Content Analysis là gì? Tìm hiểu chi tiết về Content Analysis
Theo dõi viecday365 tạiHiện nay, đối với ngành Digital Marketing thì content là một yếu tố vô cùng quan trọng có thể quyết định đến sự thành công của chiến lược Marketing trong lĩnh vực này. Một chiến lược Marketing thành công cần phải có nội dung thực sự chất lượng và phải mang một nét đặc trưng riêng, điều này sẽ giúp cho thương hiệu của doanh nghiệp sẽ nhận được sự quan tâm, sự tin tưởng đến từ khách hàng, và để có được như vậy thì việc sử phương pháp Content Analysis sẽ là một việc không thể thiếu đối với mỗi chiến lược trong ngành Digital Marketing. Vậy thì Content Analysis là gì và có đặc điểm như thế nào? Hãy cùng viecday365.com tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về phương pháp Content Analysis này nhé.
1. Tìm hiểu chung về Content Analysis hiện nay
1.1. Phương pháp Content Analysis là gì?
Như chúng ta đã biết thì để có thể mang lại lợi ích cũng như là kết quả kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp thì content đóng vai trò là vô cùng quan trọng. Một content được đầu tư bài bản, nội dung có tính sáng tạo, chất lượng và mang nét đặc trưng riêng thì rất dễ dàng để thu hút khách hàng tới thương hiệu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có thể làm được như vậy thì cần phải có thời gian để phân tích, nghiên cứu các nội dung, và phương pháp Content Analysis chính là một giải pháp phù hợp để đáp ứng các nhu cầu đó.
Phương pháp Content Analysis (hay còn gọi là phương pháp phân tích nội dung), được coi là một công cụ dùng để tìm kiếm, phân tích các văn bản, nội dung, đồng thời cũng được sử dụng để xác định từ ngữ, chủ đề hay là ý tưởng mà không cần tới bất kỳ dữ liệu định tính nào.
Phương pháp Content Analysis sẽ tập trung vào các dạng từ khóa hay là các chỉ số với mục đích là để thống kê số lượng từ khóa, tần suất xuất hiện cũng như mối quan hệ giữa các từ khóa đó. Đối với phương pháp Content Analysis, bạn có thể dùng để phân tích nội dung hoặc thậm chí là có thể sử dụng nó như một phương pháp tự học. Content Analysis sẽ giúp bạn phân tích dạng cấu trúc văn bản và triển khai nội dung sao cho ra một bài viết đạt chất lượng. Tuy nhiên thì dữ liệu khi phân tích sẽ cần phải được chia nhỏ hoặc mã hóa chúng thì mới có thể triển khai được phương pháp Content Analysis. Các nguồn dữ liệu rất đa dạng, bạn có thể lấy được chúng thông qua các cuộc phỏng vấn, những câu hỏi mở hoặc thậm chí là cả các tài liệu đã xuất bản như sách, tiểu luận, tạp chí, …
1.2. Phân loại phương pháp Content Analysis hiện nay
Hiện nay, phương pháp Content Analysis được phân loại thành 2 kiểu khác nhau, đó là phân tích khái niệm (Conceptual Analysis) và phân tích quan hệ (Relational Analysis).
Đối với phương pháp phân tích khái niệm thì sẽ được sử dụng dùng để phân tích về sự tồn tại cũng như là tần suất xuất hiện của các khái niệm ở trong một văn bản hoàn chỉnh.
Còn đối với phương pháp phân tích quan hệ, thông thường phương pháp này sẽ được sử dụng để bổ trợ cho phương pháp phân tích khái niệm bằng việc xem xét các mối liên hệ, mối tương quan giữa các khái niệm ở trong cùng mội văn bản.
Tùy thuộc vào mỗi kiểu phân tích sẽ cho ra những kết quả khác nhau.
Bên cạnh 2 kiểu phân loại như ở trên thì Content Analysis còn được chia thành hai dạng phương pháp cơ bản khác, đó là dạng phương pháp định tính (Qualitative) và dạng phương pháp định lượng (Quantitative). Với cách viết Content Analysis theo dạng phương pháp định lượng sẽ khiến cho số lượng tần số được noori bật, đồng thời là các phân tích khách quan của tần số được mã hóa. Nguyên nhân là do phương pháp này được đóng khung theo một giả thuyết đã được cho trước nên hướng phân tích này mang một phần theo tính suy diễn, do đó phương pháp này nhiều người tin rằng không đáng tin cậy, tuy nhiên thì phương pháp này sẽ chỉ tập trung vào các ý nghĩa biểu hiện.
Trái ngược so với phân tích định lượng thì phân tích định tính sẽ đề cập đến các thông tin phức tạp hơn có liên quan, đồng thời sẽ diễn giải các nguyên nhân tiềm ẩn ở bên trong. Đối với phương pháp Content Analysis định tính thì sẽ không chỉ trả lời những dạng câu hỏi cái gì? Ở đâu? Khi nào? mà còn sẽ lý giải cho các dạng câu hỏi tại sao? Làm thế nào?
Xem thêm: Branded Content là gì? Tìm hiểu tất tần tật về Branded Content
2. Vai trò của phương pháp Content Analysis hiện nay
Hiện nay, phương pháp Content Analysis được sử dụng như một phương pháp định lượng trong việc phân tích thông tin, nội dung của văn bản. Bên cạnh đó thì phương pháp Content Analysis còn được sử dụng trong nghiên cứu, được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong xã hội học, khoa học chính trị, cũng như trong các ngành về tâm lý học, quản trị nhân sự, phê bình văn học, …
Một số các nhà khoa học đã trích dẫn các số liệu thống kê, trong đó họ đã mô tả các phân phối nghiên cứu của khoa học bằng việc sử dụng phương pháp Content Analysis. Đối với các lĩnh vực ít phổ biến hơn, thì phương pháp Content Analysis có thể được áp dụng trong các lĩnh vực liên quan đến nghiên cứu các sự kiện lịch sử hay là nghiên cứu về quan hệ công chúng. Ngoài ra, phương pháp Content Analysis còn có thể giúp phân tích các loại mảng văn bản khác nhau như là: báo cáo về các phương tiện truyền thông, quảng cáo, tài liệu tuyên truyền, các bài phát biểu của những nhà hoạt động chính trị, hay là các tác phẩm văn học, nguồn gốc lịch sử, …
Có thể thấy được ngoài việc đóng vai trò vô cùng quan trọng cho các chiến lược ở trong ngành Digital Marketing thì phương pháp Content Analysis cũng có những vai trò, đóng góp nhất định đối với đời sống của chúng ta.
Xem thêm: Social Content là gì? Chiến lược xây dựng nội dung sáng tạo hiệu quả
3. Đánh giá về phương pháp Content Analysis
3.1. Ưu điểm của phương pháp Content Analysis
Phương pháp Content Analysis mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp. Khi sử dụng phương pháp Content Analysis, các doanh nghiệp sẽ có thể trực tiếp kiểm tra giao tiếp bằng văn bản, đồng thời trong quá trình phân tích sẽ dùng được cả 2 phương pháp phân tích định tính và phương pháp phân tích định lượng, qua đó có thể dễ dàng tạo cho người đọc hiểu được những giá trị về lịch sử, văn hóa theo thời gian.
Ngoài ra, phương pháp Content Analysis có thể giúp tiếp cận gần hơn với dữ liệu hay là sử dụng các dạng mã của văn bản để có thể phân tích thống kê. Mặc dù đây là một phương pháp nghiên cứu chính xác ở mức tương đối tuy nhiên Content Analysis vẫn tạo ra cho người đọc có thêm cái nhìn sâu sắc về mô hình sử dụng suy nghĩ và ngôn ngữ của con người. Đồng thời thì phương pháp này không tốn kém quá nhiều chi phí, có thể coi là một phương pháp vô cùng dễ hiểu, có thể kết hợp mạnh mẽ với một số phương pháp nghiên cứu khác.
3.2. Nhược điểm của phương pháp Content Analysis
Tuy nhiên, trên đời không có cái gì là hoàn hảo cả, bất cứ thứ gì cũng sẽ có những mặt lợi và mặt hại, và cả phương pháp Content Analysis cũng như vậy. Ngoài những lợi ích mà phương pháp Content Analysis mang lại thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế.
Trước tiên thì phương pháp Content Analysis sẽ tốn rất nhiều thời gian để có thể hoàng thành, trong quá trình sử dụng phương pháp thì thi thoảng sẽ gặp các lỗi kỹ thuật, đặc biệt là sẽ gặp phải các lỗi kỹ thuật ở những phân tích quan hệ (Relational Analysis) được sử dụng với mục đích là nâng cao mức độ giải thích. Ngoài ra thì cơ sở lý thuyết của phương pháp này thường không có. Đối với những dạng văn bản phức tạp cũng chưa có được những phương pháp xử lý hiệu quả do còn bị hạn chế về số lượng từ, tính tự động hóa hoặc máy tính hóa kích hoạt vô cùng khó khăn.
Trên đây là những chia sẻ của viecday365.com để giải đáp thắc mắc Content Analysis là gì. Hi vọng với những thông tin thú vị trên sẽ giúp bạn nắm rõ được những kiến thức về phương pháp Content Analysis vô cùng phổ biến hiện nay.
453 0