Marketing sản phẩm là gì? Marketing sản phẩm thành công khi?
Theo dõi viecday365 tạiMột chiến dịch marketing chỉ được coi là thành công khi nó đáp ứng được những yêu cầu từ chi phí cho tới mức độ phủ sóng, tỷ lệ quy đổi khách hàng. Và tất nhiên yếu tố mấu chốt để đạt được những điều này chính là việc marketing sản phẩm thành công. Vậy cách để marketing sản phẩm là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ lưỡng hơn nhé.
1. Những điều thú vị về marketing sản phẩm là gì?
1.1. Đôi nét về marketing sản phẩm
Chắc hẳn chúng ta đều biết, đích đến của tất cả mọi hoạt động kinh tế liên quan đều là lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể thu về cũng như dấu ấn tích cực để lại cho khách hàng. Tất nhiên marketing cũng không phải là ngoại lệ, được ra đời từ những năm 90 với mục đích khuếch trương danh tiếng của doanh nghiệp. Tuy nhiên mục đích thực sự đằng sau có có phải chỉ nhằm tới danh tiếng không. Tất nhiên là không, từ khi được phát hiện và định nghĩa cho tới nay, marketing phục vụ cho kinh tế là chủ yếu.
Quay trở lại với quá trình marketing sản phẩm, thì công việc truyền thông tiếp thị sản phẩm là cả một quá trình dài từ khi có những thông tin cơ bản nhất của sản phẩm cho tới tận lúc sản phẩm được tung ra thị trường và nhận về nhiều phản hồi khác nhau. Nói cụ thể hơn đó chính là quá trình đặt ra câu hỏi cho người tiêu dùng về sản phẩm này là gì sau đó lần lượt trả lời câu hỏi đó qua từng giai đoạn.
Bản chất của marketing sản phẩm cũng khá giống với marketing bình thường, chỉ có đôi chút khác về đối tượng được truyền thông hướng tới. Tất nhiên với các loại hình sản phẩm khác nhau thì sẽ có nhiều hình thức marketing khác nhau. Đặc biệt là với những sản phẩm dưới dạng dịch vụ thì phương thức marketing sẽ có đôi chút đặc thù cũng như khó triển khai hơn so với những sản phẩm hiện vật.
Xem thêm: Thuật ngữ Brand Strategy là gì? Giải đáp về Brand Strategy
1.2. Tài nguyên cần để thực hiện marketing sản phẩm
1.2.1. Tài chính
Tất nhiên tài chính là yếu tố vô cùng quan trọng không chỉ với chiến dịch marketing sản phẩm mà còn với tất cả các chiến dịch marketing khác. Tất nhiên tùy thuộc vào quy mô, mong muốn, dự đoán của doanh nghiệp mà sẽ có mức chi phí dành cho marketing khác nhau. Nhưng nhìn chung thì đây sẽ là một con số không hề nhỏ.
Có rất nhiều yếu tố trong từng giai đoạn khác nhau sẽ cần những khoản chi phí nhỏ, lớn tùy thuộc. Thường thì hạn mức kinh phí cho marketing sẽ cần đạt chênh lệch không quá 2% so với hạn mức ban đầu. Có nhiều bạn chưa có quá nhiều kinh nghiệm sẽ nghĩ rằng nếu như mình tiết kiệm được cho doanh nghiệp nhiều hơn mức 2% thì có lẽ sẽ được khen thưởng những không. Chi phí dành cho một hạn mục đã được cân đối và tính toán vô cùng cẩn thận. Việc bạn không sử dụng hết ngân sách sẽ khiến cấp trên đặt ngược lại câu hỏi rằng liệu có thiếu hụt ở khâu nào không, liệu chiến dịch có thực sự hiệu quả không, liệu rằng bộ máy marketing làm việc có ổn định không. Lúc này việc tiết kiệm của bạn vô hình chung sẽ gây khó dễ cho chính bạn và những người đồng đội.
Nếu xét theo tình hình marketing sản phẩm hiện nay thì sẽ có những khoản cần chi lớn sau đây. Chi phí hợp tác với các kol, koc, agency, các page có traffic tốt. Sau đại dịch covid 19 hầu hết các doanh nghiệp đã lựa chọn bán hàng hợp tác với kol và koc vì những tiềm năng và nguồn lợi mà họ mang lại là vô cùng lớn. Tất nhiên chỉ với kol, koc sẽ không thể tạo ra được sự thành công cần có cho cả chiến dịch, bạn cần phải phát triển một team marketing và thực hiện như marketing thông thường.
1.2.2. Thời gian chuẩn bị
Không có gì phải bàn cãi khi mà thời gian chính là một trong những yếu tố sống còn trong mỗi giai đoạn truyền thông sản phẩm. Bản chất khi sản phẩm đã có những thông tin hoàn chỉnh để đưa đến phía làm marketing thì có nghĩa là sản phẩm đã đi tới những giai đoạn hoàn thiện cuối. Đồng nghĩa rằng sẽ không có dư giả thời gian cho những người làm marketing để họ từ từ phác ra các ý tưởng, kế hoạch lớn.
Tất cả sẽ đều cần phải chạy, chạy đua với thời gian, chạy đua với ý tưởng. Thông thường một chiến dịch marketing sản phẩm sẽ khó hoàn thiện trước khi sản phẩm ra mắt mà nó sẽ chạy song song. Không chỉ vì lí do thời gian mà còn vì để đón nhận phản hồi của khách hàng, sau đó đưa ra chỉnh sửa và những chiến dịch marketing khác phù hợp hơn.
2. Các giai đoạn của marketing sản phẩm
Có 3 giai đoạn chính có thể nhắc tới khi tiến hành marketing một sản phẩm bất kì cho dù đó là sản phẩm dịch vụ hay sản phẩm đồ vật. Cùng viecday365.com tìm hiểu về các giai đoạn của marketing sản phẩm:
2.1. Giai đoạn trước khi bày bán sản phẩm
Không có gì ngạc nhiên khi bất kì một đơn vị nào muốn bán hàng họ cũng sẽ cần chạy quảng cáo cho page, hoặc cố gắng thu hút traffic trong một khoảng thời gian dài trước đó. Đối với việc marketing cho sản phẩm cũng không phải là ngoại lệ. Bên marketing sẽ thường nhận được những thông tin chung của sản phẩm trước để có thể tiến hành lên ý tưởng và triển khai nó từ từ. Thời điểm mà thông tin sản phẩm đến tay đội ngũ truyền thông thi đó cũng chính là lúc chiến dịch marketing bắt đầu.
Không phải đơn vị truyền thông nào cũng có khả năng và may mắn tạo ra được những bài viết có lượng thu hút nhất định trên mạng xã hội, trừ trường hợp bạn là một đơn vị đã có danh tiếng thì gánh nặng truyền thông sẽ được giảm bớt đi rất nhiều. Về cơ bản thì giai đoạn trước khi sản phẩm ra mắt cần được lên kế hoạch trước cả khi có thông tin sản phẩm, vì những nội dung cần thiết thường khá tách biệt với sản phẩm chủ yếu để kéo lại tương tác cho page mà thôi
Xem thêm: PR sản phẩm là gì? Nó có thật sự cần thiết trong Marketing?
2.2. Giai đoạn sản phẩm ra mắt với công chúng
Đây chính là giai đoạn vất vả, gấp rút và tiêu tốn cả thời gian, tiền bạc lẫn công sức nhất. Giai đoạn sản phẩm ra mắt sẽ là giai đoạn có rất nhiều nội dung cần được chúng ta chuẩn bị, xử lí và đưa ra. Như đã nhắc tới ở phía trên, trong quá trình hợp tác với kol và koc, chúng ta sẽ cần liên tục trao đổi, kiểm tra mức độ hiệu quả của việc truyền thông.
Tuy nhiên nếu như so sánh phương tiện truyền thông trước covid và sau covid thì tình hình hiện nay khá là dễ dàng nếu so về trước.
Đại dịch mang lại muôn vàn khó khăn nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện cho hàng loạt các trang phát triển nội dung lớn mạnh. Với việc hết hợp với họ, chúng ta hoàn toàn có thể cho ra những nội dung vô cùng thu hút, gắn liền với sản phẩm và không bị thô cứng, gượng ép.
2.3. Giai đoạn hậu mua sắm sản phẩm
Tính từ sau khi sản phẩm được tung ra một thời gian là chính thức bước sang giai đoạn truyền thông chăm sóc hậu mãi. Ở giai đoạn này, đội ngũ marketing chủ yếu sẽ cần lên những dạng bài cảm ơn, tri ân, đồng thời bật mí về đợt mở bán lại hoặc các sản phẩm kế tiếp.
Vừa rồi là tất cả những chia sẻ về khái niệm marketing sản phẩm là gì, có những yêu cầu gì đối với việc marketing sản phẩm và làm thế nào để marketing sản phẩm thành công. Cảm ơn các bạn đã theo dõi tới đây, mong rằng trong tương lai không xa thì bài viết sẽ có ích với các bạn.
374 0