Khám phá đầy đủ nhất công việc của Executive Producer là gì?

Theo dõi viecday365 tại
Trương Ngọc Lâm tác giả viecday365.com Tác giả: Trương Ngọc Lâm

Ngày đăng: 17-07-2024

Chắc chắn rằng không ít lần bạn đã tự hỏi làm sao để có những thước phim đẹp mỹ nhiều trên TV, họ đã sản xuất như thế nào? Đó chính là sự đóng góp không hề nhỏ của Executive Producer. Vậy thì công việc Executive Producer là gì?

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Viết Cv online

1. Executive Producer - Họ là ai?

Executive Producer là từ dùng để chỉ giám đốc sản xuất, chịu trách nhiệm chính và quan trọng nhất cung cấp, duy trì và đảm bảo vấn đề tài chính trong các bộ phim, chương trình truyền hình, gameshow giải trí hay các chương trình thể thao, âm nhạc,... 

Executive Producer có thể huy động nguồn vốn từ các công ty bên ngoài có tài chính độc lập, thông qua một hãng phim bất kỳ hoặc chính Executive Producer là người bỏ vốn ra đầu tư cho dự án đấy.

Giám đốc sản xuất của một bộ phim
Giám đốc sản xuất của một bộ phim

Chung quy, tất cả việc làm của Executive Producer sẽ là người đảm bảo đủ ngân sách cho dự án, kế hoạch, chương trình, bộ phim diễn ra hoàn tất và suôn sẻ.

Bên cạnh đó, Executive Producer còn là cầu nối mật thiết kết nối liên lạc giữa bên đầu tư, tài trợ và những người chịu trách nhiệm sản xuất dự án hay giám đốc hậu kỳ. 

Nói một cách chi tiết hơn, nếu có một công ty hoặc hãng phim đồng ý làm nhà tài trợ cho dự án phim ảnh hoặc các chương trình truyền hình thì Executive Producer sẽ đóng vai trò là giám đốc điều hành và là một nhân viên cấp cao.

Xem thêm: Việc làm production manager

2. Trách nhiệm của Executive Producer

2.1. Giai đoạn trước khi sản xuất

Ở giai đoạn tiền sản xuất, khi dự án chưa đóng máy thì Executive Producer sẽ phải đau đầu để suy nghĩ và tìm kiếm các nhà đầu tư tài trợ phù hợp với chương trình, dự án hay bộ phim sắp sản xuất. Cụ thể:

- Kêu gọi các nhà tài trợ: Executive Producer có trách nhiệm đảm bảo kinh phí, ngân sách cho hoạt động vì vậy đây là người trực tiếp tìm kiếm liên hệ với các nhà đầu tư, tìm nguồn tài trợ thông qua các công ty hoặc cá nhân có tiềm lực. Ví dụ công ty đầu tư sản xuất phim, các doanh nghiệp muốn hỗ trợ truyền thông qua dự án,..

- Lập báo cáo: Khi đã hoàn tất tìm kiếm nhà đầu tư cũng như nhận được khoản kinh phí từ các nguồn tài trợ thì Executive Producer phải lập báo cáo ngân sách một cách chi tiết, thống kê các hoạt động đã, đang và sẽ chi. 

Sau đó trình bày tới nhà đầu tư để thông báo cho họ biết tình hình thực hiện dự án, sẽ lời lãi bao nhiêu, hiệu quả ước tính là như nào, lợi nhuận trong tương lai kiếm được và chỉ khi nhà đầu tư thấy có tiềm năng và tính khả thi thì họ mới phê duyệt đầu tư.

Trình bày ngân sách
Trình bày ngân sách

- Ngay khi được phê duyệt bản báo cáo ngân sách, Executive Producer sẽ phải đi thuê nhà sản xuất để tiến hành dự án. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp khác, nhà sản xuất đã có từ trước thì Executive Producer phải thuê nhà sản xuất điều hành dự án.

- Ngoài ra Executive Producer cũng sẽ trực tiếp phê duyệt các báo cáo ngân sách nhỏ từ nhà sản xuất trong quá trình thực hiện. Và khi đó thì tùy vào kinh phí được đề xuất thì Executive Producer sẽ kêu gọi thêm các khoản đầu tư khác.

Nhìn chung trong giai đoạn khởi đầu này thì lượng công việc và trách nhiệm của Executive Producer nhiều hơn so với các giai đoạn sau.

Xem thêm: Việc làm giám đốc sản xuất

2.2. Giai đoạn sản xuất dự án

Trong giai đoạn tiếp theo khi mà dự án đã bắt đầu được thực hiện thì có vẻ khối lượng công việc của Executive Producer được giảm đi đáng kể. Họ sẽ có trách nhiệm ở hai mảng chính đó là đảm bảo hình ảnh thương hiệu và kiểm soát, giám sát quá trình làm dự án.

Về trách nhiệm đảm bảo hình ảnh thương hiệu, Executive Producer sẽ phải luôn đảm bảo các giá trị liên quan đến hình ảnh thương hiệu của hãng phim hay doanh nghiệp đầu tư và tuyệt đối không làm mất đi giá trị thương hiệu này. Đồng thời thông qua dự án, giá trị tầm vóc và hình ảnh thương hiệu của được lồng ghép khéo léo nâng cao hình ảnh doanh nghiệp.

Trong quá trình tiến hành sản xuất dự án, Executive Producer phải giám sát các hoạt động được diễn ra đúng như lộ trình, bên cạnh đó cũng giải quyết các vấn đề phát sinh. 

Giám sát quá trình
Giám sát quá trình

Mặc dù giám sát không phải là trách nhiệm chính của một Executive Producer nhưng nhằm mục đích hoàn tất dự án thì các Executive Producer luôn sẵn lòng vui vẻ thực hiện và hợp tác.

Việc làm product specialist

2.3. Giai đoạn hoàn tất dự án

Cuối cùng là giai đoạn hậu kỳ, đây cũng có thể coi là giai đoạn mà Executive Producer nhàn rỗi khi có thể bắt đầu tập trung chuyển sang một dự án khác.

Kiếm tra hoàn tất
Kiếm tra hoàn tất

Trách nhiệm của Executive Producer là kiểm tra hoàn tất dự án. Executive Producer sẽ đưa ra các nhận xét đánh giá và đề xuất điều chỉnh thích hợp trước khi đưa sản phẩm ra mắt với công chúng.

Xem thêm: Việc làm báo chí truyền hình

3. Những kỹ năng cần thiết để trở thành Executive Producer

Có thể thấy Executive Producer có vai trò cực kỳ quan trọng và là người hùng thầm lặng đằng sau những thước phim. Và trước khi có thể là một Executive Producer chuyên nghiệp thì bạn phải đảm bảo đạt được những kỹ năng sau:

3.1. Kiến thức trong lĩnh vực sản xuất

Trong bất kỳ một ngành nghề nào thì kiến thức chuyên môn luôn là nền tảng cơ bản và vững chắc, tạo lập nền móng cho con đường phát triển của bạn. Và đặc biệt, trong lĩnh vực điện ảnh sản xuất thì yếu tố này là điều kiện tiên quyết trước khi bạn muốn trở thành Executive Producer chuyên nghiệp.

Bạn phải có chuyên môn về sản xuất phim nhạy bén trong vấn đề kinh doanh và am hiểu sâu rộng thị trường mà mình đang theo đuổi nhằm mục đích định hướng và tạo ra các sản phẩm riêng biệt gây ấn tượng với khán giả theo cách riêng của chính mình. Từ những điểm nhấn đó, Executive Producer có thể lựa chọn và tìm ra được nhà sản xuất phù hợp với bộ phim, dự án của mình.

3.2. Mối quan hệ

Hiển nhiên, muốn tìm được một hay nhiều nhà đầu tư cho dự án của mình thì bạn phải xây dựng được thật nhiều mối quan hệ làm ăn, tạo dựng mối liên kết của bạn với họ. 

Đồng thời, Executive Producer cũng nên có sự tương tác giao lưu và gắn kết với những người nổi tiếng, ca sỹ, diễn viên điện ảnh, hoa hậu người mẫu,... Để khi bạn tiến hành hoạt động dự án của mình thì dễ dàng mời sự tham gia và xuất hiện của họ, và đây sẽ là điểm nhấn thu hút giới truyền thông công chúng.  Dự án của bạn sẽ tạo được tiếng vang, đem lại hiệu quả doanh thu và truyền thông tích cực.

Những kỹ năng của Executive Producer
Những kỹ năng của Executive Producer

Xem thêm: Cách viết mục tiêu nghề nghiệp báo chí truyền hình gây ấn tượng

3.3. Kỹ năng lãnh đạo

Executive Producer đóng vai trò là người khai máy dự án và kiểm soát các hoạt động nên kỹ năng lãnh đạo đội ngũ nhân viên là yếu tố hết sức cần có. Bởi lẽ chỉ khi Executive Producer có tiếng nói và tạo ra uy lực tín nhiệm đối với nhân viên thì đảm bảo tốt nhất tính tập trung làm việc, hiệu quả và năng suất thực hiện công việc cao hơn.

Hơn nữa, người sản xuất điều hành cũng cần quyết định về ngân sách và phê duyệt các khoản chi, vì vậy họ phải hành động một cách quyết đoán, cẩn trọng và chính xác trong mọi quyết định.

3.4. Kỹ năng giao tiếp

Nếu muốn trở thành Executive Producer chuyên nghiệp thì giao tiếp thật sự quan trọng. Bạn phải thuyết trình trước các nhà đầu tư, kêu gọi và thuyết phục họ bỏ vốn cho dự án của mình đồng thời phải tìm được nhà sản xuất phù hợp, thuyết phục người đó tham gia vào đội ngũ của mình.

Trau dồi giao tiếp
Trau dồi giao tiếp

Bên cạnh đó, Executive Producer cũng phải trò chuyện, kết nối với đội ngũ làm phim để tạo động lực và thúc đẩy năng suất làm việc. Bởi vậy, kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mà Executive Producer phải trau dồi và rèn luyện tốt.

3.5. Giải quyết vấn đề

Trong quá trình làm việc cũng như khi dự án đang được tiến hành thì chắc chắn sẽ có những vấn đề phát sinh như nhân viên ốm không tham gia được, ngân sách thiếu hụt, nhà đầu tư bỏ vốn,... Yêu cầu Executive Producer phải có tâm thế bình tĩnh đánh giá nhìn nhận sự việc để đưa ra phương án điều chỉnh tốt nhất đồng thời trấn an tư tưởng của nhân viên.

Trên đây là những miêu tả khách quan nhất về công việc Executive Producer là gì, viecday365.com hy vọng bạn đã tìm được lối đi và sự lựa chọn cho chính mình qua bài viết này.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1326 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT