[Update] Bản mô tả công việc đầu bếp chi tiết, đầy đủ nhất

Theo dõi viecday365 tại
Linh Anh Nguyễn tác giả viecday365.com Tác giả: Linh Anh Nguyễn

Ngày đăng: 17-05-2024

Đầu bếp là người chịu trách nhiệm chế biến món ăn đáp ứng nhu cầu khách hàng trong các nhà hàng, quán ăn. Tuy nhiên, bên cạnh nhiệm vụ đơn thuần đó đầu bếp còn rất nhiều nhiệm vụ khác cần thực hiện mà nhiều người còn chưa nắm rõ. Vậy nên, bài viết về mô tả công việc đầu bếp sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Khái quát nhanh về mô tả công việc đầu bếp

Đầu bếp họ là ai?
Đầu bếp họ là ai? 

Đầu bếp đó là ai cũng sẽ có sự phụ thuộc rất lớn vào chính quy mô môi trường làm việc và cơ cấu nhân sự được đề ra. Phụ thuộc vào chính nhà hàng, quán ăn nói chung hay bộ phận bếp nói riêng mà sẽ được chỉ định về chức vụ như: đầu bếp bánh, đầu bếp làm món salad, đầu bếp làm món Âu, đầu bếp làm món Á,...Mỗi một vị trí được phân công sẽ chịu trách nhiệm công việc khác nhau tại một mảng nhất định về ẩm thực để tạo ra những món ăn đậm đà hương vị bản sắc, tạo nên sự ấn tượng bắt mắt. 

Có thể đó là việc phân chia tại các nhà hàng, quán ăn quy mô lớn còn về quy mô nhỏ hơn thì sao. Đối với trường hợp này thì bộ phận bếp sẽ thường có ít nhân viên hơn và người đầu bếp sẽ đảm nhận trách nhiệm “đa zi năng” chế biến nhiều món ăn cũng như mọi lĩnh vực trong một ca làm việc. 

Tuy nhiên dù có sự phân chia ra sao, quy mô như thế nào đi chăng nữa thì nhiệm vụ chính của đầu bếp vẫn là tạo nên những món ăn theo nhu cầu thực đơn từ khách hàng. Hay đôi khi sẽ còn những nhiệm vụ khác được trình bày chi tiết tại phần tiếp theo.

2. Bản mô tả công việc đầu bếp chi tiết theo nhiệm vụ hàng ngày 

2.1. Đảm nhận kiểm tra, chuẩn bị và xử lý thực phẩm 

Đảm nhận kiểm tra, chuẩn bị và xử lý thực phẩm
Đảm nhận kiểm tra, chuẩn bị và xử lý thực phẩm 

+ Mỗi đầu ca làm việc đầu bếp sẽ cần tiến hành việc kiểm tra về nguyên liệu, thực phẩm tồn từ chính ca trước để có thể đưa ra được các hướng xử lý. Đặc biệt tránh việc hạn chế về thức ăn hay order hàng hóa mới một cách có kế hoạch tạo sự hợp lý.

+ Có sự phối hợp với các bếp trưởng hay là bếp phó để có thể kiểm tra về hàng hóa nhập hay là thực phẩm nhập có sự đảm bảo về chất lượng và số lượng theo yêu cầu. 

+ Bạn có thể là người trực tiếp chuẩn bị về nguyên vật liệu nấu ăn, công cụ chế biến, thiết bị nấu hoặc giao sự chuẩn bị mọi điều đó cho phụ bếp thực thi khi có nhân viên hỗ trợ. 

+ Chủ động cập nhật tới nhân viên bếp, người phụ bếp hoặc nhân viên phục vụ những món ăn về việc ngừng nhận món, đặc biệt các món bán trong ngày. 

Xem thêm: Tìm việc làm nhà hàng khách sạn

2.2. Đảm nhận chế biến món ăn 

Đảm nhận chế biến món ăn
Đảm nhận chế biến món ăn

+ Tiếp nhận bản order từ nhân viên phục vụ của nhà hàng, quán ăn để có thể phân công công việc hoặc thực hiện công tác làm việc. 

+ Chịu trách nhiệm hoặc phân công cho việc thực hiện sơ chế, tẩm ướp về nguyên vật liệu cho từng món ăn theo yêu cầu của khách hàng, theo mức chuẩn yêu cầu nhà hàng đề ra. 

+ Tham gia chế biến chính về các món ăn, đảm bảo cho món ăn đúng về định lượng, đảm bảo công thức theo quy trình. Hơn nữa là có sự lưu ý về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và chấp hành đúng về nội quy an toàn lao động bếp. 

+ Chịu trách nhiệm cho việc trang trí, bày biện món ăn thật bắt mắt và đúng chuẩn theo các tiêu chí đã được đặt ra. 

+ Hơn nữa bạn cũng cần có sự xử lý kịp thời về các món ăn trong chế biến và trang trí khi không đáp ứng đủ tiêu chuẩn hoặc không hài lòng khách hàng. 

2.3. Đảm nhận việc quản lý và điều hành công việc 

Đảm nhận việc quản lý và điều hành công việc
Đảm nhận việc quản lý và điều hành công việc 

+ Có sự phân chia công việc, thực hiện điều hành và giám sát về các quá trình làm việc của nhân viên tại khu vực bếp đã được phân công do bếp trưởng, bếp phó. 

+ Thực hiện công tác hướng dẫn, đào tạo về nghiệp vụ bếp cùng quy trình chế biến món ăn theo cách sơ chế và bảo quản về các nguyên liệu cho chính nhân viên mới tại khu vực bếp. 

+ Phân chia công việc và chỉ đạo trực tiếp về các nhân viên bếp, giám sát quá trình thực hiện về vệ sinh, đảm bảo việc gìn giữ cũng như bảo quản tốt nhất về thiết bị đồ dùng trong bếp. 

+ Thường xuyên vệ sinh về các dụng cụ làm bếp, máy móc cũng như các thiết bị có sự chuyên dụng để bảo quản và sắp xếp được gọn gàng hơn. Cũng như đảm bảo mọi thứ được sắp xếp đúng nơi quy định thường xuyên kiểm tra về hoạt động cũng như phát hiện được sự hư hỏng đúng lúc. 

+ Tiếp nhận và giải quyết về các vấn đề liên quan trong chính cá làm việc về sự cố, phát sinh phàn nàn từ khách hàng trong bộ phận chịu trách nhiệm. 

+ Lập báo cáo cho chính bếp trưởng, bếp phó để nắm bắt được tình hình và đưa ra các định hướng giải quyết tốt nhất. 

Xem thêm: Tìm việc làm bếp bánh

2.4. Đảm nhận các nhiệm vụ khác

Đảm nhận các nhiệm vụ khác
Đảm nhận các nhiệm vụ khác

+ Thực hiện việc bảo quản hoặc phân công trực tiếp người bảo quản về các nguyên vật liệu đúng theo quy định, quy trình. 

+ Nắm bắt và tổng hợp các order theo ngày để có thể báo cáo cũng như chuyển cho bộ phận thu ngân kiểm soát tài chính. 

+ Có sự phối hợp làm việc với các nhân viên khác cho quá trình tổng vệ sinh khu bếp.

+ Chủ động kiểm tra về các hệ thống ga, đèn, quạt trước khi ra về đã được tắt hay chưa. Hoặc nắm bắt về việc các thiết bị hoạt động có đúng mức nhiệt theo quy định trước khi hết ca. 

+ Cùng đó là thực hiện công việc khác theo sự phân công, chỉ đạo từ cấp trên. 

Như vậy chúng ta có thể nhận thấy được rằng khối lượng công việc của một đầu bếp không hề nhỏ như chúng ta nghĩ đúng không. Đôi khi sự áp lực từ công việc và chịu trách nhiệm về nhiệm vụ là rất lớn do đó một ứng viên muốn theo đuổi sẽ cần chuẩn bị rất nhiều. Từ nền tảng kiến thức tốt, kỹ năng đủ để đáp ứng cho tới việc nắm bắt cơ hội sớm ngay từ ban đầu để có thể ứng tuyển thành công. 

>>> Tải ngay bản mô tả công việc đầu bếp tại đây: Bản mô tả công việc đầu bếp.docx

3. Các yêu cầu được đặt ra cho đầu bếp 

3.1. Trình độ được yêu cầu

Một đầu bếp sau khi hoàn thành khóa học và huấn luyện cùng tích lũy kinh nghiệm thực tế sẽ luôn là ưu điểm mà nhà tuyển dụng mong muốn. Chắc chắn bạn sẽ nhận được sự ưu tiên hơn cho quá trình làm việc. Nhưng nếu bạn là ứng viên mới cũng không nên quá lo lắng bởi việc bắt đầu từ vị trí thấp và trau dồi kinh nghiệm để tiến tới vị trí cao là điều không tồi. 

Cạnh đó nếu bạn có sự am hiểu về các phần mềm tin học, sự nhanh nhẹn và giao tiếp tốt. Cũng như là việc bạn nắm bắt được kiến thức về thực phẩm, xu hướng ẩm thực thì sẽ là điểm cộng cho việc bạn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao phó. Bởi vậy trình độ là điều cần nhưng thời gian cho việc trau dồi sẽ là điều kiện quan trọng hơn rất nhiều. 

3.2. Các kỹ năng cần có của đầu bếp

Các kỹ năng cần có của đầu bếp
Các kỹ năng cần có của đầu bếp

Giúp nắm bắt được công việc cho bản thân tốt hơn và đáp ứng được mọi yêu cầu từ phía nhà tuyển dụng thì ứng viên ứng tuyển vị trí đầu bếp sẽ cần trang bị cho bản thân các phẩm chất sau: 

+ Sự khéo tay, sạch sẽ và có sự yêu thích về công việc nấu nướng của bản thân. 

