Giải mã chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán

Theo dõi viecday365 tại
Trương Thanh Thanh tác giả viecday365.com Tác giả: Trương Thanh Thanh

Ngày đăng: 20-05-2024

Phòng kế toán là phòng ban không thể thiếu bất kể là trong doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực nào, từ đầu tư, xây dựng, bất động sản đến nông - lâm - ngư nghiệp với quy mô doanh nghiệp lớn nhỏ khác ra sao. Với khối lượng công việc đồ sộ và nhiều đầu mục cần thực thi, hiện nay nhiều người vẫn chưa nắm rõ chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán. Hãy để bài viết sau của viecday365.com giúp bạn giải đáp thắc mắc trên nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Khái quát các thông tin về phòng kế toán trong doanh nghiệp

Như giới thiệu bên trên, phòng kế toán hiện là phòng ban bắt buộc phải có trong các doanh nghiệp bất kể lớn nhỏ. Nền kinh tế hàng hóa phát triển vượt bậc mỗi năm, Việt Nam mở cửa thay da đổi thịt với vô số dự án, cải tiến trong năng suất, chất lượng sản xuất. Với những thay đổi cấp tiến diễn ra từng ngày, từng giờ, kế toán sẽ là những người ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin thực tiễn về tình hình tài chính của tổ chức, doanh nghiệp. 

Khái quát thông tin về phòng kế toán
Khái quát thông tin về phòng kế toán

Từ những hoạt động trên, người kế toán sẽ kiểm tra, phân tích những thông tin về kinh tế, cung cấp những tham vấn hữu ích, hỗ trợ các quyết định liên quan đến tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hiện nay trong các doanh nghiệp, kế toán được chia làm 2 mảng: kế toán thuế và kế toán nội bộ.

- Kế toán thuế sẽ thu thập, thống kế những thông tin kinh tế thông qua báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng, xem xét thông tin của đơn vị. Nhân viên kế toán thuế sẽ đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp đúng với những yêu cầu hiện hành về pháp luật đúng với hình thức kinh doanh của tổ chức. Kế toán viên sẽ cần nắm rõ những thông tin về luật pháp, thuế, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm để phục vụ công việc hiệu quả nhất

- Kế toán nội bộ gồm nhiều nhánh nhỏ như kế toán vật tư, kế toán sản xuất… Họ sẽ dựa theo yêu cầu về quản trị để cung cấp những bản báo cáo chi tiết về tình hình tài chính, doanh thu, xuất nhập tồn trong doanh nghiệp. Đồng thời, đây cũng chính là đội ngũ hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các sai phạm, hành vi không minh bạch khi sử dụng công quỹ.  

Đọc thêm: Mô tả công việc kế toán nội bộ

2. Chức năng của phòng kế toán

Chức năng cơ bản nhất của phòng kế toán là thực hiện những công việc, nghiệp vụ thuộc chuyên môn tài chính kế toán theo đúng quy định của Nhà nước, chuẩn mực pháp luật và nguyên tắc ban hành.

Cùng với đó, dựa trên tình hình thực tế của doanh nghiệp phòng kế toán sẽ thực hiện những hoạt động như quan sát, phản ánh sự vận động của dòng vốn trong doanh nghiệp: tăng trưởng ở những mảng nào, giảm sút doanh thu ở những mảng nào, cần đầu tư ở mảng nào để có hiệu quả doanh thu rõ rệt nhất. Từ đó hỗ trợ Ban lãnh đạo đưa ra quyết định về các vấn đề liên quan.

Chức năng của phòng kế toán
Chức năng của phòng kế toán

Chế độ kế toán sẽ thay đổi theo từng thời kỳ trong doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hiện đại, tiên tiến theo kịp môi trường kinh doanh đổi mới sẽ cần những cải tiến hợp thời và phù hợp với điều kiện, hiện trạng hoạt động của doanh nghiệp. Phòng kế toán sẽ chính là những nhân sự hỗ trợ quá trình tham mưu về chế độ kế toán và phối hợp cùng doanh nghiệp thực hiện những thay đổi qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh. 

