Kiến trúc sư quy hoạch là gì và thông tin tuyển dụng đầy đủ nhất!
Theo dõi viecday365 tạiTrong đời sống kiến trúc, xây dựng, có lẽ không mấy xa lạ với thuật ngữ và lựa chọn nghề nghiệp mang tên kiến trúc sư quy hoạch. Tuy nhiên, không phải ai cũng có một cái nhìn đầy đủ, chuẩn chỉnh về vị trí công việc việc này. Nếu bạn là một trong số đó, hãy khám phá ngay - Kiến trúc sư quy hoạch là ai? Họ làm những công việc gì? Cần những kỹ năng gì phục vụ công việc? Cơ hội hiện nay như thế nào trong bài viết dưới đây cùng viecday365.com nhé.
1. Bạn đã hiểu kiến trúc sư quy hoạch, họ là ai chưa?
Ngắm nhìn những tuyến đường thủ đô bị bủa vây bởi nạn kẹt xe, tắc đường, không ít chuyên gia ngành kiến trúc - xây dựng đã lắc đầu ngán ngẩm và tiếc rằng “Tầm nhìn quy hoạch của đội ngũ kiến trúc sư quy hoạch giao thông, đô thị trong quá khứ không thật sự chính xác”.
Nhìn vào những nhà máy sản xuất chất hóa đặt giữa khu dân cư đến mức mỗi ngày người phải nơm nớp lo lo âu về vấn đề, sức khỏe, môi trường, khi hỏi hỏi đến các chuyên gia...vấn đề đầu tiên khởi sinh trong câu trả lời cũng có do quy hoạch. Những người đứng đầu và quyết định cho những dự án đó, không ai khác, đó là kiến trúc sư quy hoạch. Vậy cụ thể kiến trúc sư quy hoạch là ai?
Thực ra, kiến trúc sư quy hoạch, nhà quy hoạch hay quy hoạch sư đều là một với tên gọi chung để chỉ những chuyên gia làm việc trong ngành kiến trúc, xây dựng với nhiệm vụ trọng yếuViệc quan trọng là định rõ tầm nhìn cho dự án trong tương lai, đưa ra ý tưởng và giải pháp thiết kế cho các công trình và dự án về cơ sở hạ tầng... Nhờ đó, việc phân bổ nguồn lực xây dựng đúng tiến độ sẽ được xác định và có thể đáp ứng được mong muốn về phát triển và nâng cao tình hình kinh tế và xã hội trong tương lai, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường và cuộc sống của con người.
Một số lĩnh vực kiến tạo nên kiến trúc sư quy hoạch hot nhất hiện nay, bao gồm: Quy hoạch nhà đất, quy hoạch đô thị - nông thôn...Với nhiệm vụ chính là nghiên cứu, phác thảo ra những giải pháp về thiết kế mang tính tầm nhìn, có tính lâu dài...đặc biệt trong những nước có nền kinh tế đang phát triển sôi động như tại Việt Nam, nhu cầu về cải tạo cơ sở hạ tầng, làm tiền đồ để đô thị hóa và nâng cao đời sống người dân...chính là động lực quan trọng nhất thúc đẩy cho sự ra đời và thăng hoa mạnh mẽ của lựa chọn nghề nghiệp kiến trúc sư quy hoạch. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về mô tả công việc của vị trí thú vị này trong nội dung dưới đây nhé.
