Mô tả công việc kỹ sư an toàn lao động chi tiết nhất hiện nay
Theo dõi viecday365 tạiKỹ sư an toàn lao động là một vị trí phổ biến trong các doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực sản xuất và xây dựng. Vậy công việc của một kỹ sư an toàn lao động là gì? Yêu cầu và quyền lợi của kỹ sư an toàn lao động sẽ như thế nào. Hãy cùng mình tìm hiểu về vị trí kỹ sư an toàn lao động qua bài viết dưới đây nhé.
1. Kỹ sư an toàn lao động là gì?
Kỹ sư an toàn lao động là những người có nhiệm vụ phụ trách, chịu trách nhiệm đảm bảo môi trường làm việc luôn được an toàn để người lao động luôn được bảo vệ về sức khỏe và tính mạng khi làm việc. Các kỹ sư sẽ phải vận dụng tối đa kiến thức cũng như kinh nghiệm của mình để đảm bảo các quy trình kiểm soát an toàn lao động luôn được hiệu quả, nhằm giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong lao động, sản xuất xuống mức thấp nhất.
Vị trí kỹ sư an toàn lao động sẽ phải phối hợp với một số bộ phận khác trong công ty, doanh nghiệp để lắp đặt các thiết bị an toàn lao động; thiết kế và xây dựng các quy trình về an toàn lao động và cuối cùng là giám sát việc thực hiện an toàn lao động trong công việc cũng như với từng người lao động.
Có thể nói, kỹ sư an toàn lao động là vị trí không thể thiếu trong tất cả các doanh nghiệp, công ty thuộc lĩnh vực sản xuất hay xây dựng. Kỹ sư an toàn lao động không chỉ giúp bảo vệ an toàn cho người lao động và còn là bộ mặt, sự uy tín của từng doanh nghiệp trên thị trường. Với thị trường đang ngày một phát triển về cơ sở hạ tầng và sản xuất như hiện nay, các ngành công nghiệp sản xuất hay xây dựng cũng đang cần một lượng lớn các kỹ sư an toàn lao động để đảm bảo công tác an toàn lao động cho mọi công trình, dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp.
Xem thêm: Thẻ an toàn nhóm 3 là gì? Những điều cần biết về thẻ an toàn này
2. Công việc của kỹ sư an toàn lao động
Kỹ sư an toàn lao động sẽ có trách nhiệm thực hiện và giám sát việc thực hiện, tuân thủ các nội quy và quy trình về an toàn vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường của các dây chuyền sản xuất trong doanh nghiệp.
Các kỹ sư an toàn lao động cũng có trách nhiệm kiểm tra tổng thể các dây truyền sản xuất, hoạt động sản xuất và theo dõi mọi hành vi có yếu tố vi phạm về an toàn lao động để kịp thời khắc phục và xử lý. Bên cạnh đó đánh giá các rủi ro, nguy cơ về mất an toàn có thể xảy ra trong các quy trình sản xuất.
Kỹ sư phụ trách an toàn lao động cũng sẽ là người điều chỉnh, khắc phục mọi vấn đề liên quan đến công tác thực hiện an toàn lao động của từng đơn vị để đảm bảo các đơn vị thực hiện đúng nội quy của công ty cũng như của pháp luật.
Ở các công trường xây dựng, kỹ sư an toàn lao động sẽ có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra toàn bộ các máy móc, thiết bị xây dựng sử dụng trên công trường để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động. Nếu có các vấn đề ngoài sự cố xảy ra cần phối hợp với các bộ phận liên quan để xử lý và đề xuất các biện pháp khắc phục sự cố đó.
Tham gia vào việc tuyên truyền, hướng dẫn và đào tạo các nguyên tắc an toàn lao động cho người lao động để họ tự có ý thức tuân thủ quy định lao động và bảo vệ sức khỏe của bản thân. Bên cạnh đó cũng sẽ phối hợp với bộ phận nhân sự để đảm bảo người lao động được cập nhật kiến thức về an toàn lao động thường xuyên và được trang bị đầy đủ đồ dùng bảo hộ lao động trong quá trình làm việc.
Kỹ sư lao động sẽ là người xây dựng các quy chế, nội quy, các nguyên tắc về bảo đảm an toàn lao động, đảm bảo vệ sinh môi trường trong các nhà máy sản xuất hay công trường theo đúng quy định mà Nhà nước đã ban hành. Tham mưu, đề xuất với cấp trên để đưa ra các giải pháp an toàn hơn trong lao động cũng như lắp đặt, cập nhật các thiết bị mới, tiên tiến, hiện đại phục vụ cho công tác an toàn lao động trong nhà máy hay các công trường.
Xử lý và giải quyết các sự việc liên quan đến mất an toàn lao động trong xây dựng, sản xuất, khắc phục hậu quả triệt để, từ đó đề ra các phương hướng, biện pháp để tránh không xảy ra các sai phạm đó thêm lần nữa.
3. Yêu cầu đối với kỹ sư an toàn lao động
Yêu cầu đầu tiên đối với một kỹ sư lao động sẽ phải là những người có bằng cấp về các chuyên ngành như bảo hộ lao động, an toàn lao động hoặc một số ngành liên quan khác; kỹ sư lao động sẽ phải am hiểu các kiến thức về an toàn lao động cũng như phải là người thường xuyên cập nhật các thông tin mới nhất của nhà nước, pháp luật về an toàn lao động.
Về kinh nghiệm, thông thường các kỹ sư an toàn lao động sẽ phải có ít nhất từ 2-3 năm công tác trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất hoặc trực tiếp làm các vị trí liên quan đến kiểm soát an toàn lao động.
Sức khỏe cũng là một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với vị trí kỹ sư an toàn lao động. Bởi tính chất, đặc thù công việc là phải thường xuyên đi lại, di chuyển để giám sát các công trình xây dựng hay dây chuyền sản xuất, thời gian làm việc ngoài trời cũng khá nhiều. Do đó, bạn cần phải có một sức khỏe tốt mới có thể đáp ứng được các công việc của một kỹ sư an toàn lao động.
Về các kỹ năng, một kỹ sư an toàn lao động cần phải đảm bảo các kỹ năng như phát hiện, xử lý các vấn đề liên quan đến an toàn lao động; nhìn nhận, đánh giá và tìm ra nguyên nhân của các vấn đề sự cố xảy ra trong lao động sản xuất; kỹ năng tổ chức và sắp xếp công việc; kỹ năng giao tiếp để thực hiện việc tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức an toàn lao động,…
Ngoài ra, một kỹ sư an toàn lao động cũng không thể thiếu được kỹ năng sơ cứu bệnh nhân; khả năng sáng tạo, tư duy logic, nhanh nhạy trong mọi vấn đề và quan trọng là luôn chăm chỉ, trung thực và nhiệt huyết với công việc.
Xem thêm: Việc làm an toàn lao động và những thông tin đáng chú ý
4. Quyền lợi của một kỹ sư an toàn lao động là gì?
Ở vị trí kỹ sư an toàn lao động thường có mức lương khá tốt và tương đối ổn định. Với những ứng viên mới trong ngành này mức lương có thể dao động từ 8 đến 10 triệu đồng/tháng. Còn với những ứng viên đã có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, mức lương có thể lên tới 15 đến 20 triệu đồng/tháng.
Ngoài một mức lương tốt, các kỹ sư an toàn lao động còn được hưởng đầy đủ các quyền lợi của người lao động như sau:
- Được làm việc trong các môi trường chuyên nghiệp của các ngành xây dựng hay sản xuất; được tham gia vào các khóa đào tạo chuyên môn để nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ công việc; đồng thời cũng sẽ có các cơ hội và thang thăng tiến rõ ràng trong công việc.
- Được hưởng đầy đủ các chế độ đối với người lao động như tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp thất nghiệp,… theo đúng quy định của Luật lao động. Bởi đây là một ngành nghề cũng có rất nhiều nguy cơ và rủi ro nên yếu tố về sức khỏe của người lao động sẽ được đưa lên hàng đầu.
Ngoài ra các kỹ sư an toàn lao động cũng sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi của doanh nghiệp như thưởng, phạt theo quy định; du dịch hàng năm, tham gia các hoạt động tập thể và các quyền lợi khác tùy với quy mô và tính chất của từng doanh nghiệp.
Trên đây là các thông tin về vị trí kỹ sư an toàn lao động mà mình muốn chia sẻ với các bạn. Mong rằng các bạn đang quan tâm đến việc làm liên quan đến an toàn lao động sẽ tìm thấy thông tin hữu ích cho bản thân.
2507 0