Đơn khiếu nại là gì và những thông tin pháp lý liên quan
Theo dõi viecday365 tạiKinh tế xã hội ngày càng phát triển, dân trí nâng cao việc hiểu biết về pháp luật là điều cần thiết. Trong đó quyền khiếu nại là quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo vệ và ghi nhân trong hiến pháp – văn bản pháp luật tối cao. Để thực hiện quyền của mình, bạn cần gửi đề nghị lên cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để giải quyết thông qua một loại văn bản, gọi là đơn khiếu nại. Dưới đây là những hiểu biết về đơn khiếu nại là gì và thông tin pháp lý liên quan.
1. Khái quát về đơn khiếu nại
Khiếu nại có thể hiểu theo nghĩa phổ thông là việc nhân dân tìm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để báo cáo và yêu cầu giải quyết những bất bình liên quan đến hành chính.
Tuy nhiên, đây là một trong những quyền cơ bản của công dân. Nhận thấy tầm quan trọng về quyền lợi và những hữu ích đem lại cho quá trình xây dựng và hoàn thiện hơn nữa chính quyền hiện nay cũng như cải cách hành chính. Vì vậy, khiếu nại được pháp luật hóa thành quy định nhằm nâng cao tính pháp lý và bảo vệ những quyền lợi công dân.
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại, có định nghĩa rằng: khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do pháp luật quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Qua tìm hiểu quy định có thể thấy chủ thể là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức; và mối quan hệ giữa công dân và Nhà nước trong khiếu nại. Việc thực hiện quyền khiếu nại chủ động luôn luôn là công dân - bên đi khiếu nại (trong một số trường hợp đặc biệt thì bên đi khiếu nại mới là cơ quan, tổ chức và được quy định chặt chẽ theo pháp luật) và bên bị khiếu nại là phía nhà nước. Phía đại diện nhà nước trong vai trò là bên bị khiếu nại, có thể là cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.
Đối tượng của khiếu nại là quyết định, hành vi hành chính của phía cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bên đi khiếu nại.
Đơn khiếu nại chính là một trong những hình thức thể hiện quyền khiếu nại của công dân, thể hiện ý chí của người đi khiếu nại.
Khiếu nại được coi là một trong những quyền cơ bản của công dân và cả những đơn vị cơ quan, tổ chức. Đây là một quyền mỗi người đều có và được pháp luật bảo vệ. Quyền khiếu nại được ghi nhận và khẳng định qua các Hiến pháp, được cụ thể hóa trong các văn bản về khiếu nại, tố cáo. Nó có thể áp dụng đối với cán bộ, công chức, tổ chức, đơn vị, cá nhân với điều kiện phải tuân thủ theo các quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc xem xét hay những quy định về hành chính, quyết định của cơ quan nhà nước, của người có thẩm quyền khi đã xác định được căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái với pháp luật và vi phạm về những quyền lợi và cá nhân của người muốn kiện.
Quyền khiếu nại của công dân thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân mà đối tượng thực hiện khiếu nại luôn là công dân, chịu sự tác động trực tiếp các đơn vị cơ quan hành chính nhà nước, người bị khiếu nại có thể là những chủ thể hoặc đơn vị hay cơ quan nhà nước thực hiện các công việc liên quan đến lợi ích của nhân dân.
Tất cả những cơ quan, tổ chức và mọi công dân đều có quyền khiếu nại đối với những người làm cơ quan hành chính, của cơ quan hành chính nhà nước. Có thể nói rằng, những vi phạm từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đều có thể bị xử lý và khiếu nại từ tay người dân dưới sự bảo hộ về mặt pháp lý của Luật sư có thẩm quyền được người khiếu nại chọn.
Việc làm công chức - viên chức
2. Những quy định liên quan đến khiếu nại
2.1. Nguyên tắc khiếu nại đơn
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật khiếu nại 2024 thì việc khiếu nại và giải quyết các khiếu tố tuân theo nguyên tắc khiếu nại và giải quyết khiếu nại được quy định như sau:
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải xét và giải quyết các khiếu nại theo đúng chính sách, pháp luật và thời hạn quy định; phải xử lý nghiêm minh những người vi phạm; đề ra biện pháp sửa chữa những vi phạm và bảo đảm cho quyết định của mình được thi hành nghiêm chỉnh; phải tìm nguyên nhân gây ra việc khiếu nại, tố cáo để giúp cơ quan, tổ chức hoặc nhân viên thuộc quyền sửa chữa khuyết điểm, sai lầm và cải tiến công tác.
Cơ quan, tổ chức hoặc nhân viên bị khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm thi hành kịp thời các biện pháp nhằm sửa chữa những vi phạm, theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Ngoài ra, việc giải quyết khiếu nại cần đảm bảo các yếu tố về khách quan, công khai và dân chủ. Nguyên tắc trên nhằm giúp cho các quá trình được minh bạch và tránh sự lấp liếm khiến mâu thuẫn trong nhân dân không được giải quyết triệt để.
2.2. Quyền của người viết đơn khiếu nại
Khi viết đơn khiếu nại, chủ thể viết đơn có quyền tự mình khiếu nại. Nếu trong trường hợp chủ thể khiếu nại là người chưa thành niên hay mắc những bệnh tật thì người đại diện theo pháp luật thay mặt họ thực hiện việc khiếu nại. Nếu ốm đau bệnh tật không thể đích thân khiếu nại thì được ủy quyền cho những người có mối quan hệ gần gũi như cha, mẹ, chồng, vợ,... Đại diện thực hiện khiếu nại và viết đơn khiếu nại giúp.
Người viết đơn khiếu nại có quyền nhờ sự tư vấn giúp đỡ từ luật sư để viết đơn khiếu nại, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của bản thân.
Sau khi viết đơn khiếu nại, người viết đơn khiếu nại có thể thực hiện các công việc như tham gia đối thoại trực tiếp hoặc có quyền ủy quyền theo những quy định về luật ủy quyền dân sự. Ngươi viết đơn khiếu nại được thực hiện các quyền về dân sự như đọc, sao chép, chụp ảnh tài liệu, chứng cứ để thu thập các bằng chứng thông tin làm cơ sở viết đơn khiếu nại và thực hiện khiếu nại để giải quyết theo yêu cầu.
Người viết đơn khiếu nại có quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp nhằm ngăn chặn kịp thời hậu quả ảnh hưởng đến quyền lợi của mình và Được nhận các giấy tờ văn bản, quyết định liên quan đến việc thụ lý giải quyết khiếu nại, đồng thời có quyền rút đơn khiếu nại nếu người khiếu nại không có nhu cầu khiếu nại nữa.
2.3. Nghĩa vụ của người viết đơn khiếu nại
Đi đôi với quyền thì nhà nước yêu cầu người viết đơn khiếu nại cần có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ sau nhằm đảm bảo chất lượng khiếu nại đúng người đúng lỗi, thực hiện các hoạt động khiếu nại đúng với những người có thẩm quyền giải quyết. Nghĩa vụ của người viết đơn khiếu nại chấp hành những quy định mà tòa án và đơn vị có thẩm quyền giải quyết khi khiếu nại đối tượng. Đồng thời luôn tuân thủ theo sự hướng dẫn của người đại diện pháp lý như luật sư hay những người xử lý vụ việc.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Luật khiếu nại hiện hành, người khiếu nại cần đảm bảo những nghĩa vụ sau đây:
- Gửi đơn khiếu nại đến đúng nơi hoặc người có thẩm quyền giải quyết nhằm đảm bảo giải quyết kịp thời tránh việc trả lại đơn gây mất thời gian xử lý.
- Người khiếu nại khi đã đề nghị giải quyết thì có nghĩa vụ trình bày sự việc một cách khách quan đúng sự thật và cung cấp các thông tin, tài liệu chính xác cho người giải quyết khiếu nại; có trách nhiệm với những lời khai của mình trước pháp luật.
- khi có quyết định hành chính, hành vi hành chính từ cơ quan và người có thẩm quyền về vấn đề khiếu nại trong thời gian khiếu nại, Người khiếu nại có nghĩa vụ chấp hành, đặc biệt quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật; trừ trường hợp quyết định hành chính, hành vi hành chính đó bị tạm đình chỉ thi hành theo quy định tại Điều 35 của luật này;
2.4. Thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại thuộc về ai?
Những người, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hành chính sẽ chịu trách nhiệm giải quyết khiếu nại với trường hợp khiếu nại trực tiếp và được áp quyết các biện pháp lần đầu.
Để đảm bảo các khiếu nại của công dân được xử lý hiệu quả, Pháp luật phân các cấp bậc giải quyết khiếu nại từ cơ quan cấp thấp lên cấp cao hơn hoặc khởi kiện tại tòa án nhân dân Nếu chủ thể khiếu nại không đồng ý với quyết định của cơ quan trước đó. Điều này cho thấy nhà nước quan tâm, đánh giá cao góp phần phục vụ và giải đáp tất cả các thắc mắc của người dân.
Việc làm luật - pháp lý tại Hà Nội
3. Hướng dẫn cách viết đơn khiếu nại
Đơn khiếu nại là một văn bản không phải do nhà nước ban hành nhưng có giá trị pháp lý cao. Vì vậy trong quá trình thực hiện soạn thảo, người khiếu nại cần hết sức cẩn thận cả về nội dung và hình thức với những lưu ý sau.
3.1. Nội dung cần có trong đơn khiếu nại
Nội dung là phần quan trọng nhất trong bất cứ loại đơn từ nào. Để soạn thảo đơn khiếu nại đúng chuẩn và đảm bảo thông tin, cơ sở làm căn cứ giải quyết vụ việc, đơn cần đảm bảo đầy đủ các nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm viết đơn nhằm xác định thời gian khiếu nại để xếp sắp thứ tự giải quyết
- Tên cơ quan trụ sở nộp đơn là cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
- Thông tin người khiếu nại và người bị khiếu nại gồm họ tên đầy đủ, địa chỉ và thông tin liên hệ.
- Nội dung tóm tắt vụ việc khiếu nại nhằm xác định đối tượng và mâu thuẫn cần giải quyết
- Vấn đề mà người khiếu nại khi bị xâm phạm về quyền và lợi ích hợp pháp.
- Cần cam kết và chữ ký của người khiếu nại để gắn trách nhiệm và nghĩa vụ với vấn đề khiếu nại
Ngoài ra nội dung đơn, người khiếu nại thực hiện quyền cập nhật thông tin bằng cách gửi kèm theo các chứng từ, tư liệu chứng minh việc khiếu nại là hoàn toàn chính xác.
3.2. Cách thức nộp đơn khiếu nại
Sau khi hoàn thành viết đơn khiếu nại đúng chuẩn, Người khiếu nại cần gửi đơn đến các cơ quan chức năng để báo cáo, thụ lý vụ việc tiến đến giải quyết khiếu nại. Có hai cách nộp đơn:
- Nộp đơn trực tiếp tại cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết.
- Nộp đơn theo đường bưu điện vớ địa điểm là cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết.
Người khiếu nại cần chú ý rằng cần xác định đúng đơn vị giải quyết khiếu nại để tránh trường hợp gửi sai đơn không được giải quyết; sau đó hoàn tất các thủ tục khiếu nại và chờ ngày đơn khiếu nại được xử lý và áp dụng thi hành thực hiện.
3.3. Không áp dụng giải quyết khiếu nại với các trường hợp
Khiếu nại là một quyền cơ bản của công dân nhưng để tránh sự lạm dụng và đảm bảo sự chính đáng trong các vấn đề khiếu nại, pháp luật Việt Nam và Luật Khiếu nại đã quy định rõ một số trường hợp sau đây không được khiếu nại:
- đơn khiếu nại hành chính không đúng mẫu và không theo quy định.
- Vấn đề khiếu nại trong đơn không liên quan trực tiếp đến lợi ích của cá nhân người khiếu nại.
- đơn khiếu nại của những chủ thể sau không được giải quyết: Những đối tượng bị mất hành vi dân sự nhưng lại không có người bảo hộ hay người đại diện hợp pháp; Hoặc có người đại diện thực hiện khiếu nại nhưng người này không có đủ năng lực hay tư cách hợp pháp.
- Đơn khiếu nại cần có chữ ký hoặc điểm chỉ dấu vân tay của người khiếu nại nhằm xác định người đó liên quan đến vấn đề khiếu nại. Nếu không có tức không đúng hình thức, không được giải quyết.
- không giải quyết với đơn khiếu nại thực hiện lần hai;
- Trường hợp người khiếu nại không tiếp tục thực hiện đưa đơn khiếu nại và giải quyết vụ khiếu nại mình đang thực hiện sau 30 ngày tính từ ngày có quyết định đình chỉ giải quyết.
- Những sự kiện, vụ việc đã được khiếu nại hoặc đã giải quyết thì sẽ không nằm trong những đối tượng được thụ lý khiếu nại.
Việc làm luật - pháp lý tại Hồ Chí Minh
Với những thông tin về đơn khiếu nại là gì, website viecday365.com hy vọng mang đến cho bạn kiến thức về pháp luật cùng những quyền và nghĩa vụ mà bạn được hưởng, giúp bạn đọc chủ động trong việc thực hiện quyền và bảo vệ lợi ích của mình
8268 0