Tuyệt chiêu viết CV xin việc làm đầu bếp cực hay
Theo dõi viecday365 tạiMột bản CV xin việc làm đầu bếp sẽ giúp cho các bạn có thể chinh phục được nhà tuyển dụng như cách bạn hấp dẫn thực khách bằng các món ăn ngon tuyệt của bạn. Vậy nên thay vì mang đến một bản CV bình thường như những món ăn mà người ta có thể dễ dàng tìm mua ở đâu đó thì bạn sẽ cần đến một bạn CV định danh chính bạn. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây về các trình bày và viết một CV xin việc làm đầu bếp cuốn hút nhất nhé!
1. Giá trị của một bản CV xin việc làm đầu bếp
Có thể thấy rằng hiện nay ngành khách sạn nhà hàng có một sức cạnh tranh vô cùng nóng trên thị trường. Điều này xuất phát từ việc nhu cầu tăng lên của thực khách đồng thời là những hậu thuẫn từ ngành du lịch, dịch vụ của đất nước. Cũng vì lẽ đó mà nhu cầu tuyển dụng và tìm việc làm ở vị trí bếp, nấu ăn tăng cao. Ứng viên muốn ứng tuyển các vị trí như bếp trưởng, bếp phó, phụ bếp, nấu ăn, chế biến, … đều cần đến một bản CV xin việc làm đầu bếp để gửi đến nhà tuyển dụng. Ở bản CV này, nhà tuyển dụng có thể biết được trình độ, năng lực cũng như kinh nghiệm của ứng viên đó có phù hợp với vị trí cần tuyển dụng và môi trường làm việc của nhà hàng mình hay không. Từ đó họ có thể sàng lọc và chọn ra ứng viên sáng giá nhất.
Vậy nên có thể nói bản CV xin việc làm đầu bếp giống như là bộ mặt của ứng viên, là vũ khí chiến đấu giúp ứng viên của vị trí đầu bếp đó có thể hạ gục được những đối thủ khác. Một bản CV mang đúng đặc trưng của công việc bếp núc càng chiếm được nhiều thiện cảm của nhà tuyển dụng hơn. Đó là lý do vì sao mà bạn nên sở hữu bản CV này thay vì một bản CV chung chung khác.
2. “Món chính” trên một CV xin việc làm đầu bếp
2.1. Đâu là phần chính trên CV xin việc làm đầu bếp?
Một bản CV xin việc làm đầu bếp nó cũng giống như một mầm cỗ, bàn tiệc mà người đầu bếp chuẩn bị cho khách hàng của mình. Và đương nhiên nó sẽ phải có những món chính, món phụ, món khai vị, món tráng miệng, … Tương tự, một bản CV cũng sẽ có những phần chính và các phần phụ xung quanh. Các phần thông tin phụ này được coi là những món khai vị và tráng miệng, nó nhằm mục đích tôn lên những điểm sáng nhất của phần chính và chinh phục hoàn toàn nhà tuyển dụng, những người đang thưởng thức “bàn tiệc” thông tin đó.
Nghề đầu bếp là một nghề thuộc nhóm việc làm nghiệp vụ, năng khiếu cho nên phần nội dung về kỹ năng trên CV xin việc làm đầu bếp là quan trọng nhất. Đối với phần kỹ năng này bạn luôn luôn phải đặt nó ở phần trung tâm, vị trí nổi bật nhất của chiếc CV của bạn. Nếu đó không phải là một khoảng giữa, chiếm diện tích nhiều hơn cả thì hãy đặt nó ngay dưới phần thông tin liên hệ của bạn bên phía tay phải, nó sẽ đập vào mắt của người đọc đầu tiên. Thậm chí bạn cũng có thể dùng các cách thiết kế khác bằng màu sắc, họa tiết để khiến phần kỹ năng thêm đặc sắc.
2.2. Cách viết kỹ năng trên CV xin việc làm đầu bếp
Phần thông tin về kỹ năng của ứng viên trên CV xin việc làm đầu bếp được chia làm 2 phần nhỏ hơn, gồm có: kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Trong đó kỹ năng cứng là các kỹ năng về chuyên môn chính liên quan trực tiếp đến công việc nấu ăn của bạn. Ở phần này, nhiều ứng viên chọn cách ghi là kỹ năng hầm, kỹ năng xào, kỹ năng chiên, … tuy nhiên cách ghi này khá là chung chung, và nó không bộc lộ được hết những năng lực nổi bật của bạn. Thay vào đó bạn nên viết các kỹ năng nấu nướng theo loại ẩm thực, ví dụ: Kỹ năng nấu đồ Âu, kỹ năng nấu món Việt, kỹ năng nấu món Trung, … Hoặc các bạn có thể ghi theo phân loại kỹ năng về loại hình dịch vụ ẩm thực, ví dụ: kỹ năng nấu cơm văn phòng, kỹ năng nấu cỗ cưới, kỹ năng nấu cơm cho trẻ, …
Song song với các kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ thì các bạn cũng cần phải nêu ra thêm cả các kỹ năng mềm được sử dụng trong môi trường làm việc chuyên nghiệp của đầu bếp. Các kỹ năng mềm này có thể gồm có như: kỹ năng quản lý, kỹ năng phân chia công việc, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tổng hợp và giám sát đầu vào và đầu ra nguồn nguyên liệu, kỹ năng lên thực đơn, … Đặc biệt đối với ứng viên sử dụng các bản CV này để ứng tuyển vị trí bếp trưởng thì còn cần thêm các kỹ năng mềm khác về công tác quản lý nhà hàng, quản lý bếp và các bếp phó lẫn phụ bếp của mình.
Tìm việc làm bếp tại hồ chí minh
3. Chinh phục hoàn toàn nhà tuyển dụng bằng các “món phụ” xung quanh
Bên cạnh “món chính” về kỹ năng trên CV xin việc đầu bếp trên thì các thông tin liên quan khác về ứng viên cũng vô cùng quan trọng. Những thông tin này nhìn chung không khác gì so với các bản CV chung khác như: thông tin cá nhân, kinh nghiệm làm việc, ưu nhược điểm, hoạt động đã tham gia, sở thích - sở trường, giải thưởng đạt được, trình độ - bằng cấp, … Tuy nhiên để nó thực sự mang sắc riêng của việc làm đầu bếp thì các bạn cần phải chú ý cách viết như sau:
3.1. Các thông tin cá nhân
Đối với phần thông tin cá nhân, vị trí mà bạn nên đặt đó là ngay ở đầu tiên, dòng đầu tiên hay cột đầu tiên của bản CV. Việc này giống như bạn đang bắt đầu một màn giới thiệu về bản thân với nhà tuyển dụng. Các thông tin gồm có: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú, số điện thoại liên lạc, email/hòm thư điện tử, trình độ chuyên môn. Yêu cầu các phần thông tin này cần được ghi đúng theo sơ yếu lý lịch của bạn, bên cạnh đó điều đáng chú ý chính là trình độ chuyên môn. Mặc dù số đông vẫn thường có bằng cấp trình độ tốt nghiệp từ các trường du lịch, đào tạo về nấu ăn, nhà hàng, song vẫn có những ứng viên ứng tuyển vị trí này không qua đào tạo chính quy. Vậy nên nếu bạn thuộc diện vừa nói trên có thể ghi trình độ 12/12 hoặc loại bằng cấp về nấu ăn nếu có kèm theo.
3.2. Kinh nghiệm làm việc
Đây sẽ là một phần có sự ảnh hưởng rất lớn đối với “món chính” kỹ năng của bạn. Bởi lẽ nó sẽ là những bằng chứng xác thực nhất về việc bạn sở hữu hay áp dụng các kỹ năng kể trên như thế nào vào thực thế. Lưu ý dành cho bạn là mỗi một mốc thời gian làm việc trước đó các bạn nên nêu rõ: tên nhà hàng hoặc cơ sở chế biến đã từng làm việc, khoảng thời gian, thời gian làm việc bao lâu, vị trí đảm nhận. Ứng viên nên trình bày theo thứ tự về thời gian, từ nơi làm việc cuối cùng bạn làm việc ngược lại đến vị trí việc làm đầu tiên. Nó không chỉ giúp bạn xác thực với nhà tuyển dụng những gì bạn đang có mà còn là căn cứ quan trọng để nhà tuyển đánh giá về khả năng gắn bó và khả năng thăng tiến, tiến bộ trong công việc của bạn. Đặc biệt các bạn cũng có thể nêu thêm những kỹ năng hay kiến thức về nấu ăn nào mình đã được học ở các nơi làm việc trước đó.