Cùng hai nhiệm vụ trên, người kế toán cũng sẽ tham gia xây dựng hệ thống quản lý, quản trị trong doanh nghiệp. Bao gồm: quản trị tri thức - hỗ trợ đội ngũ nhân sự tổ chức vận hàng các kiến thức về chuyên môn hoạt động của doanh nghiệp, quản trị chiến lược - đưa ra các con số để xây dựng những chiến lược phát triển sản phẩm, quản trị chất lượng, quản trị môi trường.. và hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội - thực hiện đúng đủ trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội.

Song hành cùng các phòng ban, bộ phận khác trong công ty, phòng kế toán sẽ hỗ trợ công ty xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, hiệu suất hoạt động cao, giữ vững kỷ cương, nội quy công ty. Thêm vào đó, họ sẽ cùng tạo ra mạng lưới thông tin trong công ty, giúp công ty quản lý nhân sự, tài chính… hữu hiệu. 

Đọc thêm: Quy trình kế toán thuế cho các doanh nghiệp

3. Nhiệm vụ của phòng kế toán

Với những chức năng trên, phòng kế toán phải vận hành và thực hiện những nhiệm vụ nào để đảm bảo thực hiện hiệu quả những chức năng doanh nghiệp yêu cầu? 

3.1. Hạch toán, phản ánh số liệu

Nhiệm vụ hạch toán, phản ánh số liệu
Nhiệm vụ hạch toán, phản ánh số liệu

Đây là nhiệm vụ đầu tiên, tối quan trọng mà phòng kế toán nào cũng cần thực hiện. Mỗi doanh nghiệp sẽ có hình thức vận hành và các nghiệp vụ kinh tế khác nhau. Việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế một cách đầy đủ, kịp thời sẽ phục vụ tốt trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phòng kế toán sẽ tùy theo phân phối từ lãnh đạo ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu về doanh thu, tình hình luân chuyển, sử dụng, hiện trạng của tài sản, vật tư trong doanh nghiệp cùng các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhìn chung, trong hoạt động hoạch định số liệu tại các doanh nghiệp, phòng kế toán sẽ thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến

- Kế toán vốn bằng tiền: Lập chứng từ phát sinh của nghiệp vụ (phiếu thu, phiếu chi, viết séc, lập uỷ nhiệm chi), từ những chứng từ, kế toán tiến hành ghi sổ và theo dõi biến động trên những tài khoản tiền mặt TK111, tài khoản tiền gửi ngân hàng TK112. tài khoản tiền đang chuyển TK113

- Kế toán công nợ: Quản lý và theo dõi công nợ (các khoản thu chi, sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu, phải trả…)

- Kế toán doanh thu, chi phí hoạt động tài chính: Thực hiện các báo cáo doanh thu bán hàng, lập phiếu doanh thu, báo cáo về các khoản giảm trừ doanh thu, kiểm kê số lượng hàng hóa, cập nhật cho kế toán trưởng và bộ phận kế toán trong ngày

- Kế toán tài sản cố định, vật tư, nguyên vật liệu sản xuất…: Hạch toán việc nhập kho hàng hóa, lập phiếu xuất/ nhập kho theo yêu cầu, báo cáo vật từ tồn và nhập thêm hàng hóa 

- Kế toán phúc lợi: Kiểm soát các khoản chi tiêu quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ thưởng… Giảm các quỹ phúc lợi của doanh nghiệp khi có những thay đổi, sụt giảm về doanh thu

Và một số nghiệp vụ khác, tùy theo thực tiễn doanh nghiệp. Đội ngũ nhân sự phòng kế toán sẽ phải gửi đúng hạn, đầy đủ các báo cáo thống kê, quyết toán của công ty theo quy định.

Xem thêm: Việc làm kế toán - kiểm toán

3.2. Đối chiếu thực tiễn

Đối chiếu số liệu với thực tiễn
Đối chiếu số liệu với thực tiễn

Dựa trên các số liệu đến từ các phòng ban, chi nhánh về hoạt động thanh toán, doanh thu, kỷ luật thu nộp, kế toán sẽ xây dựng bản báo cáo chung tổng hợp lại những thông tin trên. Không chỉ xử lý các số liệu, giấy tờ dựa trên hóa đơn chứng từ, phòng kế toán sẽ thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát đến từng phòng ban, đơn vị, chi nhánh trong doanh nghiệp để đối chiếu số liệu với thực tiễn. 

Phòng kế toán sẽ thay lãnh đạo cấp cao thực hiện kiểm tra các kế hoạch sản xuất kinh doanh, thu chi tài chính, kiểm tra việc giữ gìn, sử dụng, bảo vệ các tài sản chung, vật tư, tiền vốn, quỹ từ các phòng ban. Khi nhận được yêu cầu từ lãnh đạo, các thành viên trong đội kế toán sẽ phải đảm bảo việc cung cấp và lưu trữ các hồ sơ về vật tư, tài sản, và nguyên liệu đã được nhập kho. Xác định và phản ánh đúng, kịp thời kết quả kiểm kê hàng hóa, chất lượng nguyên liệu, đưa ra các thủ tục cần thiết để xử lý mất mát, hư hỏng và đề xuất các phương án giải quyết. 

Từ những hoạt động thực tiễn trên sẽ giúp phát hiện và ngăn chặn những đối tượng lãng phí, vi phạm nội quy công ty. Bên cạnh đó, họ sẽ có quyền yêu cầu giải trình, tường trình khi xảy ra sai phạm để dễ nắm bắt và giao cho cấp trên đưa ra quyết định xử lý. Các đơn vị trực thuộc tổ chức, doanh nghiệp sẽ được phòng kế toán tổ chức đào tạo, hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành pháp lệnh kế toán thống kê để quản lý sổ sách nhằm phục vụ quá trình hoạt động. 

3.3. Hỗ trợ lãnh đạo, các phòng ban khác

Hỗ trợ lãnh đạo và các phòng ban khác
Hỗ trợ lãnh đạo và các phòng ban khác

Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát đối chiếu số liệu phòng kế toán cũng sẽ hỗ trợ được lãnh đạo kiểm tra quá trình vận hành của các phòng ban khác. Đồng thời họ sẽ giúp các phòng bạn khác nắm được và khắc phục sai phạm, tránh tái diễn sai sót. 

Dựa trên những con số, số liệu về doanh thu, phòng kế toán có thể hỗ trợ phòng kinh doanh, marketing để đưa ra những sản phẩm, cải tiến quá trình xúc tiến thương hiệu nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Mỗi phòng ban với từng chức năng nhiệm vụ riêng, nhưng sẽ nhờ sự đoàn kết, ăn ý giúp doanh nghiệp, tổ chức phát triển mạnh mẽ. Phòng kinh doanh có thể nắm vai trò chủ trì hoặc phối hợp với các phòng ban khác để lập kế hoạch kinh doanh, tài chính dài hạn phục vụ hoạt động công ty, thực hiện đầy đủ công tác thống kê, kế hoạch tài chính theo quy định. 

3.4. Tham gia thực hiện công tác đầu tư tài chính tại đơn vị

Tham gia thực hiện công tác đầu tư tác chính tại đơn vị
Tham gia thực hiện công tác đầu tư tác chính tại đơn vị

Là người nắm rõ tình hình tài chính và sổ sách trong doanh nghiệp, phòng kế toán chính là đội ngũ tham mưu chính hỗ trợ chỉ đạo thực hiện và tham gia kiểm tra, giám sát việc quản lý chấp hành chế độ tài chính kế toán theo pháp luật và nội bộ công ty. Bộ phận sẽ đưa ra kế hoạch, định mức chi tiêu để đảm bảo đúng với chỉ tiêu ban lãnh đạo cấp cao của công ty đưa ra cũng như xây dựng các quy tắc nội bộ về quản lý tài chính. 

Những quy trình thu chi kinh doanh, quản lý tiền vốn, công nợ trong công ty, các định mức về tồn kho, lương thưởng sẽ được phổ biến tới các phòng ban trong đơn vị thông qua phòng kế toán để đảm bảo đội ngũ nhân sự trong công ty đều chấp hành tốt. Trong quá trình hỗ trợ doanh nghiệp vận hàng, phòng kế toán cũng sẽ đưa ra những kiến nghị, đề xuất với lãnh đạo để có các biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao và phù hợp với đặc thù, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Đọc thêm: Đơn xin việc kế toán trưởng

4. Trách nhiệm, quyền hạn của phòng kế toán

Bên cạnh chức năng và nhiệm vụ, không thể thiếu những quyền hạn của phòng kế toán. Được mệnh danh là một trong những bộ phần quyền lực nhất của công ty, nhân sự trong phòng kế toán cũng có nhiều trách nhiệm hơn. 

Phòng kế toán sẽ đôn đốc, nhắc nhở, yêu cầu các phòng ban khác trong công ty thực hiện các quy định về quản lý tài chính, kế toán. Thêm vào đó, họ sẽ góp ý về mặt tài chính cùng như đưa ra ý kiến về công tác kinh doanh, chi tiêu tại tổ chức doanh nghiệp. Đội ngũ kế toán sẽ tiếp xúc trực tiếp với các nhân sự trong công ty và giải quyết các sai phạm, nhắc nhở yêu cầu tường trình, cam kết. Trong phạm vi công việc chuyên môn kế toán - tài chính, phòng kế toán có trách nhiệm báo cáo và đề xuất với lãnh đạo có thẩm quyền các vấn đề của các bộ phận khác. Nhân sự phòng kế toán cũng sẽ phải thực hiện các nhiệm vụ khác trong phạm vị công ty tùy theo phân công của ban lãnh đạo. 

Trách nhiệm, quyền hạn của phòng kế toán
Trách nhiệm, quyền hạn của phòng kế toán

5. Phúc lợi, đãi ngộ của phòng kế toán

Công việc kế toán có lộ trình thăng tiến rõ ràng gồm 3 cấp bậc: 

- Kế toán viên: Vị trí phù hợp với các bạn sinh viên vừa ra trường, với mức lương giao động từ 4 - 6 triệu tùy quy mô doanh nghiệp.

- Kế toán tổng hợp: Khi bạn đã có kinh nghiệm từ 2 - 3 năm trong ngành kế toán, đây sẽ là vị trí phù hợp cho bạn trau dồi thêm kinh nghiệm bản thân với mức lương từ 7 đến trên 10 triệu. 

- Kế toán trưởng: Đây là chức vụ đứng đầu bộ phận kế toán của một doanh nghiệp, là người chỉ đạo và hướng dẫn các kiểm toán viên sau cho hợp lý nhất. Mức lương cho vị trí này sẽ giao động từ 10 - 20 triệu trở lên. 

Phúc lợi, đãi ngộ của phòng kế toán
Phúc lợi, đãi ngộ của phòng kế toán

Với những thông tin trong bài viết, hy vọng các bạn đã nắm được những chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán. Nếu bạn muốn biết rõ hơn yêu cầu, mô tả công việc phòng kế toán của từng doanh nghiệp, đừng ngại ngần ghé viecday365.com - trang web tuyển dụng uy tín hàng đầu với vô số công việc hấp dẫn. Không chỉ vậy, bạn cũng có thể tham khảo kho CV với hàng trăm CV phục vụ đa dạng đủ mọi ngành nghề. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết trên, hãy đón đọc thêm những bài viết khác trên viecday365.com nhé.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1332 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT