[Góc giải đáp] Có nên học đại học Công nghệ Giao thông Vận tải?
Theo dõi viecday365 tạiVới những bạn chuẩn bị bước chân vào cánh cổng đại học thì việc chọn cho mình một mái trường để gửi gắm tương lai là điều rất quan trọng. Hiểu được những băn khoăn đó nên bài viết này mình sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin xoay quanh trường đại học Công nghệ Giao thông Vận tải. Từ đó, bạn có thể đưa ra câu trả lời cho mình có nên học đại học Công nghệ giao thông Vận tải hay không? Cùng xem bài viết dưới đây nhé!
1. Giới thiệu về trường đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
Trường đại học Công nghệ Giao thông Vận tải còn có tên gọi tiếng anh là University Of Transport Technology (UTT). Đây là trường Đại học công lập được nâng cấp từ trường Cao đẳng Giao thông Vận tải năm 2024 và trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Tiền thân là trường đại học Cao đăng công chính được thành lập vào ngày 15/11/1945.
Trong đó, các lĩnh vực đào tạo của trường đại học công nghệ Giao thông Vận tải rất đa dạng như: công nghệ kỹ thuật cơ khí, công nghệ kỹ thuật giao thông, ô tô, vận tải, kinh tế, logistics, điện tử viễn thông, công nghệ thông tin, môi trường,… Tất cả các ngành đều đi theo định hướng phục vụ ngành Giao thông Vận tải và các ngành kinh tế quốc dân.
Dấu mốc quan trọng là năm 2024, trường đã được Thủ tướng Chính phủ quy hoạch và phát triển thành trường đại học trọng điểm của Quốc gia. Cho đến năm 2024, đã là 1 trong top 15 trường đại học đầu tiên của Việt Nam và được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại học.
Sinh viên theo học tại trường đại học công nghệ Giao thông Vận tải sẽ được học tập trong một môi trường năng động, hiện đại với hệ thống cơ sở vật chất khang trang. Đồng thời, tạo điều kiện hết mức cho các bạn có thể hình thành và phát triển những kỹ năng cần thiết trong các lĩnh vực giúp cho công việc thực hành nghề nghiệp sau này.
Hiện trường đang hoạt động tại ba địa điểm khác nhau bao gồm Hà Nội, Thái Nguyên và Vĩnh Phúc. Cụ thể địa chỉ ở mỗi cơ sở như sau:
- Cở sở đào tạo ở Hà Nội (Số 54, Triều Khúc, Thanh Xuân Nam, Phường Thanh Xuân, thành phố Hà Nội)
- Cơ sở đào tạo ở Vĩnh Phúc (Số 278 Đường Lam Sơn, Phường Đồng Tâm, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc)
- Cơ sở đào tạo Thái Nguyên (Phường Tân Thịnh, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên)
Xem thêm: Ngành Khai thác vận tải ra làm gì? Ngành học chiếm được cảm tình
2. Những ưu, nhược điểm của trường đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
2.1. Ưu điểm của trường đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
Với hơn 70 năm xây dựng và phát triển thì trường đại học Công nghệ Giao thông Vận tải đã có chỗ đứng nhất định trong ngành giáo dục. Là cơ sở chuyên đào tạo những kỹ sư, cử nhân để phục vụ cho nguồn nhân lực của ngành giao thông vận tải và kinh tế quốc dân. Dưới đây là những điểm nổi bật đã tạo nên tên tuổi cho trường đại học công nghệ Giao thông Vận tải:
Thứ nhất, chương trình giảng dạy mang tính ứng dụng
Vốn nổi tiếng với chương trình đào tạo mang tính ứng dụng công nghệ và thực hành. Do vậy, trong suốt quá trình học tập sinh viên sẽ được phân bổ khoảng 40% thời gian cho các hoạt động thực hành và thí nghiệm. Tránh tình trạng sinh viên ra trường không biết áp dụng lý thuyết với thực tiễn.
Bên cạnh đó, trường cũng mở rất nhiều lớp đào tạo song ngữ dành cho những bạn có mong muốn được học thêm những ngôn ngữ khác. Đồng thời thông qua các hoạt động liên kết của nhà trường với các doanh nghiệp lớn thì các chương trình giảng dạy luôn được cập nhập kịp thời để phù hợp với nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực của các công ty.
Hiện nay, các trường đại học đều khuyến khích sinh viên có thể phát huy được tinh thần tự học và trường đại học Công nghệ Giao thông Vận tải cũng không ngoại lệ. Sinh viên học tại trường sẽ được phát huy khả năng tìm kiếm và khai thác tài liệu học tập, bài giảng mở, đề án thực thế cũng như các công trình nghiên cứu khoa học.