3.3. Sở thích, sở trường
Tiếp đến phần 3 trong hệ thống các “món phụ” của bản CV xin việc làm đầu biết đó chính là sở thích, sở trường. Phần này ứng viên đừng chỉ nêu một cách tùy tiện các sở thích cá nhân của mình mà thay vào đó các bạn nên chọn những sở thích đặc biệt nào liên quan đến công việc nấu ăn của mình. Đương nhiên với một người đầu bếp thì chắc chắn phải có niềm yêu thích đặc biệt với thức ăn, thức uống. Bên cạnh đó những sở thích khác như xem game show masterchef, đọc sách nấu ăn hay đi du lịch, đi mua sắm, … cũng là những thói quen hằng ngày của một người đầu bếp giúp họ nâng cao tay nghề. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đa số những đầu bếp tài ba đều là những người có thêm một năng khiếu về nghệ thuật nào đó như vẽ tranh, thời trang hay thiết kế. Vì chung quy lại ẩm thực cũng là một môn nghệ thuật cho nên bạn hoàn toàn có thể đưa các sở thích này vào bản CV của mình.
3.4. Các thông tin khác
Các thông tin khác như giải thưởng, hoạt động, dự án, … cũng sẽ là những phần giúp tô điểm thêm cho “bàn tiệc” CV của bản thân mình. Nó giống như cách nêm nếm các loại gia vị, đồ ăn kèm khiến cho các món ăn chính trở nên hoàn hảo hơn. Tương tự như vậy khi bạn nói rằng bạn có kỹ năng về món Âu thì đương nhiên một giải thưởng đạt được về nấu các món Âu hay sự vinh danh, nổi tiếng từ các nhà hàng 5 sao sẽ tăng thêm sức thuyết phục cho bản CV của mình. Đồng thời nếu bạn đã tham gia nhiều cuộc thi về nấu ăn khác cũng có thể nêu ra cho nhà tuyển dụng được biết về sự năng động và hăng hái này của bạn. Và cuối bản CV chính là người tham chiếu, người sẽ làm chứng cho toàn bộ các thông tin nêu trên của bạn có đúng với sự thật hay không.
4. Bí kíp trình bày một bản CV xin việc làm đầu bếp hoàn hảo
Một lần nữa, chúng ta lại ví bản CV giống như một đĩa thức ăn. Có thể bạn cho rằng điều quan trọng nhất của đĩa thức ăn đó chính là vị của nó, tuy nhiên thực tế những thứ như mùi hương, màu sắc hay cách bài trí lại là điều mà thực khách quan tâm đầu tiên. Có những món ăn cùng một công thức, cùng nguyên liệu, cùng một người nấu thế nhưng bằng cách trang trí đặc biệt hơn mà giá trị món ăn cũng được nâng tầm. Hay câu nói từ trước đến nay vẫn truyền tai nhau trong giới ẩm thực “Không có món ăn nào ngon hơn chính mùi hương của nó” lại càng đúng hơn trong trường hợp này. Bạn cần có một cách trình bày CV thật đẹp và ấn tượng như vậy nhà tuyển dụng mới có mong muốn để đọc tiếp và tìm hiểu.
Tips dành cho các ứng viên ứng tuyển việc làm đầu bếp đó là khi tạo CV hãy lựa chọn các gam màu sáng, không chỉ giúp nội dung text trên CV nổi bật mà nó còn mang đến tinh thần lạc quan hơn đối với người đọc nó. Hoặc các bạn có thể sử dụng chính những màu sắc quen thuộc trong nấu nướng như màu cam, vàng, đỏ, nâu để khiến cho CV đó thêm đặc trưng của một môi trường làm việc bếp núc. Thêm vào đó đừng quên, trang trí bằng những loại phông chữ, hình ảnh, họa tiết bắt mắt tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh cho bản CV xin việc làm đầu bếp của bạn.
Cuối cùng khi đã hoàn thiện bản CV này, các bạn cần in nó ra dưới dạng file cứng để nộp cùng hồ sơ xin việc. Khi in, hãy lựa chọn chất lượng giấy lẫn chất lượng màu in tốt nhất để nội dung và những phần trình bày kể trên được hiển thị rõ ràng và nổi bật hơn. Đừng tiết kiệm việc in ấn một bản CV xin việc bằng cách mang đến chiếc CV bị gãy nếp hay mờ nhòe. Nó có thể sẽ là lý do khiến cho bạn bị loại ngay từ vòng hồ sơ ứng tuyển.
Trên đây là những hướng dẫn về cách để viết và trình bày một bản CV xin việc làm đầu bếp. Hãy nhớ rằng CV cũng giống như một món ăn, hãy mang đến nó cho nhà tuyển dụng khi còn “nóng hổi” với một hiện diện đầy hấp dẫn để chinh phục nhà tuyển dụng!
3118 0