Khái niệm về dân chủ và chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta
Theo dõi viecday365 tạiChúng ta dều biết dân chủ là quyền lợi của mỗi công dân nhưng không phải ai cũng biết dân chủ thực sự là như thế nào để có thể đảm bảo được quyền lợi của mình nhiều nhất. Sau đây mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu khái niệm về dân chủ và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay nhé.
1. Khái niệm dân chủ
Dân chủ hay còn được hiểu là chế độ dân chủ. Theo đó, với những quốc gia theo chế độ dân chế tức là trong nhà nước đó, toàn bộ quyền lực sẽ thuộc về nhân dân, do nhân dân thực hiện hoặc ủy quyền cho cho những đại diện do nhân dân bầu ra, mọi vấn đề của quốc gia đưa ra đều phải có mục đích chung là hướng vào nhân dân.
Có 2 loại dân chủ trên thế giới hiện nay là dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Dân chủ tư sản ra đời khi các cuộc cách mạng tư sản ở Châu Âu dành được những thắng lợi nhất định. Đại đa số những nước theo chế độ dân chủ tư sản đều là những nước được các giai cấp tư sản thống trị, dân chủ chỉ dành cho tư sản, dân chủ chỉ dành cho số ít của xã hội chứ không phải một nền dân chủ hoàn toàn triệt để. Bên cạnh đó, dân chủ xã hội chủ nghĩa được xây dựng ở những đất nước đã giành được chiến thắng ở các cuộc cách mạng dân tộc, đã phải đấu tranh để dành lại được độc lập, tự do từ các nước đi xâm chiếm. Đặc trưng lớn nhất của xã hội chủ nghĩa là để nhân dân tham gia vào mọi lĩnh vực, hoạt động của đất nước. Mục tiêu của nền dân chủ xã hội là xóa bỏ hoàn toàn các chế độ bóc lột, phân chia giai cấp và để nhân dân được hoàn toàn bình đẳng với nhau.
Ở Việt Nam, nhà nước đã xác định nước ta là một nước dân chủ xã hội chủ nghĩa tức là mọi quyền lực đều thuộc về mọi người dân, đặc biệt là trong vấn đề bầu cử ra những người lãnh đạo đất nước đều phải được lấy ý kiến từ nhân dân. Chế độ ấy bảo vệ quyền con người của mọi nhân dân, giúp nhân dân tham gia trực tiếp vào việc đưa ra những quyết sách của đất nước, đảm bảo những quyền lợi chính đáng của nhân dân, xây dựng một xã hội bình đẳng và văn minh.
Xem thêm: Việc làm trợ lý luật sư
2. Các đặc điểm của dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta
- Dân chủ xã hội chủa nghĩa là hình thức mà mọi quyền hành của đất nước đều dựa trên ý kiến của nhân dân, hệ thống chính trị của đất nước cũng phải do người dân đã đủ tuổi trưởng thành xem xét và bầu ra những người đại diện uy tín nhất. Nhân dân được tham gia vào mọi vấn đề, quyết sách của đất nước.
- Mọi nhân dân đều có quyền được ứng cử vào các vị trí của nhà nước khi đã đủ tuổi ứng cử, trực tiếp tham gia công tác chính trị, xã hội, đóng góp ý kiến để xây dựng đất nước.
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên các nguyên tắc về khoan dung, thỏa hiệp và hợp tác giữa nhà nước với nhân dân.
- Chức năng chính của dân chủ là phải bảo vệ được quyền tự do của con người như tự do sinh sống, tự do tôn giáo, tự do đi lại,… đảm bảo mọi hành động đều phải hướng tới lợi ích chung của dân tộc.
- Con người trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có quyền được pháp luật bảo vệ, có quyền được tự bảo vệ chính đáng cho bản thân, có quyền được tố cáo những sai phạm hay bất công trong xã hội.
- Nhà nước có trách nhiệm xây dựng hệ thống các quyền, chính sách hay các thiết chế để đảm bảo quyền con người, đặc biệt với những nhóm người yếu thế như trẻ em, phụ nữ, người già, người khuyết tật,...
- Xây dựng một chế độ nhà nước pháp quyền, nhân dân phải biết thượng tôn pháp luật là trách nhiệm cơ bản nhất, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trên cả 3 mặt là xây dựng hệ thống pháp luật, thực hiện theo đúng pháp luật và bảo vệ pháp luật một cách triệt để.
Xem thêm: Kiến thức cơ bản mọi công dân cần biết về thể chế chính trị
Các ví dụ về dân chủ của nước hiện nay đã được thể hiện qua những hình thức như:
- Công dân đủ 18 tuổi có quyền được đi bầu cử, đủ 21 tuổi được quyền ứng cử vào Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp.
- Trưng cầu ý kiến của người dân trước khi đưa ra những thay đổi, bổ sung các chính sách, thông tư của nhà nước.
- Mọi sai phạm của cán bộ đều phải kiểm điểm trước nhân dân và thực hiện xử phạt theo đúng quy định của pháp luật
- Các cơ quan, tổ chức nhà nước luôn phải công khai minh bạch toàn bộ các khoản thu chi với nhân dân.
- Mọi công dân đều có quyền bình đẳng trước pháp luật và thực hiện mọi trách nhiệm trước pháp luật.
3. Các vấn đề về dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
- Nước ta đang tron giai đoạn hoàn thiện và phát huy tối đa vai trò của chủ nghĩa xã hội. Các chính sách về dân chủ còn non yếu hoặc chưa triệt để. Chúng ta cần bám sát sâu hơn các chính sách nhằm đảm bảo quyền lợi của nhân nhân, bảo vệ nhân dân bằng pháp luật hiện hành. Một số vấn đề về pháp luật vẫn chưa thực sự triệt để như việc công dân có quyền tố cáo khiếu nại nhưng các quy trình tố cáo, khiếu nại vẫn còn lòng vòng, các bước tiếp nhận và giải quyết vẫn mất quá nhiều thời gian của nhân dân, không đem lại hiệu quả.
- Trong giai đoạn hội nhập và phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0, mọi người dân đều rất dễ bị tiếp cận với những luồng tin, thông tin sai trái, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc. Nhà nước cần đưa ra các chính sách quyết liệt hơn để ngăn chặn những thông tin như vậy, thay đổi cách tuyên truyền, giáo dục đến người dân để người dân có được nhận thức đúng đắn nhất. Sử phạt làm gương với những trường hợp đưa thông tin sai phạm, gây hoang mang cho người dân.
- Để nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có thể phát triển hơn nữa còn phải phụ thuộc vào những yếu tố như kinh tế, giáo dục, văn hóa,… của mỗi quốc gia. Kinh tế phát triển đất nước mới có tiềm lực để hoàn thiện hơn về bộ máy, đầu tư hơn vào những quyết sách của quốc gia; Giáo dục, văn hóa phát triển là điều kiện để người dân tiếp nhận được đúng đắn nhất về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, hình thành được nhận thức, lối sống cho nhân dân.
Xem thêm: Việc làm công chức viên chức
- Cần phải tiếp tục mở rộng dân chủ ở tất cả các ngành, các cấp trong bộ máy nhà nước, các cơ quan, đoàn thể, trường học… bằng cách tuyên truyền và hình thức nhận thức mạnh mẽ về những quy chế, thiết chế của dân chủ xã hội chủ nghĩa với toàn nhân dân.
- Xây dựng và hoàn thiện toàn bộ Luật trưng cầu dân ý bởi đây là một trong những văn bản pháp lý hữu hiệu nhất trong việc phát huy dân chủ trong toàn dân. Chỉ có như vậy mọi quyết sách, quy định của nhà nước đưa ra mới thực sự đảm bảo được việc hoàn toàn dựa theo ý chí, nguyện vọng của nhân dân và đảm bảo việc nhân dân sẽ thực hiện tất cả các chính sách đã thông qua một cách hiệu quả nhất.
Trên đây là tất cả các thông tin để làm rõ khái niệm về dân chủ cũng như chế độ dân chủ xã hội nghĩa ở nước ta. Hy vọng các thông tin sẽ thực sự hữu ích với các bạn nhé.
3403 0