Nên học thương mại điện tử hay marketing? Biết chọn bên nào
Theo dõi viecday365 tạiCó nhiều bạn sinh viên muốn theo ngành kinh tế và đang băn khoăn trước ngưỡng cửa chọn chuyên ngành khi không biết nên học thương mại điện tử hay marketing. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ phân tích những đặc điểm và cơ hội phát triển của từng ngày, hy vọng có thể giải đáp những thắc mắc của các bạn và giúp các bạn đưa ra lựa chọn ngành học dễ dàng hơn.
1. Những đặc điểm chung của ngành thương mại điện tử và ngành marketing
1.1. Tìm hiểu chung về ngành thương mại điện tử
Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của internet thì cùng với đó là sự xuất hiện của những hình thức thương mại mới có khác biệt lớn so với những hình thức thương mại truyền thống. Đó là hình thức thương mại điện tử.
Kể từ khi ra đời, thương mại điện tử đã và đang phát triển không ngừng và trở thành một hình thức kinh doanh mang lại nguồn lợi nhuận nhanh chóng và khổng lồ. Xuất phát từ lý do đó mà ngành học thương mại điện tử cũng được ra đời và ngay lập tức được đánh giá là một ngành rất “hot” thu hút rất nhiều bạn trẻ.
Thương mại điện tử có thể hiểu đơn giản là thực hiện hoạt động kinh doanh trên internet, bao gồm những hoạt động mua bán hàng hóa hoặc các giao dịch, thanh toán được thực hiện trên nền tảng internet.
Một số kiến thức bạn sẽ được đào tạo khi theo học ngành thương mại điện tử có thể kể đến như sau:
- Tổ chức các hoạt động kinh doanh trên mạng internet
- Học cách sử dụng các công cụ để tìm kiếm và khai thác thông tin phục vụ cho mục đích mở rộng thị trường kinh doanh
Các doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh như giao dịch, ký kết hợp đồng kinh doanh, thanh toán, vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa...
- Học tập kiến thức về mạng máy tính và an ninh mạng
- Chữ ký số và những kiến thức liên quan
- Xây dựng và triển khai các mô hình kinh doanh online, bán hàng online
Bên cạnh đó sinh viên theo học ngành thương mại điện tử cũng sẽ cần phải học những môn học khác bổ túc cho ngành này như:
- Môn pháp luật thương mại điện tử
- Môn kinh tế thương mại
- Thư tín thương mại
- Marketing online
- Kỹ thuật nghiệp vụ thương mại
- Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế
- Quản trị khách hàng
Có thể nói ngành thương mại điện tử bao gồm những kiến thức liên quan đến cả hai ngành là kinh doanh thương mại và công nghệ thông tin, bởi vậy lượng kiến thức mà sinh viên ngành này phải tiếp thu là rất nhiều.
1.2. Tìm hiểu chung về ngành marketing
Hiện nay, marketing đang nằm trong top 8 ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất ở Việt Nam. Nền công nghiệp ngày càng phát triển, đặc biệt là với sự xuất hiện và phổ biến của mạng internet và những công cụ truyền thông đại chúng thì marketing đang được coi là “con bài chiến lược” của mỗi doanh nghiệp.
Do nhu cầu việc làm rất cao nên hiện nay nhiều trường đại học cũng đang giảng dạy chuyên ngành marketing. Sinh viên học ngành này sẽ được đào tạo những kiến thức liên quan đến cách thức nghiên cứu thị trường và khách hàng, xây dựng và phát triển tốt các mối quan hệ, thiết kế chương trình và tổ chức phân phối sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức event…
Đặc biệt là với tình trạng thương mại điện tử phát triển với tốc độ cao như hiện nay thì marketing cũng có thêm hai nội dung mới là digital marketing và marketing online, một phương thức marketing thông qua mạng internet và các công cụ truyền thông đa phương tiện.
Xem thêm: Tìm việc làm thương mại điện tử
2. Ngành thương mại điện tử phù hợp với người như thế nào
Về bản chất, thương mại điện tử vẫn là những hoạt động kinh doanh, chỉ khác ở cách thức người ta thực hiện những hoạt động kinh doanh này. Vậy một người đáp ứng những tiêu chí nào thì phù hợp với ngành thương mại điện tử?
