hy vọng những kiến thức, góp ý mà chúng tôi cung cấp có thể mang lại cho các ứng viên nguồn thông tin bổ ích và giá trị.
Mong rằng nhờ vào bài viết này mà các ứng viên sẽ tìm ra cách trình bày mẫu CV xin việc bảo hiểm một cách hoàn chỉnh và toàn diện nhất. Đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất của chúng tôi để thu nạp nhiều bí quyết hay ho trong cách viết CV bạn nhé.
481 0