+ Một sức khỏe tốt đó là yêu cầu để bạn có thể chịu được áp lực và khối lượng công việc đặt ra. 

+ Óc sáng tạo, luôn biết cách tư duy điều đó sẽ giúp bạn có sự tưởng tượng tốt hơn làm ra những món ăn hấp dẫn cùng sự trang trí bắt mắt. 

+ Bạn cũng cần nhạy cảm đặc biệt với mùi vị, phân biệt nguyên liệu, thẩm mỹ tốt. 

+ Luôn có một trách nhiệm cao với công việc, chịu được sự áp lực từ nhiệm vụ đề ra hàng ngày.

...

Xem thêm: Cách viết đơn xin việc phụ bếp chuẩn tạo cơ hội việc làm tốt

4. Đầu bếp - Quyền lợi xứng đáng bạn nhận được 

4.1. Lương của đầu bếp hiện nay ra sao?

Lương của đầu bếp hiện nay ra sao?
Lương của đầu bếp hiện nay ra sao?

Cũng giống như chính mô hình tham gia làm việc vậy mức lương của một đầu bếp đều dựa trên căn cứ đó. Bên cạnh còn là sự kết hợp về trình độ tay nghề, kinh nghiệm thời gian đứng bếp trước đó, khối lượng công việc đảm nhận cũng như tình hình kinh doanh của nơi làm việc. Từ chính các yếu tố này mà mức lương mỗi tháng sẽ có sự cao thấp khác nhau rõ rệt. 

Để tính theo con số hiện tại thì mức lương trung bình cho các quán ăn, nhà hàng nhỏ sẽ là từ 5 - 8 triệu/ tháng còn đối với các quán ăn, nhà hàng lớn thì sẽ là mức 8 - 12 triệu/ tháng. Mức lương này còn chưa tính tới về dịch vụ thay đổi, các khoản thưởng, Tip nhận được, phụ trợ hay phụ cấp kèm theo. 

Hơn nữa, nếu bạn là một đầu kếp có kinh nghiệm lành nghề, luôn ham học hỏi cho bản thân từ kiến thức đến kỹ năng thì cong có cơ hội thăng tiến tới các vị trí cao hơn. Đặc biệt khi bạn phấn đấu tới bếp phó hay bếp trưởng thì mức lương nhận được sẽ cao hơn cũng như các chế độ đi kèm cũng hấp dẫn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng vị trí đảm nhận càng cao thì trách nhiệm và nhiệm vụ công việc càng lớn và sự áp lực sẽ được đề cao hơn rất nhiều. 

4.2. Điều kiện làm việc 

Điều kiện làm việc
Điều kiện làm việc 

Các đầu bếp sẽ thường làm việc theo ca tất nhiên bao gồm cả chính những ngày nghỉ hay lễ tết theo yêu cầu, phụ thuộc vào chính nhu cầu thực khách. Có lẽ những ngày thường bạn sẽ không thật sự vất vả và căng thẳng cùng bộn bề công việc cho ngày cuối tuần, nghỉ lễ với số lượng khách tăng cao. Đặc biệt chú ý tới các khung giờ cao điểm, sự kiện, hội nghị hay các tiệc chiêu đãi được diễn ra,...

Bên cạnh đó là mổ đầu bếp khi có tài năng bạn có thể làm việc ở rất nhiều nơi và nhiều quốc gia khác nhau. Có thể làm việc theo mô hình khách sạn nhà hàng, làm việc trên các con tàu du lịch, hay khu nghỉ dưỡng du lịch, đôi khi là đầu bếp tại nhà riêng,...Chính việc đi đến nhiều nơi như vậy mà bạn có thể học được nhiều điều thú vị hơn, kinh nghiệm không ngừng được nâng cao cũng như bản thân có sự thăng tiến bất ngờ. 

4.3. Các quyền lợi khác dành cho đầu bếp

Bên cạnh về quyền lợi được cho là hàng đầu như trên mà bất kỳ nào ứng viên cũng mong muốn thì còn có rất nhiều điều mong đợi và đem lại lợi ích hơn. Điển hình như các chế độ về bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe làm việc, được tham gia cho các buổi du lịch, party, vui chơi giải trí hay quyền lợi thưởng theo quy định. 

Cùng đó là việc được tham gia các khóa học tập, nâng cao kỹ năng cho bản thân. Hay đó là cách mà bạn được tiếp xúc với nhiều chuyên gia, người có kinh nghiệm đi trước về công việc giúp món ăn tạo ra có sự hấp dẫn thực khách. 

Hy vọng với những thông tin về mô tả công việc đầu bếp sẽ giúp bạn có những kiến thức tốt nhất để chuẩn bị cho bản thân khi nắm bắt cơ hội việc làm trong tương lai. Đặc biệt bạn có thể lựa chọn viecday365.com để ứng tuyển cho bản thân một công việc theo mong muốn và đáp ứng đủ về các yêu cầu được đặt ra về hồ sơn xin việc hoàn chỉnh.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2894 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT