Kiểm sát viên là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm sát viên
Theo dõi viecday365 tạiBạn có bao giờ tìm hiểu xem kiểm sát viên trong mỗi phiên xét xử, họ là ai và làm nhiệm vụ gì chưa? Đừng bỏ qua bài viết dưới đây để cùng mình tìm hiểu kiểm sát viên là gì và những quyền hạn, nhiệm vụ của một kiểm sát viên như thế nào nhé.
1. Khái niệm về kiểm sát viên
Chức danh kiểm sát viên là một chức danh tư pháp nằm trong hệ thống của Viện kiểm sát nhân dân. Kiểm sát viên được bổ nhiệm theo đúng quy định của pháp luật với chức năng chính là thực hiện quyền công tố và thực hiện việc kiểm soát các hoạt động tư pháp.
Kiểm sát viên làm việc tại các Viện kiểm sát và có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được giao từ cơ quan tư pháp như buộc tội các bị cáo vi phạm pháp luật hình sự và được xét xử trực tiếp trong các phiên tòa. Vì vậy, kiểm sát viên cũng có quyền bắt giữ hay truy tố, điều tra tội phạm cùng với lực lượng công an. Khi phát hiện có nghi ngờ về kết quả điều tra nào đó, kiểm sát viên có thể thực hiện điều tra lại và hủy bỏ bản án điều tra cũ.
Mục tiêu quan trọng nhất của một kiểm sát viên là phải hạn chế tối đa và phát giác nhanh chóng những sai phạm xảy ra trong các phiên xét xử, tránh việc xử sai người, sai tội.
Xem thêm: Câu trả lời hoàn hảo nhất cho viện kiểm sát là gì?
2. Nhiệm vụ, quyền hạn
2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn chung
- Kiểm sát viên có nhiệm vụ thực hành quyền công tố, các hoạt động về tư pháp thuộc quyền quản lý của Viện kiểm sát mà mình đang làm việc. Viện trưởng Viện kiểm sát sẽ là người đưa ra yêu cầu, phân công và các kiểm sát viên có nhiệm vụ báo cáo lại với Viện trưởng.
- Mọi nhiệm vụ, hành động của mỗi kiểm sát viên đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật và thực hiện theo mọi chỉ đạo, yêu cầu từ phía Viện trưởng Viện kiểm sát nơi mình công tác.
- Kiểm sát viên cũng có quyền từ chối các nhiệm vụ được giao nếu có nghi ngờ về vi phạm pháp luật trong các nhiệm vụ đó, nếu như cấp trên vẫn chỉ đạo thực hiện thì kiểm sát viên có thể gửi công văn lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên trực tiếp để theo dõi và xử lý.
- Kiểm sát viên phải luôn tỉnh táo và từ chối tiến hành các tố tụng hoặc thay đổi đối với các trường hợp được pháp luật tố tụng đã quy định rõ ràng.
2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể
- Mỗi kiểm sát viên có thể tiến hành khởi tố và kiểm soát tất cả các hoạt động điều tra hay việc lập hồ sơ vụ án của các Cơ quan thực hiện điều tra.
- Kiểm sát viên đưa ra yêu cầu điều tra đối với những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, sau đó thực hiện lần lượt các công việc như triệu tập điều tra, điều tra xét hỏi bị cáo, lấy lời khai của các đối tượng như người bị hại, người làm chứng và những người liên quan khác đến hành vi vi phạm pháp luật đó.
- Thực hiện và kiểm soát công việc bắt, tạm giữ, tạm giam đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật. Kiểm sát viên phải điều tra, có chứng cứ xác thực trước khi ra lệnh bắt giữ hay tạm giam đối tượng.
- Kiểm sát viên có nhiệm vụ thực hiện các công việc trong phiên tòa như thay mặt Viện kiểm sát đọc cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát đối với vụ án; đưa ra các chứng cứ xác thực từ việc điều tra của Viện kiểm sát để thực hiện luận tội đối tượng; tham gia tranh luận, đóng góp ý kiến cùng với những người đang tham gia tố tụng.
- Kiểm sát viên cũng là người phải đảm bảo mọi hoạt động trong phiên tòa xét xử tuân theo đúng quy định của pháp luật; kiểm soát quá trình xét xử cũng như quá trình thi hành án và đưa ra quyết định cuối cùng từ phía Viện kiểm sát.
Ngoài các nhiệm vụ kể trên, kiểm sát viên cũng có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Viện trưởng viện kiểm sát và đảm bảo các nhiệm vụ không trái pháp luật. Ngoài các quy định cụ thể trong Bộ luật tố tụng hình sự và Bộ luật tố tụng dân sự thì các kiểm sát viên phải là những người luôn có trách nhiệm thực hiện mọi quy định đúng với pháp luật.
2.3. Trách nhiệm của kiểm sát viên
- Kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, nếu có hành vi vi phạm pháp luật sẽ chịu hình phạt, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
- Kiểm sát viên trong khi thực hiện nhiệm vụ mà gây ra các tổn thất thì Viện kiểm sát nơi người đó công tác sẽ chịu trách nhiệm bồi thường và kiểm sát viên đó phải có trách nhiệm bồi hoàn lại cho Viện kiểm sát nơi mình công tác.
- Các bí mật về nhà nước và nơi công tác phải được tuyệt đối giữ bí mật.
- Kiểm sát viên phải có thái độ tôn trọng nhân dân, gương mẫu trong việc thực hiện pháp luật, Hiến pháp, tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân.
- Kiểm sát viên cũng luôn phải nâng cao ý thức rèn luyện, trau dồi các kỹ năng nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn để nâng cao hiệu quả xét xử cho các Viện kiểm sát.
Xem thêm: Mức học phí trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đầy đủ, chính xác nhất
3. Những yêu cầu cần có để trở thành kiểm sát viên
- Yêu cầu đầu tiên của một kiểm sát viên phải là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị phải vững vàng và kiên định với con đường CNXH của đất nước.
- Kiểm sát viên phải là những người đã tốt nghiệp Đại học chính quy chuyên ngành Luật, có các kiến thức chuyên môn và kiến thức về xã hội, pháp luật sâu sắc.
- Kiểm sát viên là những người đã có kinh nghiệm trong nghiệp vụ kiểm sát và có thời gian công tác tại các cơ quan pháp luật hoặc các cơ quan liên quan khác.
- Các kiểm sát viên được yêu cầu phải có sức khỏe tốt để đảm bảo được các nhiệm vụ được giao phó trong thời gian làm việc.
4. Các bước để trở thành một kiểm sát viên
Bước 1: Để trở thành một kiểm sát viên thì yêu cầu đầu tiên bạn phải là một cử nhân tốt nghiệp ngành Luật hoặc các chuyên ngành liên quan trực tiếp.
Bước 2: một ứng viên cho vị trí kiểm sát viên cần là những người đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát. Bạn có thể học các nghiệp vụ kiểm sát thông qua các khóa đào tạo nghiệp vụ.
Bước 3: Tham gia thi tuyển công chức ngành Kiểm sát theo đúng các quy định của Pháp luật và của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Tùy vào tình hình nhân sự thì hàng năm các Viện kiểm sát cũng sẽ có những tiêu chí tuyển dụng kiểm sát viên khác nhau. Các thông tin về thi tuyển sẽ được thông báo trên các trang thông tin trực tuyến của Viện kiểm sát. Các ứng viên thi tuyển cũng cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện đã được yêu cầu và có nêu rõ trong thông báo.
Bước 4: Tham gia thi tuyển kiểm sát viên
Sau khi đăng kí dự thi bạn sẽ được tham gia kì thi tuyển theo đúng quy trình đã quy định của Pháp luật.
Bước 5: Chính thức trở thành kiểm sát viên
Sau thi kết thúc kì thi tuyển, ứng viên đạt đủ điểm sẽ chính thức trở thành kiểm sát viên mới.
Trên đây là các thông tin viecday365 cung cấp nhằm giúp bạn hiểu được kiểm sát viên là gì cũng như quyền hạn, trách nhiệm của kiểm sát viên như thế nào.
1818 0