Thứ hai, môi trường học tập rất năng động
Thông qua chương trình đào đạo, các sinh viên trường UTT có thể học tập trong môi trường mang tính chủ động, giúp sinh viên có thể phát triển các kỹ năng phân tích vấn đề độc lập. Từ đó, tạo tiền đề vững trãi, làm hành trang cho các bạn sinh viên có thể hoàn thành tốt công việc trong tương lai.
Đặc biệt hơn nữa là các chương trình ngoại khóa, tình nguyện cũng được diễn ra thường xuyên.
Giúp sinh viên có cái nhìn sâu sắc hơn về xã hội cũng như có thể phát triển các kỹ năng mềm thông qua các hoạt động nổi bật như hiến máu tình nguyện, tuyên truyền văn hóa học đường.
Thứ ba, đội ngũ giảng dạy có chuyên môn cao, tận tâm và nhiệt tình
Những “người lái đò” cũng là yếu tố không thể thiếu đối với sự hình thành và phát triển của trường. Đội ngũ giảng dạy tại trường đại học Công nghệ Giao thông Vận tải là những người có kinh nghiệm lâu năm trong việc giảng dạy và nghiên cứu các khóa học. Hơn nữa, họ đều là những người có tâm huyết với nghề và nhiệt tình với tất cả các sinh viên. Đội ngũ giảng dạy cũng đóng vai trò như là bộ mặt của trường UTT.
Thứ tư, cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại
Để sinh viên có môi trường học tập tốt nhất thì nhà trường đã cho lắp đặt các trang thiết bị như là máy tính, máy chiếu, hệ thống wifi. Song song với đó là xây dựng 300 phòng học lý thuyết chuẩn quốc tế cùng với 120 phòng thí nghiệm công nghệ cao tạo điều kiện cho sinh viên có thế học tập trong môi trường đạt chất lượng.
Xem thêm: Mách bạn cách viết CV giao thông - vận tải - cầu đường
2.2. Nhược điểm của trường đại học công nghệ Giao thông Vận tải
Khác với những trường khác thì cách thức thi của trường đại học công nghệ Giao thông Vận tải chủ yếu là hình thức vấn đáp. Đối với những bạn đã quen hình thức làm bài thi trên giấy thì mới đầu theo học tại trường sẽ gặp phải khó khăn khi chưa kịp làm quen với cách thức thi mới. Tuy nhiên, đây cũng không hẳn là nhược điểm bởi đây sẽ là cách giúp các bạn có thể học thuộc được kiến thức, hiểu bản chất vấn đề và ghi nhớ sâu hơn. Bên cạnh đó, các bạn học cơ sở trường ở Hà Nội vào ngày mưa bảo thì sẽ phải đối mặt với tình cảnh lội nước đi học vì rất dễ bị ngập lụt.
3. Cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp có cao hay không?
Để giúp sinh viên có cơ hội việc làm rộng mở khi mới ra trường thì trường đại học công nghệ Giao thông Vận tải thường xuyên hợp tác và ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp uy tín trong nước và trên thị trường quốc tế như công ty TNHH Sun Asterisk Việt Nam, Công ty Cổ phần Upraise (Nhật Bản), 3M, Daizo Tec,… Đây chính là cơ hội cho các sinh viên ngành công nghệ thông tin, xây dựng, công nghệ kỹ thuật cơ khí tàu thủy có thể được thực tập trong công ty lớn.
Bên cạnh đó, nếu bạn thực tập tốt tại các công ty mà trường giới thiệu thì cũng có thể làm nhân viên chính thức và có cơ hội thăng tiến lên các chức vụ cao hơn trong công việc.
Ngoài ra, theo thống kê của tường đại học công nghệ Giao thông Vận tải thì sinh viên ra trường đều có việc làm sau 6 tháng tốt nghiệp. Và trong đó có 73% sinh viên ra trường có việc làm với mức lương trung bình 8.3 triệu đồng/tháng. Nhìn qua các bạn cũng có thể thấy đây là mức lương trung bình khá cao đối với sinh viên mới ra trường.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây của mình, các bạn có thể tự trả lời cho mình câu hỏi: “có nên học đại học Công nghệ Giao thông Vận tải?”. Chúc các bạn có thể tìm được ngôi trường như mơ ước và cơ hội việc làm tốt sau khi ra trường.
7832 0