CPA là gì? Sở hữu CPA cho sự nghiệp Kiểm toán - Kế toán

Theo dõi viecday365 tại
Nguyễn Hà Linh tác giả viecday365.com Tác giả: Nguyễn Hà Linh

Ngày đăng: 13-05-2024

CPA là gì? Đây chắc hẳn là câu hỏi của nhiều người. Một sự nghiệp tài chính - kế toán luôn đòi hỏi ở bạn những chuyên môn phức tạp. Đôi khi chuyên môn cần được thể hiện qua hàng loạt các chứng chỉ và văn bằng, trong đó nổi bật có CPA. Vậy CPA là gì? CPA có thực sự mang lại những “công dụng” tuyệt vời đến vậy?

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Việc Làm Kiểm Toán

 Giải đáp CPA
 Giải đáp CPA là gì

Nếu bạn đã từng tham gia làm việc ở các lĩnh vực liên quan đến ngân hàng, tài chính, kiểm toán, kế toán,... hẳn CPA đã không còn là một khái niệm quá lạ lẫm. Thậm chí, đối với nhiều cá nhân, CPA như là một chứng chỉ mục tiêu mà họ mong muốn được chinh phục và sở hữu.

1. Khái niệm CPA là gì?

CPA hay Certified Public Accountants là một chứng chỉ hiểu nôm na là “những kế toán viên công chứng”. Chứng chỉ CPA được cung cấp cho các kế toán viên đã chính thức vượt qua được bài kiểm tra của chứng chỉ này và được cấp bởi Viện Kế toán công chứng Hoa Kỳ. Cái tên gọi “những kế toán viên công chứng” ngầm thể hiện đây là điều kiện bắt buộc cho những cá nhân muốn hành nghề kế toán một cách hợp pháp và chính thức.

Có thể nói, trong sự nghiệp của người muốn hành nghề kế toán hay kiểm toán, CPA có ý nghĩa quan trọng vì chúng là một chứng chỉ vô cùng chuyên nghiệp. Tựu chung, CPA là một chứng chỉ được ví như “điều kiện bắt buộc” để hành nghề. Nếu như bạn chưa sở hữu được chứng chỉ này, bạn sẽ vẫn chỉ làm việc dưới chức danh của một Trợ lý kiểm toán. Ngược lại, bạn sẽ chính thức trở thành một kiểm toán viên khi có trong tay chứng chỉ CPA. Theo quy định của Việt Nam, một cuộc kiểm toán hay kết quả của cuộc kiểm toán chỉ được triển khai dưới sự quản lý điều hành và giám sát trực tiếp của một kiểm toán viên.

Như vậy, có thể thấy để hành nghề một cách “chính thức”, chắc chắn các cá nhân sẽ phải rèn luyện và vượt qua các kỳ thi để nhận về loại chứng chỉ quan trọng này.

2. Một số chứng chỉ quan trọng tương đương với CPA

Một số chứng chỉ quan trọng tương đương với CPA
Một số chứng chỉ quan trọng tương đương với CPA

Bên cạnh việc khám phá CPA là gì? Bạn cũng có thể sẽ bắt gặp những loại chứng chỉ khác. Những chứng chỉ này đối với một sự nghiệp kế toán - kiểm toán cũng quan trọng không kém. Có thể tham khảo thông tin về các chứng chỉ như:

- ACCA: Các kỹ năng và nghiệp vụ kế toán tài chính, kinh doanh,... sẽ được phân bố và cân bằng trong chương trình học chứng chỉ này. Đây là loại chứng chỉ được xây dựng dựa trên hơn 30 nghìn cuộc điều tra, và những yếu tố hiện đại, mang tính cập nhật nhằm đáp ứng nhu cầu về nghiệp vụ trong lĩnh vực tài chính. ACCA là loại chứng chỉ dành cho mọi đối tượng, bất kể là đối tượng chưa đi làm và đã có kinh nghiệm đi làm lâu năm.

- CPA của Úc: Cũng tương tự như CPA ở nước ta, CPA của Úc cũng là loại chứng chỉ được xem như là điều kiện để hành nghề. Mặc dù vậy, CPA của Úc phát huy được công dụng nhiều hơn ở Việt Nam, bởi nó có giá trị ở nhiều đất nước khác, đặc biệt là các đất nước phát triển.

- ACA: Có thể nói, hiện nay, ACA là một trong những chứng chỉ chuyên nghiệp nhất. Chứng chỉ này có giá trì ở hầu hết trong lĩnh vực tài chính, kế toán và kiểm toán ở các quốc gia trên thế giới. Theo Hiến chương Hoàng gia (1818), chứng chỉ này được thành lập và cho đến hiện tại, đang sở hữu hàng trăm nhìn thành viên, đặt trụ sở nhiều hàng loạt các đất nước khác nhua trên thế giới. Tại đất nước Anh, một thống kê cho thấy, những cá nhân đảm nhận các vị trí điều hành cao cấp trong các doanh nghiệp FTSE đều sở hữu chứng chỉ ACA.

Một số chứng chỉ quan trọng
Một số chứng chỉ quan trọng

- CFA: Đây là loại chứng chỉ được thiết kế riêng cho những người làm công việc phân tích tài chính. CFA được nhiều doanh nghiệp coi trọng và đánh gia rất cao. Chương trình học và thi chứng chỉ này chú trọng vào việc phát triển các kỹ năng, nghiệp vụ phân tích tài chính và giám sát danh mục đầu tư, và mang lại những nền tảng kiến thức cơ bản nhất cho khía cạnh tài chính.

- CIMA: Là loại chứng chỉ có giá trị lớn trên thế giới, ở cả hai lĩnh vực quản trị chiến lược và tài chính. Chứng chỉ này hỗ trợ người học các tri thức hạn chế về mặt lý thuyết, chú trọng về tính khả thi trong quá trình ứng dụng cho công việc, đặc biệt với vai trò quản lý.

- CIA: Là loại chứng chỉ được các doanh nghiệp sử dụng thường xuyên trong quá trình nhìn nhận năng lực và trình độ chuyên môn của ứng viên. Trong các vị trí ứng tuyển như chuyên viên quản trị rủi ro hay chuyên viên kiểm toán nội bộ.

- CMA: CMA thuộc loại chương trình cung cấp chứng chỉ về kế toán quản trị ở Mỹ, chúng đào tạo và cung cấp cho các chuyên gia quản trị tài chính và kế toán quản trí những kỹ năng quan trọng ở vị trí Giám đốc Tài chính (CFO).

Xem thêm: Đơn xin việc kế toán trưởng

3. Khám phá thông tin về chứng chỉ CPA

Khám phá thông tin về chứng chỉ CPA
Khám phá thông tin về chứng chỉ CPA

Qua tìm hiểu những loại chứng chỉ có “sức mạnh” trong sự nghiệp của lĩnh vực tài chính - kế toán hay kiểm toán. Và cũng qua khái niệm CPA là gì? Ta có thể thấy, tầm quan trọng của các loại văn bằng chứng chỉ trong con đường phát triển và thăng tiến sự nghiệp của nhiều người. Trên thực tế, các loại chứng chỉ không dễ dàng để sở hữu này sẽ minh chứng cho trình độ và năng lực thực tế của bạn. Đó cũng chính là lý do để các nhà tuyển dụng có thể dựa trên cơ sở các chứng chỉ để sàng lọc và lựa chọn ra những ứng cử viên phù hợp nhất.

Ở nội dung tiếp theo, cùng tìm hiểu về các thông tin liên quan đến hành trình chinh phục chứng chỉ CPA nhé!

Đọc thêm: Câu hỏi phỏng vấn kế toán tổng hợp

3.1. Điều kiện để dự thi

Không phải đối tượng nào cũng có thể tham gia vào các kỳ thi đạt chứng chỉ CPA. Chứng chỉ CPA tại Việt Nam được quy định rõ ràng về điều kiện dự thi, chủ yếu là quy định về mặt đối tượng tham gia. Cụ thể như sau:

- Thí sinh muốn tham gia thi CPA phải đảm bảo sở hữu các văn bằng cấp Đại học trở lên. Đặc biệt văn bằng ở các chuyên ngành bao gồm: ngành Kế toán, ngành Kiểm toán, ngành Ngân hàng và ngành Tài chính. Ngoài ra, một số văn bằng liên quan cấp độ Đại học trở lên cũng có thể được xem xét thi CPA. Mọi chương trình đào tạo văn bằng Đại học phải đạt tiêu chí về tỷ lệ 7% đơn vị học phần dành cho các môn học như Phân tích tài chính, Tài chính, Kiểm toán, Kế toán và Thuế. Có chứng chỉ, văn bằng về việc hoàn thành những chương trình về kiểm toán, kế toán được cấp bởi Tổ chức nghề nghiệp quốc tế. Tất cả các tài liệu trên phải đảm bảo về quy định hợp pháp theo Thông tư 129 của Bộ Tài chính.

Điều kiện để dự thi
Điều kiện để dự thi

- Thí sinh muốn tham gia thi CPA phải có thời gian làm việc thực tế và chính thức (trong khoảng 60 tháng trở lên) trong các lĩnh vực kế toán, tài chính. Số thời gian quy định được tính từ khi đăng ký dự thi hoặc tính từ thời điểm ra trường được ghi trên văn bằng tốt nghiệp. Đối với kiểm toán, phải làm việc thực tế với tư cách trợ lý kiểm toán từ 48 tháng trở lên ở các công ty kiểm toán. Số thời gian quy định cũng được tính từ khi đăng ký dự thi hoặc tính từ thời điểm ra trường được ghi trên văn bằng tốt nghiệp.

Theo thông tin về điều kiện dự thi ở trên, chúng ta có thể thấy, để dự thi CPA, trước đó bạn cần làm công việc trợ lý kiểm toán 4 năm hoặc làm công việc nhân viên tài chính kế toán 5 năm. Quy định khó khăn này cũng là dấu hiệu nhận biết về tầm quan trọng và giá trị đặc biệt của chứng chỉ CPA.

Tìm việc làm thực tập kiểm toán

3.2. Nội dung và hình thức thi

CPA cung cấp các kiến thức tổng hợp về nghiệp vụ tài chính kế toán, hay các kỹ năng hỗ trợ trong quá trình làm việc. Chương trình CPA tại Việt Nam được thiết kế với bảy môn thi. Cụ thể như sau:

- Thứ nhất là sáu môn thi theo hình thức luận (viết). Mỗi một môn trong sáu môn này sẽ được thi trong khoảng thời gian 180 phút. Đó là những môn như sau: Môn Tài chính và QL tài chính nâng cao (1); môn Pháp luật về Kinh tế và Luật DN (2); môn Thuế và QL thuế nâng cao (3) ; môn Kiểm toán và DV đảm bảo nâng cao (4); môn Phân tích hoạt động TC nâng cao (5); môn KT tài chính, KT quản trị nâng cao (6).

Nội dung và hình thức thi
Nội dung và hình thức thi

- Thứ hai là bộ môn kiểm tra trình độ và năng lực ngoại ngữ của bạn, ở cấp độ trình độ C. Chương trình hỗ trợ thí sinh có thể chủ động chọn một trong 5 loại ngôn ngữ thông dụng. Bao gồm: ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Trung, ngôn ngữ Pháp, ngôn ngữ Nga, và ngôn ngữ Đức. Với kiểm tra bộ môn ngoại ngữ, thí sinh cũng được thi dưới hình thức luận (viết) trong khoảng thời lượng 120 phút.

Như vậy, với bảy môn “kinh điển” của chương trình chứng chỉ CPA, chỉ bằng cách vượt qua tất cả, bạn mới có thể chính thức trở thành một kiểm toán viên.

Đọc thêm: Chức năng nhiệm vụ của kế toán trưởng

4. Cơ hội nghề nghiệp với chứng chỉ CPA

Những cá nhân sở hữu loại chứng chỉ CPA sẽ có cơ hội tham gia nhiều nghề nghiệp khác nhau, chẳng hạn như kế toán doanh nghiệp, kế toán công tại các đơn vị Nhà nước, kiểm soát viên, thậm chí là vị trí thuộc chức danh cao nhất bộ phận tài chính, đó là CFO (Giám đốc tài chính). Ngoài ra, với chứng chỉ này, bạn hoàn toàn có thể tham gia vào lĩnh vực kiểm toán, kế toán đa lĩnh vực (quản lý, CNTT, pháp y, sản xuất,...), kê khai thuế,...

 Cơ hội nghề nghiệp với chứng chỉ CPA
 Cơ hội nghề nghiệp với chứng chỉ CPA

Thông thường, CPA là chứng chỉ thể hiện năng lực chuyên môn chuyên nghiệp. Vì vậy những ai sở hữu loại chứng chỉ này, sẽ không làm những nghiệp vụ kế toán cơ bản như bao người khác. Mà trên thực tế, họ sẽ trực tiếp đảm nhiệm chức năng xem xét các báo cáo tài chính hay duy trì các tài liệu về tài chính, giao dịch chi tiêu, ngân sách trong các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ cũng có thể được phân công nhiệm vụ đệ trình lợi nhuận hoặc các tài liệu về thuế cho các cá nhân hay tổ chức nghề nghiệp. Cuối cùng, kiểm toán là một lựa chọn lý tưởng cho những ai sở hữu loại chứng chỉ này.

CPA là gì? Trên đây là những thông tin mà viecday365.com đã kịp thời gửi đến bạn đọc!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2376 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT