Đối tác công tư là gì? Hình thức của đối tác công tư – PPP là gì?
Theo dõi viecday365 tạiĐối tác công tư là gì? Hay còn được gọi với cái tên khác là PPP, là một trong thuật ngữ được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực đầu tư xây dựng trong những năm trở lại đây. Nếu bạn là người làm việc trong lĩnh vực này thì có lẽ cũng không còn quá xa lạ với cụm từ đối tác công ty hay dự án đối tác công tư. Tuy nhiên những nội dung giúp bạn hiểu được bản chất về đối tác công tư thì chưa chắc các bạn đã nắm rõ. Để có nhiều kiến thức hơn về vấn đề này thì các bạn tham khảo bài viết nhé!
1. PPP - Đối tác công tư là gì?
Như đã chia chia sẻ đối tác công tư được xuất hiện từ rất lâu trước, được sử dụng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và có tên gọi khác là PPP - Public và Private Partner, nghĩa là đối tác công cộng và tư nhân, tuy nhiên vẫn được chúng ta gọi tắt là Đối tác công tư. Trên thực tế bất cứ một định nghĩa hay khái niệm được đưa ra để nói về một thuật ngữ kinh kế nào cũng không thể chỉ đơn giản một hai câu là các bạn có thể hiểu được. Và đối tác công tư cũng vậy, mặc dù đây là thuật ngữ kinh tế được sử dụng phổ biến để chỉ việc mà Nhà nước (có thể được Chính phủ đại diện) và Nhà đầu tư tư nhân (có thể là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp) cùng phối hợp thực hiện, dựa trên những chính sách và điều khoản đã được hai bên thỏa thuận, đồng ý và dẫn đến ký kết hợp đồng.
Có thể các bạn cũng đã biết thì trong thời gian gần đây các bạn cũng có thể thấy rằng, với điều kiện nền kinh tế của nước ta đang trong giai đoạn phát triển và thu hút được khá nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Cùng với những nhu cầu và xu hướng cải hiện, nâng cao cơ sở hạ tầng cũng chính là những cơ hội để phát triển được thêm nhiều mô hình đối tác công ty nhiều hơn. Đồng thời cũng được Nhà nước hết sức tạo điều kiện để áp dụng và đẩy mạnh ứng dụng một cách rộng rãi và thường xuyên.
2. Dự án đối tác công tư (PPP) là gì?
PPP liên quan đến việc đầu tư xây dựng thì đương nhiên những dự án đối tác công tư cũng sẽ thuộc lĩnh vực này. Cụ thể chính là việc đầu tư xây dựng, cải tạo kết cấu, vận hành - quản lý và kinh doanh công trình hạ tầng. Trong các năm gần đây còn phát triển thêm dịch vụ công trên cơ sở thỏa thuận đã được ký kết hợp đồng. Và bản chất của các dự án đối tác công tư này cũng chíng thể hiện được mối quan hệ kinh tế gắn bó, của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tư nhân với Nhà nước (Chính Phủ là cơ quan đại diện) cùng thực hiện một dự án đầu tư xây dựng.
Hoặc các bạn cũng có thể hiểu đơn giản rằng, mỗi nhà đầu tư (Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp) trúng thầu sẽ được Nhà nước (Chính Phủ) chuyển giao quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm với những mức độ tương ứng cho nhà đầu tư đó. Bởi tầm cỡ, mức độ lớn nhỏ của dự án đối tác công tư khác nhau và máy móc, thiết bị, kỹ thuật cho khối tư nhân đương nhiên cũng khác nhau.
Còn về vấn đề nguồn vốn đầu tư xây dựng, xây dựng hay cải tạo đều đã được quy định rõ, và đa phần chi phí này đều được các nhà đầu tư tư nhân tài trợ và Nhà nước sẽ chỉ tham gia cũn như đóng góp không quá 30% cho dự án đối tác công tư – dự án PPP này. Tuy nhiên cũng không phải là tất cả, mà thường là vậy, điều này đều phụ thuộc vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ đại diện cho Nhà nước.
Còn đối với hợp đồng của dự án đối tác công tư sẽ được cơ quan đại diện cho Nhà nước (Chính phủ) thực hiện nhiệm vụ thiết lập điều kiện và tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ. Điều này cũng sẽ đảm bảo được các mục tiêu về việc tối ưu hóa hiệu quả hợp tác đạt chất lượng cao. Như vậy sẽ mang lại lợi ích cho cả Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng dịch vụ.
3. Hình thức đối tác công tư là gì?
Khi nhắc đến đối tác công tư thì các bạn cũng cần phải có hiểu biết về đối tác công tư có những hình thức nào. Và nội dung ra sao, chính vì vậy các bạn đừng bỏ lỡ những nội dung được chia sẻ dưới đây nhé!
3.1. Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT)
Về bản chất của hình thức BOT này chính là loại văn bản hợp đồng đã được thỏa thuận và ký kết giữa nhà đầu tư tư nhân (cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp) với cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước để xây dựng công trình hạ tầng. Sau khi hoàn thành dự án thì nhà đầu tư sẽ có đầy đủ quyền kinh doanh công trình đó theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên sẽ có hạn định về một thời hạn nhất định; khi đã hết thời hạn có hiệu lực thì nhà đầu tư tư nhân này sẽ phải thực hiện công việc chuyển giao cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
3.2. Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO)
Bản chất của hợp đồng đối tác công tư thì có lẽ các bạn cũng đã quá rõ đó chính là biểu hiện của sự thỏa thuận và đồng ý của là nhà đầu tư tư nhân với cơ quan thẩm quyền của Nhà nước để xây dựng công trình hạ tầng. Sau khi hoàn thành dự án công trình, thì các nhà đầu tư dự án cũng chuyển giao lại cho Nhà nước và được phép kinh doanh thông qua công trình đó và cũng trong một thời hạn đã được quy định giống như BOT.
3.3. Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT)
BT là hợp đồng nhà đầu tư, tư nhân dự án (nếu có) thỏa thuận với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để triển khai công việc xây dựng công trình hạ tầng. Sau khi dự án được triển khai hoàn thành, sẽ chuyển giao cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đặc biệt là các nhà tư tư nhân sẽ nhận được các khoản thanh toán bằng trụ sở làm việc, quỹ đất, quyền kinh doanh, tài sản kết cấu hạ tầng, dịch vụ để thực hiện hoặc khai thác công trình cho dự án khác.
3.4. Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (BOO)
Là hợp đồng nhà đầu tư, tư nhân dự án thỏa thuận với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để triển khai công việc xây dựng công trình hạ tầng. Sau khi hoàn thành dự án, các nhà đầu tư tư nhân sẽ được sở hữu và kinh doanh trong một thời hạn nhất định. Khi nào thời gian hạn định đó kết thúc thì sẽ chấm dứt hoạt động của.
3.5. Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (BTL)
Là hợp đồng nhà đầu tư, tư nhân dự án thỏa thuận với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để triển khai công việc xây dựng công trình hạ tầng. Sau khi hoàn thành dự án các nhà đầu tư tư nhân sẽ chuyển giao cho cơ quan thẩm quyền đại diện cho nhà nước và các nhà đầu tư có quyền cung cấp dịch vụ trong một thời hạn đã được quy định trên cơ sở vận hành, khai thác công trình dự án đó. Đối với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện nhiệm vụ thuê dịch vụ cũng như sẽ thanh toán cho các nhà đầu tư tư nhân.
3.6. Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (BLT)
Là hợp đồng nhà đầu tư, tư nhân dự án thỏa thuận với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để triển khai công việc xây dựng công trình hạ tầng. Sau khi hoàn thành dự án, các nhà đầu tư tư nhân sẽ quyền cung cấp dịch vụ trong một thời hạn đã được quy định trên cơ sở vận hành, khai thác công trình dự án. Đối với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ phải thực hiện nhiệm vụ thuê dịch vụ cũng như thanh toán cho nhà đầu tư tư nhân. Đến khi hết thời gian đã được quy định trên thì nhà đầu tư, tư nhân sẽ phải chuyển giao công trình cho cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước.
3.7. Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (O&M)
Là hợp đồng nhà đầu tư, tư nhân dự án thỏa thuận với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để kinh doanh một phần hoặc toàn bộ công trình sau khi hoàn thành trong một thời hạn đã được quy định.
Ngoài 7 hình thức kể trên thì vẫn còn tồn tại một hình thức khác, mà ít người biết đến. Đó chính là Hợp đồng hỗn hợp, được kết hợp giữa các hợp đồng kể trên, theo đúng quy định của pháp luật.
Việc làm cầu đường tại Hồ Chí Minh
4. Nguồn vốn thực hiện dự án đối tác công tư (PPP)
Ở trên tôi cũng đã nhắc đến nội dung của phần “dự án đối tác công tư là gì?” thì tôi cũng đã nhắc đến nguồn vốn rồi, tuy nhiên các bạn cũng nên biết rằng, đối tác công tư có hai loại nguồn vốn:
4.1. Vốn chủ sở hữu
Tức là nguồn vốn được các nhà đầu tư (cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp) đóng góp để thực hiện dự án, hoặc huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau để đảm bảo đủ được nguồn vốn để thực hiện được dự án đối tác công tư. Dựa theo nội dung đã được quy định thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu của các nhà đầu tư tư nhân phải lớn hơn 15% tổng vốn đầu tư.
Nếu tổng vốn đầu tư ppp trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu sẽ được xác định:
- Từ 0 tỷ đồng đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu > 15% của phần vốn này;
- Trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu > 10% của phần vốn này;
Nhưng các bạn nên nhớ rằng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia không được cộng gộp để xác định tỷ lệ vốn chủ sở hữu.
4.2. Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án
Trên thực tế thì vốn đầu tư Nhà nước trong dự án đối tác công tư đã bao gồm vốn trái phiếu chính phủ, vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn ODA (một hình thức đầu tư nước ngoài) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài. Với nhiều mục đích sử dụng:
- Hỗ trợ xây dựng, cải thiện cũng như nâng cao chất lượng đối với dự án kinh doanh, và thu phí. Tuy nhiên những khoản thu chưa đủ để mang lại lợi nhuận hay là thu hồi vốn đầu tư;
- Chi trả cho nhà đầu tư tư nhân cung cấp các dịch vụ theo mô hình Xây dựng - Thuê (BLT) và Hợp đồng Xây dựng - Thuê (BTL), cũng như các hợp đồng tương tự khác;
- Hỗ trợ tổ chức bồi thường, xây dựng công trình phụ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng…
5. Quy trình thực hiện dự án đối tác công tư - PPP
Sau khi các bạn đã có được một lượng kiến thức chia sẻ về đối tác công tư là gì? Thì bây giờ chỉ còn một phần thông tin nữa mà các bạn không thể bỏ qua được chia sẻ dưới đây. Đó chính là quy trình thực hiện dự án ppp, cụ thể là:
- Đề xuất đầu tư của dự án đối tác công tư bởi nhà đầu tư tư nhân hoặc Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Trong 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, sẽ Thẩm định và phê duyệt. Nội dung chi tiết hơn thì các bạn có thể tham khảo nội dung của Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT.
- Công bố dự án: Sau khi được phê duyệt trong vòng 7 ngày thì dự án PPP sẽ được công bố.
- Lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi:
Chủ thể thực hiện:Nếu nhà đầu tư tư nhân đề xuất thì chính họ sẽ là người thực hiện báo cáo nghiên cứu khả thi bằng văn bản với Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh trên cơ sở thỏa thuận. Nếu Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh đề xuất thì Bộ, ngành UBND cấp tỉnh sẽ là đối tượng chịu trách nhiệm lập báo cáo nghiên cứu khả thi để lập hồ sơ mời thầu của dự án làm cơ sở.
Chủ thể thẩm định:Có thể là các đơn vị đầu mối về đối tác công tư do Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Bộ trưởng hoặc Hội đồng thẩm định nhà nước.
Chủ thể phê duyệt:Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBCN cấp tỉnh, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng.
- Lựa chọn nhà đầu tư bằng cách đấu thầu rộng rãi hoặc chỉ định thầu, để đưa ra các thỏa thuận và ký kết hợp đồng dự án ppp.
- Triển khai thực hiện dự án.
- Quyết toán và bàn giao dự án: Kể từ ngày hoàn thành dự án trong 06 tháng, các nhà đầu tư tư nhân sẽ thực hiện để quyết toán vốn đầu tư. Còn công tác kiểm toán sẽ được nhà đầu tư tư nhân hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thỏa thuận lựa chọn thực tổ chức kiểm toán độc lập.
Với những chia sẻ vô cùng hữu ích về đối tác công tư là gì? Hy vọng đã giúp các bạn có cái nhìn rõ nét nhất về các dự án cũng như hợp đồng xây dựng được kết hợp giữa Nhà nước và các nhà đầu tư tư nhân. Để cập nhật thêm nhiều thông tin khác các bạn truy cập vào danh mục blog của viecday365.com nhé!
5810 0