- Có mong muốn cháy bỏng muốn khẳng định bản thân
Làm trong ngành thương mại điện tử, hay nói cách khác là làm kinh doanh, đòi hỏi người trong ngành phải có niềm đam mê và mong muốn khẳng định mình qua những thành tích của bản thân họ. Bởi vì khát khao sẽ mang đến động lực, và khát khao và nhiệt huyết sẽ dẫn đến thành công.
- Những người thường để ý đến những gì xảy ra xung quanh mình
Bạn để ý đến những gì xảy ra xung quanh mình, đồng nghĩa với việc bạn có khả năng nắm bắt và xử lý mọi chuyện có thể tác động đến bản thân. Bạn cũng là người biết cách nắm bắt tâm lý và nhu cầu của người khác, mà những yếu tố này rất phù hợp đối với một người làm kinh doanh.
- Yêu thích công nghệ và thường xuyên sử dụng mạng internet
Như đã đề cập đến ở trên, thương mại điện tử là hình thức kinh doanh trên nền tảng internet. Nếu thường xuyên sử dụng mạng internet thì bạn sẽ rất dễ dàng làm quen với việc lợi dụng mạng internet và các công cụ truyền thông để làm kinh doanh.
- Kiên trì, bền bỉ và luôn nhiệt tình trong mọi tình huống
Cơ hội việc làm và phát triển là có những bạn phải là người kiên trì thì mới có thể tiếp thu và học hỏi những kiến thức trong ngành. Việc học trong trường chưa bao giờ là đủ và bạn luôn phải tự học cũng như học hỏi từ thực tế rất nhiều.
Xem thêm: Tìm việc làm Digital Marketing
3. Ngành Marketing phù hợp với người như thế nào
Marketing thực sự là một mảnh đất hứa đối với rất nhiều người, tuy nhiên không phải là tất cả mọi người. Ngành này cũng có những yêu cầu nhất định đối với những người muốn theo đuổi.
- Đam mê là rất quan trọng
Đúng vậy, nếu bạn không cảm thấy marketing thú vị thì bạn sẽ chẳng trụ được bao lâu trong ngành này. Đam mê cũng cho bạn động lực để vượt qua hết những khó khăn vì môi trường trong ngành có tính cạnh tranh khá cao.
- Năng động và tràn đầy năng lượng
Làm marketing bạn sẽ phải liên tục cập nhật những xu hướng của thị trường cũng như những xu hướng trên các mạng xã hội. Rõ ràng, muốn truyền tải năng lượng tích cực đến mọi người thì trước tiên bạn phải tràn đầy năng lượng tích cực đã chứ.
- Hướng ngoại và thích giao tiếp với mọi người
Nếu bạn có kỹ năng giao tiếp tốt với mọi người thì bạn có thể xây dựng những mối quan hệ tốt với những người xung quanh. Kỹ năng giao tiếp tốt cũng phục vụ rất nhiều trong việc nắm bắt thị trường và trao đổi với đối tác một cách hiệu quả.
- Có sở thích viết lách, vẽ vời hoặc thiết kế
Ý tưởng là rất quan trọng đối với người làm trong ngành marketing. Nếu thích viết lách hoặc vẽ vời bạn có thể truyền đạt ý tưởng của mình một cách tốt hơn. Và điều quan trọng là ý tưởng có thể nảy ra bất kỳ lúc nào, điều bạn cần là khả năng hiện thực hóa và phát triển những ý tưởng đó.
- Luôn cập nhật những thông tin và xu hướng mới nhất
Marketing luôn phải bám sát với xu hướng của thị trường. Việc bạn liên tục cập nhật những xu hướng của thị trường sẽ giúp cho các ý tưởng của bạn không bị lạc hậu và bắt “trend” tốt hơn, từ đó có hiệu quả và sức lan tỏa hơn rất nhiều.
- Cẩn trọng, tỉ mỉ và làm việc theo kế hoạch
Công việc marketing bao gồm rất nhiều giai đoạn nhỏ cần phải được sắp xếp và lên kế hoạch thực hiện một cách cẩn thận. Chỉ cần xuất hiện vấn đề ở một bước thôi là sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến cả quá trình.
- Đôi khi sẵn sàng làm “liều” theo một cách có cơ sở
Có những khi cơ hội chỉ có một lần và những ai nhạy cảm nắm bắt được thì người đó sẽ thành công, tuy nhiên hãy suy xét đến những khả năng của mình chứ đừng làm “liều” mà không có cơ sở nào nhé.
Xem thêm: Nhân viên quản lý sàn thương mại điện tử - Công việc hấp dẫn
4. Cơ hội phát triển nghề nghiệp của mỗi ngành
4.1. Cơ hội việc làm ngành Thương mại điện tử
Ngành thương mại điện tử là một ngành đào tạo còn khá mới ở nước ta. Tuy vậy nhưng đây lại là một ngành có tốc độ phát triển nhanh vào hàng bậc nhất không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới trong thời đại phát triển 4.0. Do đó mà nhu cầu về nguồn nhân lực hay nói cách khác là cơ hội việc làm trong ngành này là rất rộng mở.
Thương mại điện tử mang lại những lợi ích khổng lồ khi các hoạt động kinh doanh được diễn ra dễ dàng hơn, với quy mô trải rộng hơn và sản phẩm đến được với tay người dùng cũng dễ hơn. Hơn nữa các giao dịch và thanh toán cũng diễn ra đồng bộ, nhanh chóng và tiện lợi hơn rất nhiều.
Rõ ràng với những lợi ích như thế thì xu hướng đầu tư trong tương lai của các doanh nghiệp sẽ là đầu tư vào thương mại điện tử và hội nhập toàn cầu. Điều này kéo theo hệ quả là những doanh nghiệp sẽ cần rất nhiều nhân sự trong mảng này và họ cũng sẵn sàng đầu tư vào mảng này. Vì vậy cơ hội việc làm của sinh viên ngành thương mại điện tử sau khi ra trường là rất nhiều. Sinh viên ngành này có thể làm việc tại phòng kinh doanh, phòng marketing hoặc phòng kế hoạch tại các công ty và doanh nghiệp có hoạt động thương mại điện tử. Hoặc các bạn cũng có thể làm việc tại các công ty tin học và công nghệ thông tin chuyên cung cấp những giải pháp công nghệ phục vụ cho các hoạt động kinh doanh thương mại.
4.2. Cơ hội việc làm ngành marketing
Như đã đề cập ở trên, marketing hiện đang thuộc top 8 ngành nghề có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực, điều này rất dễ hiểu khi hiện tại tất cả các hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp, công ty, tập đoàn nào đều cần có marketing để có thể quảng bá và giới thiệu sản phẩm đến tay người dùng. Bên cạnh đó những vị trí công việc liên quan đến marketing cũng rất đa dạng, từ nhân viên nghiên cứu thị trường làm việc trong các công ty có hoạt động kinh doanh, dịch vụ, đến nhân viên phát triển thị trường, quản trị thương hiệu, phát triển sản phẩm, quan hệ khách hàng, nhân viên lập kế hoạch marketing, tổ chức sự kiện… Có thể nói là cơ hội việc làm rất rộng mở kèm với đó là thu nhập ở mức cao.
Ngoài ra bạn cũng có thể nhận làm thêm những dự án làm content, truyền thông trên mạng xã hội, tiếp thị liên kết hoặc làm video quảng cáo…để kiếm thêm thu nhập cũng như làm dày thêm portfolio của mình để hướng tới mục tiêu cao hơn là những cơ hội thăng tiến.
Xem thêm: [Góc giải đáp] Học Marketing ra làm gì để có thu nhập tốt
5. Trả lời câu hỏi nên học thương mại điện tử hay marketing
Như vậy, thương mại điện tử và marketing mỗi ngành đều có những đặc điểm riêng, nhưng có một điểm chung là cơ hội làm việc rất rộng mở và thu nhập ở mức cao.
Nếu bạn thích kinh doanh thì bạn nên hướng tới ngành thương mại điện tử. Còn nếu như bạn thích sáng tạo nội dung thì bạn nên theo ngành marketing. Hãy lựa chọn ngành học phù hợp với sở trường và sở thích của bản thân mình. Cũng phải nói thêm rằng Thương mại điện tử và Marketing là hai ngành có nhiều điểm tương đồng với nhau. Người học marketing sẽ phải học thêm những kiến thức về Thương mại điện tử, ngược lại người học Thương mại điện tử cũng sẽ phải tìm hiểu những kiến thức về Marketing.
Trên đây là những phân tích về ngành Thương mại điện tử và Marketing và cơ hội việc làm của cả hai ngành. Nhìn chung là hai ngành này đều có triển vọng rất lớn và có liên quan đến nhau. Hãy chọn ngành tùy theo sở thích và năng lực cá nhân của bạn.
4292 0