Ngạc nhiên về hiệu quả của các cách quản lý cửa hàng từ xa!

Theo dõi viecday365 tại
Trần Hải Minh tác giả viecday365.com Tác giả: Trần Hải Minh

Ngày đăng: 24-10-2024

Không phải người kinh doanh nào cũng có nhiều thời gian để theo dõi sát sao việc kinh doanh trong cửa hàng của mình, nhất là với những người có địa điểm kinh doanh cách xa nơi sinh sống hoặc kinh doanh nhiều cửa hàng thì quản lý cửa hàng từ xa là một điều tất yếu. Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách quản lý cửa hàng từ xa. Xem ngay nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Quản lý nhân viên

1.1. Vấn đề quản lý nhân viên

Quản lý nhân viên chính là điều đầu tiên mà chúng ta cần quan tâm khi quản lý cửa hàng từ xa. Nhất là với những cửa hàng kinh doanh lớn, có nhiều nhân viên thì lại càng cần phải quan tâm. Không những chúng ta cần phải quản lý thời gian làm việc của nhân viên mà còn phải kiểm soát các thao tác làm việc, quy trình thực hiện công việc cũng như hành vi, thái độ của họ đối với công việc. 

Khó khăn trong việc quản lý nhân viên cửa hàng
Khó khăn trong việc quản lý nhân viên cửa hàng

Nhân viên chính là những người tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất chứ không phải là người quản lý. Chính vì thế, thái độ phục vụ của các nhân viên sẽ ảnh hưởng rất lớn tới danh tiếng, uy tín và sự hài lòng của khách hàng. Như vậy, kiểm soát tốt nhân viên cũng là cách để cửa hàng có thể có cơ hội bán hàng nhiều hơn. 

Vấn đề thất thoát hàng hóa, tiền bạc không phải là điều hiếm gặp ở các cửa hàng kinh doanh. Khi rơi vào tình huống này thì thực sự rất khó xử lý vì không biết lỗi đến từ nhân viên hay khách hàng. Quản lý nhân viên tốt cũng giúp cho cửa hàng hạn chế thất thoát về hàng hóa, tài chính cho cửa hàng. 

1.2. Cách quản lý nhân viên

1.2.1. Phân quyền cho nhân viên

Phân quyền cho nhân viên là vô cùng cần thiết và quan trọng. Người kinh doanh cần tuyển một nhân viên quản lý trong cửa hàng và phân quyền cho họ thay mặt để quản lý tất cả các hoạt động trong cửa hàng. 

Các nhân viên này sẽ có những chế độ đãi ngộ khác biệt hơn so với các nhân viên khác, họ được hưởng quyền lợi riêng có và thực hiện nhiệm vụ của một người quản lý, theo dõi, quan sát việc thực hiện công việc của các nhân viên khác. 

Phân quyền cho nhân viên quản lý cửa hàng
Phân quyền cho nhân viên quản lý cửa hàng

Việc phân quyền cũng đồng nghĩa với việc các bạn cần phải có sự tin tưởng với các nhân viên quản lý đó để họ có thể cảm nhận được sự tin tưởng đến từ phía người làm chủ, làm việc hết mình, cống hiến hết mình. 

1.2.2. Quy định rõ ràng

Mỗi cửa hàng cần có những quy định riêng, coi đó là quy chuẩn để các nhân viên có thể thực hiện. Có thể là các quy định về thời gian làm việc, thái độ làm việc, các việc được phép làm và không được phép làm, nhưng cách xử lý tình huống phù hợp, hoặc các hình phạt khi vi phạm quy định. 

Tuy nhiên, các quy định này không được quá khắt khe, ảnh hưởng tới tâm lý, nhân viên sẽ cảm thấy áp lực khi làm việc, giảm hiệu suất công việc cũng như sự gắn bó lâu dài với cửa hàng. Một số quy định nên được xem xét ý kiến từ các nhân viên trong cửa hàng để họ cảm thấy bản thân được tôn trọng, có quyền được bày tỏ ý kiến và được lắng nghe. 

1.2.3. Phân đúng người đúng việc

Mỗi nhân viên trong cửa hàng cần có những nhiệm vụ riêng biệt, phù hợp với năng lực và chuyên môn. Việc phân công công việc rõ ràng cũng giúp cho cửa hàng không gặp phải tình trạng quá nhiều người tập trung vào một công việc mà bỏ qua các nhiệm vụ khác. 

Phân công công việc đúng người đúng việc
Phân công công việc đúng người đúng việc

Các nhân viên làm việc độc lập, đúng công việc của mình giúp cho hoạt động của cửa hàng được ổn định, trơn tru. Tuy nhiên, việc phân công công việc này cũng không nên quá cứng nhắc. Trong trường hợp nhân viên ở vị trí A có ít việc thì có thể giúp đỡ các bộ phận khác để hoàn thành công việc nhanh chóng hơn. 

1.2.4. Chú trọng công tác đào tạo

Đào tạo nhân sự đầu vào là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, ở các cửa hàng hiện nay không quá quan trọng việc đào tạo, thường sẽ chỉ hướng dẫn cho nhân viên sắp xếp hàng hóa, sử dụng máy thu ngân,... mà quên đi việc đào tạo cả thái độ, cách giao tiếp và tư vấn cho khách hàng. 

Để tư vấn cho khách hàng những sản phẩm phù hợp nhất thì doanh nghiệp cần phải cho nhân viên nhận biết, làm quen với các sản phẩm trong cửa hàng, công dụng của các sản phẩm này. Từ đó, có thể nâng cao được trải nghiệm của khách hàng khi mua sắm. 

2. Quản lý tài chính

2.1. Vấn đề quản lý tài chính

Không chỉ cần quản lý vấn đề lỗ, lãi mà người kinh doanh còn phải quản lý được nguồn tiền mặt, xoay vòng vốn hay cả công nợ đối với nhà cung cấp. Việc quản lý tốt tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể hạn chế được những thất thoát trong kinh doanh. Đồng thời, có một nguồn vốn ổn định để nhập hàng hóa khi cần thiết. 

Khó khăn gặp phải trong quản lý tài chính cửa hàng
Khó khăn gặp phải trong quản lý tài chính cửa hàng

2.2. Cách quản lý tài chính

Người quản lý cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi, tổng hợp và so sánh các hóa đơn bán hàng của cửa hàng để kịp thời xử lý các vấn đề, khúc mắc trong kinh doanh. Với những cửa hàng đang kinh doanh theo hình thức truyền thống, ghi chép trên sổ sách thì việc kiểm tra này cần phải diễn ra thường xuyên hơn. 

Thêm vào đó, cần kiểm soát tốt nguồn tiền mặt trong cửa hàng để tránh thất thoát bởi các nhân viên gian lận hay những kẻ gian lợi dụng sơ hở để lấy tiền mặt. Người quản lý có thể lắp camera ở khu vực thanh toán để hạn chế được mất mát.

Việc thanh toán hàng hóa qua QR code hay thẻ ngân hàng đã vô cùng thịnh hành, cửa hàng có thể khuyến khích khách hàng của mình thanh toán qua các hình thức này để giảm được các thao tác quản lý tiền mặt và hóa đơn. 

3. Quản lý hàng hóa

3.1. Vấn đề quản lý hàng hóa

Quản lý hàng hóa cũng chính là vấn đề đáng quan tâm nhất trong quản lý cửa hàng từ xa: quản lý nguồn hàng, quản lý hàng tồn kho, quản lý đơn hàng,... Việc quản lý tốt hàng hóa sẽ giúp cho doanh nghiệp hạn chế thất thoát, hết hàng, hàng hóa bị tồn đọng quá lâu gây ảnh hưởng tới chất lượng. 

Khó khăn trong việc quản lý nguồn hàng hóa
Khó khăn trong việc quản lý nguồn hàng hóa

3.2. Cách quản lý hàng hóa

Người kinh doanh nên đánh số (gắn thẻ, gắn mã) cho từng sản phẩm hàng hóa để việc quản lý dễ dàng hơn. Hàng hóa nên được sắp xếp theo trình tự, các sản phẩm có thể sử dụng kết hợp, cùng tính năng, sản phẩm bổ sung thì nên được sắp xếp cùng nhau để tăng khả năng mua của khách hàng. 

Đồng thời, cần theo dõi khả năng mua hàng của khách hàng và thiết lập một định mức hàng tồn kho tối thiểu để theo dõi chính xác, nhanh chóng. Khi hàng hóa đã chạm đến mức tối thiểu thì cần phải nhanh chóng liên hệ nhà cung cấp để nhập hàng hóa, tránh hết hàng, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh. 

4. Sử dụng quanlykhovan.viecday365.com trong quản lý cửa hàng từ xa

Áp dụng công nghệ vào việc quản lý cửa hàng từ xa là vô cùng cần thiết. Hãy tham khảo ngay phần mềm quản lý kho vận quanlykhovan.viecday365.com để tìm kiếm giải pháp cho cửa hàng của mình. 

Phần mềm này sẽ giúp cho các bạn giải quyết mọi vấn đề khó khăn trong cửa hàng từ quản lý nhân viên, quản lý hàng hóa đến quản lý tài chính. Mọi thao tác đều có thể thực hiện trên phần mềm này một cách dễ dàng. 

Sử dụng phần mềm quản lý kho vận trong quản lý cửa hàng từ xa
Sử dụng phần mềm quản lý kho vận trong quản lý cửa hàng từ xa

Một số tính năng điển hình của phần mềm có thể kể đến như: xuất hóa đơn, đa dạng hình thức thanh toán, quản lý kho hàng, xây dựng chương trình khách hàng, xuất báo cáo kinh doanh, liên kết với các kênh bán hàng trực tuyến,...

Phần mềm có chi phí sử dụng vô cùng phù hợp, vừa giúp cho các bạn tiết kiệm thời gian, công sức, lại tiết kiệm cả chi phí thuê nhân viên quản lý. Người dùng có thể trải nghiệm thử dịch vụ này trong 7 ngày trước khi ra quyết định mua. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách quản lý cửa hàng từ xa. Mong rằng qua bài viết này, các bạn sẽ có được những mẹo phù hợp để áp dụng cho cửa hàng của mình, nâng cao hiệu quả kinh doanh trong cửa hàng. Chúc thành công!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1159 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT