Kiểm tra hành chính là gì? Tổng quan về kiểm tra hành chính
Theo dõi viecday365 tạiQuá trình quản lý nhà nước không thể thiếu việc kiểm tra hành chính. Vậy việc kiểm tra hành chính là gì ? Những quy định hiện hành trong kiểm tra hành chính là gì và thực trạng của hoạt động quản lý nhà nước này ? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết này nhé.
1. Kiểm tra hành chính là gì ?
1.1. Định nghĩa Kiểm tra hành chính
Kiểm tra hành chính là gì ?
Kiểm tra là việc so sánh quá trình giữa những chỉ tiêu hoặc tiêu tiêu trong kế hoạch đề ra so với kết quả thực tế đã đạt được trong một khoảng thời gian quy định
Hành chính là việc các hoạt động được thực hiện dưới quyền kiểm soát của bộ máy nhà nước để đảm bảo pháp luật được thực thi một cách thường xuyên và liên tục
Như vậy, kiểm tra hành chính là việc so sánh, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý hành chính nhà nước nhằm mục đích xem xét hoạt động đó có phù hợp với pháp luật hay không. Từ đó có biện pháp nhằm cải thiện và khôi phục sự phù hợp đó.
1.2. Đặc điểm kiểm tra hành chính
Để tìm hiểu về kiểm tra hành chính, ta cần phải biết đặc điểm của kiểm tra hành chính là gì để có thể hình dung rõ hơn về hoạt động này
Việc kiểm tra hành chính tác động trực tiếp đến lợi ích và quyền của người dân. Kiểm tra hành chính được tạo ra nhằm tạo ra trật tự an toàn cho người dân. Đồng thời hoạt động này cũng thể hiện trách nhiệm của nhà nước với nhân dân, tạo cơ sở và điều kiện để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng và nhức nhối trong đời sống của nhân dân, đảm bảo quyền bình đẳng và phục vụ nhân dân 1 cách tốt nhất
Việc kiểm tra hành chính thể hiện rõ quyền lực của nhà nước. Các cơ quan chức năng có quyền áp dụng các biện pháp kiểm tra bất cứ thời gian nào trong ngày. Đồng thời, trước khi kiểm tra hành chính, lực lượng chức năng cũng không cần phải báo trước bằng văn bản hay bất kỳ hình thức nào khác. Nhờ việc kiểm tra giấy tờ, các lực lượng chức năng mới có các biện pháp phù hợp nhằm mục đích đảm bảo an ninh trật tự trị an, ngăn ngừa tội phạm. Việc các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra hành chính vào ban đêm là việc xảy ra thường xuyên do tính chất của công việc, học hành khiến người dân không thể có mặt vào giờ hành chính. Một số ví dụ điển hình có thể kể đến như: kiểm tra nơi cư trú, kiểm tra các phương tiện giao thông,.v..v
Là sự biểu hiện trình độ văn hoá, mức độ văn minh của nền hành chính. Một văn bản pháp luật sẽ không được thực thi khi không có thủ tục kiểm tra. Thể hiện sự nhận thức đúng đắn trong hoạt động quản lý nhà nước
Như vậy, kiểm tra hành chính làm tăng khả năng gắn kết giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức, người dân, là một tiêu chí để đánh giá chất lượng và quá trình quản lý, làm cho nhà nước ta thực sự là “Nhà nước của dân, do dân và vì dân.”, góp phần vào quá trình xây dựng và triển khai luật pháp.
2. Quy định về việc kiểm tra hành chính
Bên cạnh việc hiểu khái niệm, đặc điểm kiểm tra hành chính là gì, chúng ta cần nắm được đối tượng, thẩm quyền và yêu cầu đối với hoạt động này
2.1. Đối tượng kiểm tra hành chính
Việc kiểm tra hành chính nhắm đến đối tượng
Các cơ quan Nhà nước
Các tổ chức kinh tế quốc doanh, hợp doanh,
Tập thể và cá thể,
Các hộ gia đình, các nhà trọ, khách sạn , các phương tiện dùng làm chỗ ở (tàu, thuyền, xe,…) có xác định là có dấu hiệu vi phạm pháp luật về kinh tế, văn hoá xã hội
Đọc thêm: Administrative Assistant là gì
2.2. Thẩm quyền kiểm tra hành chính
Ra quyết định kiểm tra hành chính: Ủy ban nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân quận (huyện). Người chịu trách nhiệm ký quyết định này là chủ tịch hoặc phó chủ tịch. Cần phải hiểu rõ quyết định kiểm tra hành chính là gì, từ đó xem xét các đề nghị văn bản của uỷ ban nhân dân cấp dưới đề nghị. Nghiêm cấm các trường hợp kỹ sẵn các quyết định kiểm tra
Cơ quan cán bộ được giao trách nhiệm kiểm tra hành chính: Thực hiện đúng pháp luật và chịu trách nhiệm bất cứ vấn đê gì liên quan tới kết quả của cuộc kiểm tra
Cơ quan cán bộ kiểm tra có quyền yêu cầu các đối tượng xuất trình giấy tờ, sổ sách theo quy định Nhà nước, đưa đi xem xét nơi kiểm tra, đối chiếu hoá đơn, chứng từ tuỳ vào tình hình và căn cứ để có thể phát hiện sai trái vi phạm
Trước khi kiểm tra hành chính phải đọc cho đối tượng bị kiểm tra nghe quyết định kiểm tra hành chính là gì và yêu cầu họ chấp hành nghiêm chỉnh
Trong quá trình kiểm tra, nếu các đối tượng bị kiểm tra không chấp hành hoặc có hành vi khúng cự, hành hung thì cán bộ hoặc người phụ trách kiểm tra hành chính được pháp sử dụng các biện pháp cưỡng chế theo pháp luật
Khi kiểm tra hành chính cần có đại diện các cơ quan (UBND phường, xã, tổ dân phố) cùng đi
Không được phép lợi dụng việc kiểm tra hành chính nhằm gây phiền hà, yêu sách, khám xét tràn lan không đúng đối tượng đối với nhân dân
Cơ sở, tập thể, cá nhân nếu không đồng ý kiểm tra có cần phải biết cơ quan kiểm tra hành chính là gì để từ đó ra quyết định khiếu nại đúng đối tượng
2.3. Yêu cầu trong hoạt động kiểm tra hành chính
Phù hợp với các thủ tục hành chính và các quy định có liên quan đến các thủ tục được kiểm tra, rà soát, phục vụ mục tiêu về quản lý nhà nước cũng như tạo cơ sở cho việc phát triển tình hình kinh tế - xã hội, đảm bảo tính hợp pháp, đồng bộ, hiệu quả
Công khai, minh bạch
Không rườm rà, tiết kiệm thời gian và chi phí của các cá nhân, tổ chức và cơ quan hành chính nhà nước
Bảo đảm quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện
Người kiểm tra hành chính phải là người được đào tạo bài bản chuyên môn trong các lĩnh vực công tác, là người nhận thức rõ được bản chất và vai trò của kiểm tra hành chính là gì để khi thực hiện thái độ và cách cư xử của họ bộc lộ được sự tận tình và hết trách nhiệm
3. Thực trạng của công tác kiểm tra hành chính hiện nay tại Việt Nam
3.1. Ưu điểm kiểm tra hành chính
Các chủ thể có thẩm quyền đã thực hiện việc tuân thủ các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục trong hoạt động kiểm tra hành chính một cách chặt chẽ, nhằm đảm bảo tính pháp lý của vấn đề. kiểm tra hành chính là gì. Hoạt động kiểm tra hành chính đã có những kết quả quan trọng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý các cấp, các ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo
Phần lớn cán bộ thanh tra kiểm tra hành chính đều có trình độ đại học trở lên và được đào tạo cơ bản và bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn về hành chính. Họ đều là những người có kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động này và luôn chủ động xử lý, hiểu được tầm quan trọng của việc hoàn thành nhiệm vụ được giao
Gíao dục người dân ý thức chấp hành pháp luật thông qua việc truyền tải vai trò kiểm tra hành chính là gì từ đó đưa nền kinh tế xã hội phát triển và đất nước trở nên văn minh hơn
Phòng ngừa và phát hiện xử lý các hành vi vi phạm pháp luật (buôn lậu, hàng giả, vi phạm luật giao thông,..), giúp các cơ quan tổ chức cá nhân được bảo vệ cũng như quyền cũng như lợi ích hợp pháp của các đối tượng này
3.2. Nhược điểm kiểm tra hành chính
Bên cạnh những ưu điểm của kiểm tra hành chính thì nhược điểm của kiểm tra hành chính là gì?
Nhiều đối tượng khi bị kiểm tra hành chính có dấu hiệu rời khỏi nơi đang bị khám, hoặc những thành viên trong gia đình, hàng xóm láng giềng tự trao đổi báo tin với nhau
Nhiều cơ quan, cán bộ được giao nhiệm vụ kiểm tra hành chính có thái độ không tốt và những hành vi ứng xử không phù hợp với người dân. Điều này khiến người dân vô cùng bất bình, một số không hợp tác kiểm tra hành chính cũng vì thái độ không đúng của cán bộ tới kiểm tra. Nghiêm cấm việc công an coi thường người dân như tội phạm và không được phép quát nạt, lớn tiếng, hống hách, luôn phải có những tác phong đúng đắn thể hiện sự chuẩn mực của một cán bộ. Những hành vi không đúng như việc lớn tiếng, cãi nhau hay tệ hơn là nhổ nước bọt vào người dân hay đập phá cửa đều không đúng, vi phạm hoàn toàn đạo đức người công an nhân dân
Hiện nay, có một bộ phận các cán bộ cảnh sát giao thông lợi dụng việc kiểm tra hành chính nhằm trục lợi và có ý đồ xấu với người dân. Điều này đã gây bức xúc không hề nhỏ trong cộng đồng dư luận. Cụ thể như việc cảnh sát giao thông rút chìa khoá xe, điều này hoàn toàn không có trong quyền hạn của một cảnh sát giao thông khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra hành chính bởi lẽ quyền hạn của cảnh sát giao thông chỉ được phép dừng các phương tiện, kiểm soát giấy tờ tuỳ thân của người điều khiển phương tiện. Như vậy nếu chỉ dựa vào việc kiểm tra hành chính mà cảnh sát giao thông thực hiện việc rút chìa khoá phương tiện thì là không đúng quy định và người bị kiểm tra hành chính hoàn toàn có quyền khiếu nại hoặc tố cáo hành vi vi phạm
Việc kiểm tra hành chính theo cách thức nào cũng chưa được thông tư hướng dẫn nêu cụ thể: lục lọi nhà hay chỉ cần đứng ngoài cửa hỏi hay cần phải vào tận trong nhà kiểm tra ? Có rất nhiều trường hợp đã mạo danh, lạm dụng việc kiểm tra nơi cư trú để tiến hành làm những việc sai trái, quấy nhiễu đời sống nhân dân, cũng có hiện tượng các cán bộ có thẩm quyền đến khám nhà những chủ không mở cửa bởi lẽ lúc thì người này nói yêu cầu kiểm tra hành chính, nhưng lại có lúc nói lý do khám nhà là nghi ngờ đằng trong có người trốn lệnh truy nã. Để tránh trường hợp cán bộ có mục đích xấu hoặc mục đích không rõ ràng như vậy thì khi thực hiện việc kiểm tra hành chính nơi cư trú người dân cần phải trang bị kiến thức về những quy định kiểm tra hành chính là gì tại thông tư hoặc nghị định liên quan. Nếu không hiện tượng này sẽ vẫn còn tiếp diễn, làm ảnh hưởng không nhỏ tới người dân cũng như hình ảnh của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Vì đặc điểm của kiểm tra hành chính là công an các cấp có quyền, trách nhiệm kiểm tra được tiến hành vào bất cứ thời điểm nào và không cần báo trước nên có những đối tượng khi bị kiểm tra cư trú là công dân, hộ gia đình nửa đêm bị kiểm tra hành chính thấy rất không thoải mái và bị hàng xóm dị nghị nên đã từ chối không hợp tác. Tuy nhiên đây là việc làm có căn cứ pháp lý, nhằm thực hiện đảm bảo an ninh trật tự và yêu cầu đấu tranh chống tội phạm. Cần lưu ý rằng quy định cho phép công an kiểm tra đột xuất nhưng không có nghĩa là vào ngoài giờ hành chính lúc nửa đêm. Bởi lẽ, kiểm tra hành chính mang tính chất định kỳ, đúng ngày đúng giờ thì mới đến kiểm tra nhưng còn đột xuất thì bản chất vẫn là kiểm tra định kỳ chỉ khác là không thông báo trước. Vì vậy, ngoại trừ trường hợp tội phạm nguy hiểm đang bị truy bắt hoặc những vấn đề đang gây nhức nhối sâu sắc thì cần hạn chế hết sức có thể việc kiểm tra hành chính vào ban đêm
Những thông tin trên đã giải đáp vấn đề Kiểm tra hành chính là gì. Hãy trang bị thêm kiến thức về lĩnh vực này nhé.
6136 0