Tìm hiểu về luật kinh doanh bảo hiểm mới nhất hiện hành

Theo dõi viecday365 tại
Phạm Hồng Ánh tác giả viecday365.com Tác giả: Phạm Hồng Ánh

Ngày đăng: 05-07-2024

Hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về luật kinh doanh bảo hiểm mới nhất, những điểm mới trong chính sách là gì, hãy cùng nhau tham khảo bài viết dưới đây.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Chắc hẳn đối với tất cả mọi người, ắt hẳn sẽ không hề xa lạ với luật Kinh Doanh Bảo Hiểm, nhất là với những tổ chức, cá nhân muốn tham gia kinh doanh bảo hiểm thì việc nắm chắc những luật định Nhà nước ban hành về luật Kinh doanh bảo hiểm là điều không thể tránh khỏi.

Vậy nên, hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn luật kinh doanh bảo hiểm mới nhất, để bạn có thể nắm chắc luật khi tham gia kinh doanh bảo hiểm nhé!

Cần tìm việc làm gấp

1. Luật kinh doanh bảo hiểm là gì? Lược sử về Luật kinh doanh bảo hiểm

Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm là luật đạo luật được quy định và tổ chức hoạt động Kinh Doanh Bảo Hiểm, quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức khi tham gia bảo hiểm. Được thông qua ngày 9 tháng 12 năm 2024, và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2024.

1.1. Luật kinh doanh bảo hiểm thời kỳ Kinh tế tập trung quan liêu bao cấp

Chúng ta hãy cùng lược qua một số sự kiện lịch sử diễn ra đi kèm với sự ra đời của luật kinh doanh bảo hiểm nhé!

Trong cơ chế nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, thì cơ chế chính sách, hoạt động kinh doanh bảo hiểm là do Nhà nước nắm quyền điều hành và thực hiện nên được gọi là Bảo hiểm Nhà nước. 

Luật kinh doanh bảo hiểm thời kỳ bao cấp
Luật kinh doanh bảo hiểm thời kỳ bao cấp

Văn bản pháp luật đầu tiên về Kinh Doanh Bảo Hiểm đó chính là quyết định số 179/CP của Hội Đồng Chính Phủ được ban hành vào ngày 17 tháng 12 năm 1964. Quy định thành lập công ty bảo hiểm Việt Nam hay còn gọi là công ty bảo hiểm Bảo Việt, công ty này trực thuộc Bộ Tài Chính, chuyên trách các nhiệm vụ liên quan đến bảo hiểm của Nhà Nước. 

Trong điều kiện đất nước nghèo đói và vô cùng lạc hậu thì những hoạt động của công ty Bảo Việt vừa mang tính Kinh Doanh, lại vừa mang tính quản lý Nhà nước. Các quy tắc mà công ty Bảo Việt đưa ra mang tính quy phạm trong một thời gian dài do tính chất của công ty thuộc về Nhà nước.

Xem thêm: Hướng dẫn cách tư vấn bảo hiểm chốt đơn trong vòng một nốt nhạc

1.2. Luật kinh doanh bảo hiểm thời kỳ Kinh tế thị trường

Vào thời kỳ nền kinh tế thị trường, định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, Nhà nước thực hiện chính sách thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần. Chính vì vậy mà việc Kinh Doanh Bảo Hiểm cũng đa dạng hơn rất nhiều. Để thúc đẩy các hoạt động Kinh Doanh Bảo Hiểm cũng như việc tăng cường quản lý Nhà nước về việc Kinh Doanh Bảo Hiểm thì ngày 18 tháng 12 năm 1993, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 100/CP về kinh doanh Bảo hiểm. Đây chính là văn bản Pháp luật đầu tiên hoàn chỉnh và có tính về thống về kinh doanh bảo hiểm theo định hướng mới của nền kinh tế thị trường.

Luật kinh doanh bảo hiểm thời kỳ knh tế thị trường
Luật kinh doanh bảo hiểm thời kỳ knh tế thị trường

Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm năm 2024 là đạo luật được đưa ra nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của các cá nhân khi tham gia bảo hiểm, phát triển và kinh doanh Bảo hiểm, góp phần duy trì và phát triển bền vững nền Kinh tế - Xã hội. Bên cạnh đó, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực Kinh Doanh Bảo Hiểm.

Nhìn chung, Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm năm 2024 chính là đạo luật đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển cùng với sửa đổi về Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm sau này. Khác với luật Kinh Doanh Bảo Hiểm của nhiều nước, luật này không áp dụng với các hoạt động không mang tính Kinh Doanh như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi,.. Và chỉ áp dụng với một số bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ.

2. Luật kinh doanh bảo hiểm mới nhất có những thay đổi gì?

2.1. Không bị hạn chế quyền tự do Kinh Doanh 

Luật cho phép tất cả các tổ chức có tư cách pháp nhân đáp ứng điều kiện có thể thực hiện cung cấp các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm. Cá nhân cũng có quyền được cung cấp dịch vụ Bảo hiểm một cách độc lập.

Những điểm mới trong luật kinh doanh bảo hiểm
Những điểm mới trong luật kinh doanh bảo hiểm 

Cá nhân không bị hạn chế các quyền đầu tư, kinh doanh đối với 4 dịch vụ phụ trợ Bảo hiểm. Cùng với đó, có thể thực hiện các chức năng như tham gia góp vốn thành lập, trở thành các chủ đầu tư, hoặc cũng có thể là nhân viên cung cấp phụ trợ tham gia Bảo hiểm.

Các tổ chức không có tư cách pháp nhân cũng có khả năng đầu tư, kinh doanh như những cá nhân được nêu qua ở phần trên.

Xem thêm: Tìm hiểu thông tin và những lợi ích của phí bảo hiểm là gì?

2.2. Không bị quy định điều kiện Kinh Doanh

Để có thể đảm bảo chất lượng cũng như quyền và lợi ích của các bên liên quan, cần thực hiện những hành động đảm bảo cụ thể.

Luật sửa đổi được thể hiện bằng sự chuẩn hóa các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm trên tinh thần cởi mở hơn. Đồng thời, vẫn kiểm soát các hoạt động bằng kiểm tra năng lực chuyên môn.

Luật không quy định về điều kiện đăng ký, giấy phép hoạt động và hoạt động của Doanh Nghiệp mà chỉ đưa ra nhằm làm cơ sở cho các cơ quan quản lý Nhà nước nắm rõ và thực hiện kiểm tra theo đúng quy trình.

Những điểm mới trong luật kinh doanh bảo hiểm
Những điểm mới trong luật kinh doanh bảo hiểm 

Những quy định này phù hợp với những chủ trương trong chính sách quản lý nhà nước, giúp cho các cá nhân, Doanh nghiệp cung cấp các hoạt động phụ trợ bảo hiểm hiệu quả hơn, đồng thời bảo vệ được những quyền lợi của khách hàng. Đó là mục đích sửa đổi của Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm mới nhất lần này.

CV online đơn giản

2.3. Không phân biệt các nhà đầu tư, kinh doanh

Luật sửa đổi đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho các nhà đầu tư, kinh doanh. Tạo môi trường pháp lý công bằng, bình đẳng cho các nhà đầu tư, kinh doanh trên thị trường, đáp ứng những nguyên tắc đối xử quốc gia, trong Hiệp định CPTPP. Theo nghị định số 80/2024/NĐ CP quy định về cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được áp dụng cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

2.4. Quy định về những tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Những quy định về tiêu chuẩn, kỹ thuật
Những quy định về tiêu chuẩn, kỹ thuật 

Nhằm phát triển dịch vụ phụ trợ bảo hiểm một cách bài bản, linh hoạt, phù hợp với những chỉ tiêu mà Bộ đã đưa ra. Đồng thời, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân khi tham gia bảo hiểm. Nhà nước đã quy định các dịch vụ phụ trợ Bảo hiểm phải được thực hiện một cách minh bạch, đúng quy chuẩn được giao. Các chi nhánh nước ngoài sử dụng dịch vụ phụ trợ Bảo hiểm cần phải xây dựng, triển khai, và triển khai việc thực hiện các tiêu chuẩn lựa chọn và sử dụng dịch vụ bảo hiểm phụ trợ, điều này áp dụng cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Xem thêm: Quy định chi tiết về việc đóng bảo hiểm cho nhân viên

2.5. Quản lý và giám sát phù hợp và hiệu quả

Nội dung của việc quản lý, giám sát bao gồm: việc đáp ứng những điều kiện, nguyên tắc, trách nhiệm, khi cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, ban hành những quy tắc, nguyên tắc trong việc phụ trợ, xử phạt hành chính trong những vi phạm trong lĩnh vực phụ trợ Bảo hiểm. Cụ thể được quy định tại khoản 16, Điều 1, Nghị định số 80/2024/NĐ CP của Chính phủ như sau:

Quản lý, giám sát phù hợp, hiệu quả
Quản lý, giám sát phù hợp, hiệu quả

- Đối với Doanh Nghiệp Bảo Hiểm, Doanh Nghiệp môi giới bảo hiểm: Giám sát thông qua nguyên tắc tiền kiểm và hậu kiểm.

- Đối với các tổ chức khác cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm: giám sát thông qua nguyên tắc hậu kiểm.

- Đối với cá nhân: quản lý việc thi, cấp, công nhận chứng chỉ, về phụ trợ bảo hiểm, nội dung, chương trình đào tạo.

- Đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài: Cơ quan quản lý nhà nước thực hiện quản lý, giám sát thông qua tiền kiểm, và hậu kiểm.

Trên đây là bài viết của chúng tôi giới thiệu về luật kinh doanh bảo hiểm và những sửa đổi của luật kinh doanh bảo hiểm mới nhất hiện nay. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem787 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT