Developer là gì? Làm sao để trở thành Developer chuyên nghiệp?
Theo dõi viecday365 tạiDưới thời đại công nghệ 4.0 ngày càng hiện đại và bao phủ hầu hết tất cả các lĩnh vực, nhu cầu về nguồn nhân lực trong các ngành nghề liên quan tới công nghệ thông tin lại càng gia tăng. Phải kể đến ngành nghề hàng đầu với các vị trí công việc đó chính là Developer, đang thu hút đông đảo giới trẻ ứng tuyển vào. Hãy cùng tìm hiểu về Developer nhé!
1. Developer là gì? Những cấp bậc vị trí Developer bao gồm những gì?
Chắc hẳn bạn đã không ít lần từng nghe ở đâu đó khái niệm Developer rồi phải không nào, đặc biệt là những bạn trẻ làm chuyên sâu, nghiên cứu nhiều về mảng công nghệ thông tin. Vậy, Developer có nghĩa là gì?
1.1. Khái niệm Developer
Developer nhìn chung được hiểu là khái niệm dùng để chỉ các lập trình viên hay kĩ sư về phần mềm máy tính. Cụ thể hơn, đây chính là những người đảm nhận trách nhiệm sử dụng các ngôn ngữ lập trình để thiết lập, xây dựng các chương trình của máy tính cũng như bảo trì chúng. Các Developer chủ yếu sẽ phụ trách về phần mềm của máy tính nhiều hơn là phần cứng. Có thể nói Developer chính là những người chỉ huy, có nhiệm vụ xử lý các đoạn mã lập trình code của máy tính nhằm sáng tạo ra các phần mềm máy tính hữu dụng, sáng tạo và hiện đại nhất. Họ chính là những chiếc chìa khóa của các doanh nghiệp kinh doanh công nghệ nhằm đạt đến sự phát triển của tất cả các ứng dụng phần mềm.
Developer thường được tuyển dụng ở hầu hết các công ty, doanh nghiệp lớn nhỏ với vị trí bộ phận công việc là chuyên viên hoặc kĩ sư về máy tính (hoặc IT), nhìn chung đều gọi là Developer. Đặc biệt hơn, tại các doanh nghiệp về lĩnh vực công nghệ hoặc kĩ thuật số thì các Developer càng được đánh giá cao và tuyển dụng nhiều hơn. Song, yêu cầu tuyển dụng cũng gắt gao và cao hơn so với các công ty không chuyên.
1.2. Những cấp bậc của một Developer
Dù bạn đang làm bất kỳ công việc nào thì cũng đều sẽ chia ra các cấp bậc nhân viên, ngay cả các Developer cũng vậy. Nếu bạn muốn trở thành một Developer hay một lập trình viên xuất sắc và chuyên nghiệp thì đều phải trải qua hết các cập bậc sau đây:
Thứ nhất, đó là cấp bậc Junior: Đây là cấp bậc chủ yếu dành cho những Developer trẻ, chưa có chuyên môn cao và kinh nghiệm, được gọi là những “người mới”. Cấp bậc Junior Developer yêu cầu các ứng viên có kinh nghiệm dưới 3 năm, không yêu cầu quá cao về chuyên môn nhưng vẫn phải có sự hiểu biết chung về tổng thể các cơ sở dữ liệu, vòng đời các ứng dụng cũng như sử dụng ứng dụng cơ bản.
Thứ hai, đó là cấp bậc Senior: Cấp bậc này cao cấp hơn Junior một chút, do đó yêu cầu các ứng viên có kinh nghiệm từ 4-10 năm, có kiến thức chuyên sâu và rộng về lập trình, biết cách lập trình các ứng dụng có mức độ phức tạp hơn.
Thứ ba, đó là cấp bậc Leader: Cấp bậc này yêu cầu có đầy đủ kĩ năng hoàn chỉnh của một Senior Developer, yêu cầu kinh nghiệm từ 7-10 năm và có kĩ năng làm việc độc lập, có thể quản lý được một team Developer.
Thứ tư, đó là cấp bậc Manager: Ở đây được chia ra làm quản lý cấp trung Developer và quản lý cấp cao Developer (hay còn gọi là CEO Developer). Nhiệm vụ chính của họ chính là quản lý các lập trình viên và làm việc dưới sự lãnh đạo của giám đốc, hoặc những người có quyền quản lý khác. Trong đó, quản lý cấp trung sẽ hỗ trợ và làm việc dưới quyền của quản lý cấp cao.
2. Nhiệm vụ của một Developer là gì?
Các Developer sẽ phụ trách chính về các mảng liên quan tới lập trình các ứng dụng và thiết kế phần mềm cho máy tính. Ví dụ như: lập trình game, lập trình web, lập trình hệ thống, lập trình dữ liệu database, lập trình điện thoại,…
Công việc chính của các lập trình viên hay Developer nhìn chung chính là:
- Xây dựng, thiết lập và lập trình các ứng dụng, phần mềm mới
- Nâng cấp, bảo trì, sửa chữa cho các ứng dụng bị lỗi, bị hỏng
- Thiết kế và xây dựng các hệ thống có chức năng xử lý ứng dụng nhanh gọn
- Lập trình các ứng dụng và viết các chương trình bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau
- Thiết kế sáng tạo các ứng dụng mới, hiện đại và đi đầu xu hướng
- Giải mã lập trình các code
- Cập nhật cho các chương trình, ứng dụng có sẵn để nâng cấp tính tiện dụng cho khách hàng
- Gỡ rối các chương trình phức tạp
- Đơn giản hóa tài liệu bằng thư viện mã số hóa
- Kiểm tra lỗi chương trình, phần mềm ứng dụng và sửa các lỗi đó
- Xây dựng các phần mềm, công cụ hỗ trợ cho máy tính để tự động mã hóa số
Nhìn chung, một Developer cần phải đảm nhiệm rất nhiều các công việc liên quan tới các chương trình, phầm mềm ứng dụng công nghệ thông tin nhằm kết nối giữa người tiêu dùng và các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm.
3. Lợi ích khi bạn trở thành một Developer là gì?
Đã bao giờ bạn tự hỏi khi trở thành một Developer bạn sẽ nhận được những gì hay chưa? Nếu chưa biết đến những lợi ích của một Developer nhận được dưới đây thì sẽ rất thiệt thòi đó.
Thứ nhất, đó là mức lương rất cao. Hầu hết 90% nhân viên đều quan tâm đến mức lương của một công ty rằng nó có phù hợp với năng lực của bạn hay không, có đủ mức chi trả cho cuộc sống hằng ngày của bạn hay không và có thể tăng hơn trong tương lai hay không,… Tuy nhiên, đối với vị trí công việc là một Developer hay một lập trình viên thì mức lương vô cùng hậu hĩnh và cũng giống như bao công việc khác, chế độ đãi ngộ cũng rất tốt. Thông thương, mức lương dành cho các Junior và Senior dao động từ 7-20 triệu vì hầu như chưa hoặc có kinh nghiệm rất ít. Còn cấp bậc Leader Developer hoặc quản lý lập trình viên thì mức lương có thể hơn 20-30 triệu hoặc hơn tùy vào năng lực trình độ và kĩ năng. Nhất là các công ty lớn thì mức lương này lại khá là bình thường, tuy nhiên đi kèm sẽ là áp lực công việc rất lớn cũng như đòi hỏi chuyên môn, kỹ năng rất cao.
Thứ hai, đó là môi trường làm việc chuyên nghiệp. Nhắc đến các lập trình viên thì hầu hết ứng viên được tuyển dụng dù chưa có kinh nghiệm nhưng cũng ít nhiều có kiến thức chuyên môn cơ bản, đủ hiểu biết và đã từng tiếp xúc hoặc có sản phẩm đầu tay. Chính vì vậy, nếu bạn trở thành một Developer, bạn sẽ được làm việc cùng đội ngũ nhân viên hết sức nhiệt huyết, có trách nhiệm, năng động, sáng tạo và ham học hỏi. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được đào tạo chuyên sâu, có cơ hội mở mang tri thức và tôi luyện kĩ năng của bản thân mình ngày càng phát triển hơn nữa.
Thứ ba, đó là danh tiếng. Đây chính là sự khác biệt đối với phần lớn các ngành nghề khác khi bạn trở thành một Developer. Một lập trình viên khi thiết kế và tạo dựng được một sản phẩm hoàn chỉnh được công chúng ưa thích và đón nhận, chắc chắn không chỉ tên tuổi của công ty đó mà ngay cả người thiết kế cũng sẽ được biết đến. Ví dụ như ứng dụng game Flappy Bird cùng nhiều ứng dụng khác đã từng được săn đón rất nhiều bởi cộng đồng mạng. Tuy nhiên, đây cũng chính là áp lực và thách thức lớn đối với các Developer khi mà chất xám không bao giờ dừng lại ở một chỗ, sự mới mẻ không bao giờ bị mất đi. Sản phẩm của bạn có nổi cỡ nào rồi cũng sẽ chìm vào quên lãng và bị thay thế bởi sản phẩm khác nếu đã quá cũ kĩ, vì vậy các Developer phải luôn phấn đấu, không ngừng sáng tạo và cho ra đời các ứng dụng, chương trình mới mẻ, thu hút khách hàng.
4. Developer cần có tối thiểu những kĩ năng nào?
Để trở thành một Developer chuyên nghiệp xuất sắc trên mọi khía cạnh thì các bạn cần phải có tối thiểu các kĩ năng cần thiết sau đây:
Sự sáng tạo: Như các bạn vẫn biết, bất kỳ một ứng dụng nào khi mới ra đời cũng đều có vòng đời sử dụng, từ khi được đón nhận, trở thành đỉnh cao tiêu dùng và rồi dần dần đi vào quên lãng do có rất nhiều các sản phẩm khác thay thế vào (trừ một vài chương trình). Vì vậy, nếu các ứng dụng không muốn bị thay thế, họ có thể chọn một trong hai cách là tiếp tục cập nhật các tính năng mới hoặc thay thế bằng các sản phẩm tương tự do chính họ thiết kế.
Tính tỉ mỉ, kiên nhẫn: Do đặc thù của công việc nên các Developer rất cần tính kiên nhẫn, tỉ mỉ bởi một sản phẩm không phải một sớm một chiều là hoàn thành xong nên cần thời gian rất lâu mới có thể hoàn chỉnh được
Khả năng độc lập và làm việc nhóm: Điều này rất cần cho các Developer trong việc chạy các chương trình, ứng dụng
Quản lý thời gian và lập kế hoạch: Một Developer chuyên nghiệp phải biết sắp xếp thời gian để tối đa hóa hiệu quả công việc
Ham học hỏi: Dù kinh nghiệm và trình độ tới đâu nhưng một Developer luôn học hỏi sẽ mau chóng thành công hơn cả
5. Developer có thể làm việc ở những môi trường nào?
Nếu bạn vẫn chưa biết ứng tuyển vào đâu thì câu trả lời nằm ở ngay đây thôi nhé!
5.1. Các công ty Start-up
Hiện nay, mô hình các công ty Start-up đang xuất hiện và chiếm lĩnh thị trường hơn cả. Tuy nhiên, những công ty này thường có quy mô vừa và nhỏ nên thích hợp cho các bạn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, muốn tự trải nghiệm, học hỏi và tích lũy kĩ năng. Làm việc ở môi trường này đòi hỏi các Developer phải nỗ lực hơn 100% và sáng tạo, đem lại những điều mới mẻ nhất. Tuy nhiên, bạn sẽ học hỏi được rất nhiều và có thể độc lập làm việc được.
5.2. Các công ty đa quốc gia
Các công ty đa quốc gia cũng là lựa chọn sáng giá cho các Developer giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cao vì mức lương ở đây rất cao và môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động và sáng tạo. Tuy nhiên, môi trường làm việc sẽ bị dập khuôn, hơi gò bó, áp lực lớn và đòi hỏi tuyển dụng cao.
5.3. Các công ty tư nhân hoặc nhà nước
Đây là những môi trường được đánh giá là có tính ổn định cao nhất dành cho các Developer với mức lương trung bình cao, cơ hội nhiều, tuyển dụng tương đối đa dạng và là lựa chọn của hầu hết các ứng viên ngành công nghệ thông tin.
Chúc các bạn thành công và sớm trở thành một Developer chuyên nghiệp nhé!
2026 0