2. Trong doanh nghiệp, những kiến trúc sư quy hoạch làm những nhiệm vụ gì?
Là thành viên chủ chốt của các tập đoàn, công ty xây dựng nắm vai trò chủ chốt trong công tác nghiên cứu, rà soát tình hình về điều kiện kinh tế, sau đó phác thảo các phương án quy hoạch cho các dự án, các kiến trúc sư quy hoạch sẽ đảm nhiệm một số nhiệm vụ công việc nổi bật sau đây:
2.1. Thực hiện các hồ sơ thiết kế quy hoạch chung, chi tiết
Trong những công ty xây dựng, kiến trúc, sau một quá trình khảo cứu và họ sẽ vạch ra những phương án để thiết kế trong các hồ sơ quy hoạch cho chung và chi tiết trong từng dự án. Trong đó, tập trung vào công tác khái toán về tổng mức đầu tư cho các dự án xây dựng từ quy mô, mức chi phí, tên các dự án lớn nhỏ trong tổng dự án, một số lưu ý đặc biệt, số lượng vật liệu sử dụng, thời gian triển khai dự án, số lượng nguồn nhân lực và một số giải pháp khắc phục, dự trù…
2.2. Làm việc với cơ quan nhà nước về quy hoạch và xây dựng dự án
Là những người có tầm nhìn rộng và chịu trách nhiệm cho tính hợp lý của công trình, dự án đầu tư, họ không những là những người nắm vững chỉ tiêu quy hoạch và quy trình pháp lý mà còn phải là người đại diện và trực tiếp làm việc với các cơ quan nhà nước liên quan trực tiếp đến công tác đầu tư của nhà nước. Họ cũng đồng thời tham gia chất vấn trước hội đồng chuyên gia về hạ tầng, kinh tế xã hội để chắc chắn rằng, dự án đầu tư của họ không ảnh hưởng đến sự phát triển của các hạ tầng khác trong tương lai xác định.
2.3. Kiểm soát, quản lý hồ sơ thiết kế quy hoạch
Toàn bộ hồ sơ thiết kế trong công trình, dự án của các bộ môn hạ tầng bắt buộc sẽ được trực tiếp thông qua bởi kiến trúc sư quy hoạch. Họ cũng là người làm việc trực tiếp với các đơn vị tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công về các vấn đề nhà thông thi công, liên quan đến công trình nhằm đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về chất lượng công trình và tiến độ thực hiện. Họ cũng là lực lượng quản lý hồ sơ thiết kế quy hoạch và trình lên cấp trên trực tiếp duyệt, trước khi tiến hành thi công dự án…
2.4. Lập hồ sơ phát triển, dự án trong các công ty
Với những kiến trúc sư có kinh nghiệm, khi bắt tay vào công ty, họ sẽ đảm nhiệm ngay công tác lập hồ sơ phát triển các dự án. Cùng với đó là phối hợp với các bộ phận khác để làm việc về dự án. Là người lập hồ sơ phát triển,dự án...họ cũng đồng thời là người chịu trách nhiệm trước lãnh đạo công ty về các tiêu chí về mỹ thuật, kỹ thuật của hồ sơ bản vẽ được giao thực hiện...Cùng với đó, họ cũng có thể đảm nhiệm thêm công tác lập kế hoạch quản lý chất lượng của hồ sơ bản vẽ được giao thực hiện…
2.5. Làm tư vấn cho ban giám đốc và hỗ trợ các phòng ban, cá nhân liên quan đến bất động sản, kiến trúc, xây dựng
Trong doanh nghiệp bất động sản, kiến trúc và xây dựng, các kiến trúc sư quy hoạch sẽ đảm nhiệm công tác tư vấn, phân tích các giải pháp về thiết kế, quy hoạch cho ban giám đốc trước những dự án. Ngoài ra, đối với các bộ phận phòng ban, họ cũng đồng thời là lực lượng hỗ trợ tích cực cho công việc của các phòng ban chi phối kiến trúc, quy hoạch trong bản thiết kế bao gồm: Bất động sản (Nhà đất), kiến trúc, kỹ thuật, nội thất, ngoại thất...
Cùng với những nhiệm vụ chuyên môn này, giống như nhân sự của các phòng ban khác, những kiến trúc sư quy hoạch cũng sẽ đảm nhiệm đầy đủ công tác thực hiện quy định công ty, báo cáo công việc hằng ngày và thực hiện những công việc khác theo sự phân công của ban lãnh đạo.
Trên đây chính là bản mô tả công việc của kiến trúc sư quy hoạch một cách chi tiết nhất. Để có thể làm giàu thêm bảng hành trang của mình để thuyết phục nhà tuyển dụng, bạn cần nằm lòng thêm một số thông cơ tuyển dụng cơ bản ngay sau đây.
Xem thêm: Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp kiến trúc sư ấn tượng
3. Một số yêu cầu tuyển dụng cho vị trí kiến trúc sư quy hoạch
Để có thể ứng tuyển thành công vị trí này, bạn cần có bước chuẩn bị kỹ càng về kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, công cụ, bởi lẽ, trên thực tế, dù được xếp vào nhóm kiến trúc sư và chưa được pháp luật bảo hộ về chứng chỉ hành nghề quy hoạch...song so với các thiết kế về nội thất, ngoại thất...Những kiến trúc sư quy hoạch cần chắt lọc được cái tâm, cái tầm, sự thông thạo, sự am hiểu về kiến trúc, mỹ thuật, cơ sở hạ tầng về kinh tế xã hội, hiện tại và tương lai lẫn hành lang pháp lý vững chắc.
Do vậy, về trình độ, hiện nay, các đơn vị về kiến trúc, thiết kế hay xây dựng đến những doanh nghiệp bất động sản đang ưa chuộng tuyển dụng kiến trúc sư quy hoạch với đầu vào tương đối cao. Thứ nhất, các ứng viên cần đáp ứng tiêu chuẩn tốt nghiệp các chuyên ngành về quy hoạch, kiến trúc, kỹ thuật, hạ tầng đô thị...
Trong đó, có ít nhất 5 năm năm hoạt động trong các lĩnh vực liên quan như thiết kế, tư vấn, quy hoạch đô thị hoặc có kinh nghiệm về dự án và là chủ đầu tư, nắm rõ các quy chuẩn về xây dựng và kinh nghiệm gặp gỡ và làm việc với các quản lý.
Thứ hai, các kiến trúc sư quy hoạch phải là người hội tụ đầy đủ các kỹ năng về các phần mềm thiết kế thông dụng tiêu biểu có thể kể đến như :Revit, Sketchup, Autocad, 3D, 2D, MS office....đến các phần mềm tin học thông dụng cũng như các kỹ năng mềm. Một số kỹ năng mềm, bạn cần nằm lòng trong quá trình ứng tuyển vị trí công việc này bao gồm: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tổ chức -điều hành công việc tốt, có khả năng làm việc trong môi trường có áp lực cao, sở hữu trình độ tiếng Anh là một lợi thế.
Xem thêm: [Cập nhật] Bản mô tả công việc họa viên kiến trúc mới nhất 2024
4. Một số quyền lợi dành cho vị trí kiến trúc sư quy hoạch
Dù yêu cầu khá cao, song so với nhiều vị trí liên quan trực tiếp đến công việc thiết kế hay xây dựng...Kiến trúc sư quy hoạch vẫn là một trong những lựa chọn công việc đáng đồng tiền bát gạo nhất cho bạn lựa chọn về những quyền lợi nhận lại từ những ngày làm việc vất vả.
Bên cạnh việc được sống trọn với đam mê, mỗi kiến trúc sư quy hoạch, sẽ được các doanh nghiệp trả lương cạnh tranh và thỏa thuận mức lương trong quá trình phỏng vấn vào doanh nghiệp. Nhiều đơn vị tuyển dụng lớn nhỏ còn đảm bảo cho vị trí này tháng lương thứ 13 cũng như đầy đủ các chính sách về bảo hiểm y tế xã hội lẫn du lịch nghỉ dưỡng...cùng với chế độ thưởng % tính theo dự án.
Hi vọng rằng, những thông tin trên đây đi giải nghĩa đầy đủ về kiến trúc sư quy hoạch lẫn những nhiệm cụ thể, yêu cầu tuyển dụng và quyền lợi được nhận sẽ thực sự hữu ích với bạn trong quá trình đăng ký và ứng tuyển cho vị trí công việc yêu thích nhé.
5396 0