Cách viết cv xin việc tư vấn viên mà bạn không nên bỏ qua
Theo dõi viecday365 tạiTư vấn viên là một trong những việc làm có khả năng thúc đẩy doanh thu một cách tích cực khi họ là những người trực tiếp làm việc với khách hàng. Với vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, tư vấn viên trở thành một người kết nối và truyền tải các yêu cầu cũng như thông điệp, giúp cho khách hàng tin tưởng hơn vào sự lựa chọn của mình và doanh nghiệp có thêm được cho mình các khách hàng tiềm năng. Do vậy mà việc làm tư vấn viên trở nên hấp dẫn hơn với nhu cầu tuyển dụng khá cao. Và để bạn có thể không bị bỏ lỡ cơ hội của mình thì CV xin việc tư vấn viên sẽ cần được chuẩn bị chỉn chu ngay tức khắc. Và cách viết CV xin việc tư vấn viên sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy vai trò của một CV xin việc.
1. Hướng dẫn cách viết CV xin việc tư vấn viên
Để có một CV xin việc tư vấn viên hoàn chỉnh thì điều đầu tiên, các bạn cần nắm bắt chính là bố cục, những nội dung chính trong CV xin việc. Điều này sẽ giúp các bạn không bị bỏ sót những phần nội dung quan trọng mà mình cần triển khai ở trong CV xin việc tư vấn viên.
Cụ thể thì những nội dung mà bạn cần có trong CV xin việc tư vấn viên sẽ bao gồm các phần sau: Thông tin liên hệ của bản thân, Thông tin về học vấn và bằng cấp, Mục tiêu trong công việc, Kinh nghiệm làm việc và Kỹ năng trong công việc. Đây là những phần hết sức phổ biến mà các bạn sẽ có thể thấy trong bất cứ các mẫu CV xin việc nào hiện nay.
Xem thêm: Việc làm bác sĩ tư vấn
1.1. Phần thông tin cá nhân
Phần thông tin liên hệ hay phần thông tin cá nhân sẽ là phần mở màn trong CV xin việc tư vấn viên của bạn. Có thể nói rằng ở phần này thì bất cứ ngành nghề nào cũng sẽ có sự giống nhau, bởi đây sẽ là những thông tin giúp nhà tuyển dụng có thể liên lạc với bạn một cách tốt nhất.
Tuy nhiên, bên cạnh các thông tin như Họ tên, Ngày tháng năm sinh, Địa chỉ nơi ở, Số điện thoại di động và địa chỉ email thì các bạn có thể thêm cho mình một bức ảnh cá nhân và tình trạng hôn nhân của bản thân. Tại sao lại như vậy?
Với vai trò là một tư vấn viên, bạn có thể sẽ gặp gỡ trực tiếp với khách hàng, vì thế mà một gương mặt ưa nhìn sẽ là lợi thế cho bạn trong quá trình ứng tuyển việc làm tư vấn này. Cộng với đó, việc độc thân sẽ cho thấy thời gian và tâm huyết dành cho công việc của bạn sẽ nhiều hơn chưa kể năng suất cũng sẽ cao hơn khi bạn nỗ lực cho những cơ hội thăng tiến của bản thân trong tương lai.
Về cơ bản, ở phần này, bạn chỉ cần cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ là có thể nhận được số điểm khả quan trong phần này từ nhà tuyển dụng rồi.
1.2. Trình độ, bằng cấp phù hợp với tư vấn viên
Học vấn và bằng cấp chuyên môn phù hợp với tư vấn viên đóng vai trò quan trọng. Bởi bạn sẽ cần có sự hiểu biết chính xác về lĩnh vực chuyên môn thì mới có thể thực hiện tốt công việc tư vấn của mình. Do vậy mà bạn nên đưa ra thông tin sao cho phù hợp nhất với vị trí tư vấn viên mà mình ứng tuyển.
Đối với cách viết CV trong phần này thì cũng không quá khó. Các bạn chỉ cần đưa ra thông tin về quá trình đào tạo chuyên nghiệp của bản thân mà thôi.
Ví dụ:
2024 - 2024: Trường Đại học Hồng Bàng
Quản trị kinh doanh
Xếp loại: Giỏi
Ngoài ra, các bạn có thể thêm các thông tin về những chứng chỉ mà mình đạt được. Những chứng chỉ hữu ích cho tư vấn viên chính là chứng chỉ về ngoại ngữ và chứng chỉ Tin học. Đây sẽ là chứng chỉ làm tăng điểm cộng cho bạn về khả năng của bản thân trong vai trò là một tư vấn viên.
1.3. Mục tiêu trong công việc
Mục tiếp theo mà viecday365.com chia sẻ trong cách viết Cv xin việc tư vấn viên đó là mục tiêu trong công việc. Bất cứ ai cũng sẽ có những mục tiêu riêng trong công việc như đạt được vị trí cao hơn hay tích lũy được kinh nghiệm cho bản thân. Và bạn cần thể hiện được điều đó trong CV xin việc tư vấn viên của mình.
Một ứng viên, cho dù ứng tuyển bất cứ ngành nghề nào mà không có cho mình một sự định hướng rõ ràng thì sẽ không bao giờ được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Vì thế mà để lọt vào mắt xanh của những nhà tuyển dụng khó tính nhất thì hãy có cho mình những mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng.
Ví dụ về tư vấn viên bất động sản:
- Mục tiêu ngắn hạn: Vận dụng các kiến thức về tâm lý khách hàng cũng như kiến thức về tình hình bất động sản hiện nay, tôi sẽ kết hợp với khả năng giao tiếp của mình để tư vấn một cách hiệu quả nhất cho khách hàng. giúp khách hàng có được những quyết định sáng suốt và tăng doanh số cho công ty. Đem lại sự hiệu quả trong công tác tư vấn, đẩy mạnh thương hiệu trong sự nhận diện của khách hàng tốt hơn. Từ đó đúc kết được kinh nghiệm làm việc cho bản thân được hiệu quả hơn trong tương lai.
- Mục tiêu dài hạn: Là người có tinh thần cầu tiến và sự ham học hỏi, tôi hy vọng trong 2 năm tới sẽ trở thành một team leader tốt của đội ngũ tư vấn viên và có được một vị trí cao hơn sau 5 năm làm việc của bản thân.
Sự rõ ràng và tầm nhìn cụ thể sẽ là cách cho thấy được sự quyết tâm và chí tiến thủ của bạn trong công việc. Biết mình muốn gì và cần làm gì để đạt được điều đó sẽ là cách giúp bạn tạo được điểm nhấn cho bản thân.
Xem thêm: Việc làm chuyên viên tư vấn bất động sản
1.4. Kinh nghiệm làm việc tư vấn viên
Bề dày về kinh nghiệm sẽ là những thông tin chứa đựng các giá trị vô cùng quan trọng và có tác động lớn tới sự xuất hiện của bạn trong vòng phỏng vấn sau đó. Vì thế, viết kinh nghiệm làm việc tư vấn viên là vô cùng quan trọng.
Những điều bạn cần chú ý khi viết kinh nghiệm làm việc trong CV xin việc tư vấn viên như sau:
- Đối với ứng viên có kinh nghiệm:
- Vì bạn đã có kinh nghiệm nên hãy viết thật ngắn gọn nhưng đầy đủ và dễ hiểu. Tức là bạn không nên quá lan man trong phần này. Hãy chọn lựa các kinh nghiệm phù hợp với vị trí tư vấn viên và giải thích về những điều bạn đã làm bằng 1, 2 câu văn giải thích.
- Những con số sẽ là những minh sống và đảm bảo sự chân thật cho những kinh nghiệm mà bạn đưa ra. Thêm vào đó, sự xuất hiện của các con số sẽ khiến nhà tuyển dụng chú ý hơn so với kinh nghiệm toàn chữ.
- Các mốc thời gian cụ thể và theo dòng thời gian từ hiện tại trở về trước sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn cho bạn. Nhà tuyển dụng không chỉ nắm bắt được tình hình của bạn trong thời gian gần đây mà còn thấy được quá trình sự nghiệp của bạn ra sao
Ví dụ như sau:
8/2024 - 5/2024: Công ty TNHH MTV YSL
Nhân viên tư vấn bất động sản
- Thực hiện chăm sóc và tư vấn khách hàng thông qua điện thoại và email dựa trên nguồn data mà công ty đã cung cấp.
- Thuyết phục khách hàng và mời họ tham dự các buổi event hay các cuộc gặp gỡ trực tiếp.
- Giải đáp chi tiết các thắc mắc của khách hàng về tiềm năng bất động sản và chi phí bất động sản mà khách hàng quan tâm.
- 80% khách hàng được tư vấn đã tìm đến và hợp tác, góp phần thúc đẩy doanh thu của công ty tăng 15%.
- Đối với ứng viên chưa có kinh nghiệm:
- Nếu bạn đã từng thực tập, học việc ở vị trí này dù chưa lên nhân viên chính thức cũng hãy mô tả thật rõ ràng công việc bạn đã thực hiện, bạn thực tập ở công ty nào, thời gian nào.
- Trường hợp là lần đầu ứng tuyển vị trí này bạn có thể mô tả kinh nghiệm thực tế trong cuộc sống ví dụ tham gia câu lạc bộ, các chương trình từ thiện,... Bởi các công việc này cho thấy được bạn là người năng động, thích giao tiếp, tiếp xúc. Ngoài ra, bạn cũng có thể giải thích tại sao bạn chưa có kinh nghiệm, ví dụ như lịch học không đều hoặc không có đủ thời gian để rèn luyện kỹ năng. Lưu ý rằng bạn có thể viết ít những tuyệt đối không được bỏ trống.
Ví dụ:
5/2024 - 1/2024: Công ty TMCP BAD
Nhân viên chăm sóc khách hàng part time
- Thực hiện các cuộc gọi chăm sóc khách hàng với các dịch vụ, sản phẩm về giáo dục mà công ty đang triển khai.
- Nâng cao được kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống thông qua điện thoại.
- Sau 1 tháng làm quen đã có khả năng hoàn thành KPI một cách hiệu quả trong thời gian làm việc.
Xem thêm: Bạn có biết tư vấn là gì? Một tư vấn viên sẽ làm công việc gì?
1.5. Kỹ năng trong công việc
Với việc làm tư vấn viên, kỹ năng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên hiệu quả trong công việc. Những kỹ năng cần có của một tư vấn viên sẽ bao gồm:
- Kỹ năng về ngoại giao và khả năng thuyết phục.
- Kỹ năng lắng nghe và nắm bắt tâm lý, nhu cầu của khách hàng.
- Kỹ năng quản lý và sử dụng thời gian một cách hiệu quả.
- Kỹ năng nắm bắt vấn đề nhanh chóng và chính xác.
- Sự kiên nhẫn và bình tĩnh trong công việc.
- Tinh thần trách nhiệm cao trong công việc của mình.
Đưa ra những kỹ năng phù hợp với việc làm tư vấn sẽ giúp bạn tạo hiệu ứng tốt hơn trong CV xin việc tư vấn viên của mình.
2. Gợi ý một số mẫu CV xin việc tư vấn viên cho bạn
Hiện nay, việc sử dụng các mẫu CV xin việc tư vấn viên trên các website là rất phổ biến. Các bạn có thể tham khảo một số mẫu CV xin việc tư vấn viên trên website viecday365.com.
Được đánh giá là một trang web sở hữu các mẫu CV xin việc ấn tượng, CV xin việc tư vấn viên trên viecday365.com được đầu tư về mặt thiết kế với các phong cách hết sức đa dạng. Tạo được hiệu ứng vô cùng tốt trước các nhà tuyển dụng khi thể hiện được những đặc trưng của nghề tư vấn viên.
Sử dụng mẫu CV xin việc tư vấn viên trên viecday365.com sẽ giúp các bạn có thể tăng cơ hội trúng tuyển cho mình khi đã được hoạch định các phần nội dung với bố cục rõ ràng và định dạng phù hợp nhất.
Trên đây chính là chia sẻ chi tiết về cách viết CV xin việc tư vấn viên. Mong rằng bài viết đã giúp các bạn có được những thông tin bổ ích và sở hữu cho mình một CV xin việc tư vấn viên hiệu quả.
1661 0