Business plan là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến business plan

Theo dõi viecday365 tại
Quỳnh Trang tác giả viecday365.com Tác giả: Quỳnh Trang

Ngày đăng: 12-07-2024

Business plan là một thuật ngữ kinh tế được dùng khá phổ biến trong hoạt động kinh doanh buôn bán. Bất kì một doanh nghiệp nào khi hoạt động đều cần có kế hoạch kinh doanh. Vậy kế hoạch kinh doanh hay bunsiness plan là gì?

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Cv xin viêc mẫu

1. Business plan là gì?

Business plan hay còn gọi là kế hoạch kinh doanh, rất cần thiết trong việc giúp công ty đặt ra các mục tiêu chiến lược thu hút đầu tư. Một bản kế hoạch có một hoặc nhiều ý tưởng, định hướng tương lai phát triển của một doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định.

Một bản kế hoạch kinh doanh sẽ giải thích lịch trình công ty sẽ sử dụng vốn đầu tư như thế nào, bao gồm cả chiến lược, mục tiêu phát triển lợi nhuận trong khoàng thời gian ba đến năm năm tới hoặc có thể dài hơn.

Business plan là gì?
Business plan là gì?

Mặc dù kế hoạch kinh doanh đặc biệt quan trọng cho các doanh nghiệp mới bắt đầu khởi nghiệp, thế nhưng nó không chỉ dành riêng cho các doanh nghiệp non trẻ này mà hầu hết các doanh nghiệp nói chung đều cần thiết. Đặc biệt là lúc một công ty đang chuẩn bị cân nhắc lại kế hoạch định kì để báo cáo lại các kế hoạch của công ty đã được hoàn thành hoặc đã thay đổi phát triển trong thời gian tới.

Đôi khi một bản kế hoạch kinh doanh hoàn thiện, chi tiết, hoàn hảo sẽ giúp doanh nghiệp xác định hướng đi đúng đắn, chuyển sang các mục tiêu mới.

Để hiểu hơn về kế hoạch kinh doanh thì chúng ta cứ định nghĩa nó như một công cụ cơ bản mà bất kì doanh nghiệp nào đều phải có trong quá trình hoạt động. Thông thường, muốn kêu gọi đầu tư từ các ngân hàng và các quỹ đầu tư mạo hiểm thì một bản kế hoạch khả thi là điều kiện tiên quyết để họ đầu tư vào một doanh nghiệp.

Khái niệm business plan
Khái niệm business plan

Một công ty cũng có thể không cần đến kế hoạch kinh doanh, thế nhưng đây không phải một ý tưởng hay. Bởi lẽ trên thực tế, dường như số công ty có thể tồn tại mà không có kế hoạch kinh doanh là rất ít, phải nói là hiếm. Chắc chắn, một bản kế hoạch được lập ra sẽ mang nhiều lợi ích khi bám sát vào nội dung được đề ra, cũng đồng nghĩa với một bản kinh doanh tốt phải phác thảo ra cụ thể tất cả các chi phí và rủi ro trong mỗi quyết định được đề ra.

Xem thêm: Việc làm chuyên viên kinh doanh

2. Các yếu tố của một bản kế hoạch kinh doanh

Hầu như các bản kinh doanh của các doanh nghiệp đều không giống nhau nhưng  tất cả đều có xu hướng đề cập tới như: tóm tắt điều hành về doanh nghiệp, công ty đang hoạt động và mô tả chi tiết về doanh nghiệp, dịch vụ cung cấp hoặc các sản phẩm của doanh nghiệp đang lưu hành. Nó cũng nêu ra các dự định của doanh nghiệp để đạt đạt được mục tiêu của mình.

Các yếu tố ảnh hưởng đến business plan
Các yếu tố ảnh hưởng đến business plan

Thứ nhất về tóm tắt điều hành: Phần này nói ngắn gọn về công ty, các chiến lược cũng như cách thức hoạt động của công ty. Các sứ mệnh về sản phẩm mà công ty muốn đem lại.

Thứ hai, sản phẩm và dịch vụ: tại đây, công ty giới thiệu về các sản phẩm dịch vụ mà mình cung cấp. Bất kì các thông tin nào của sản phẩm có thể cho vào phần này

Thứ ba,  phân tích thị trường:  Vấn đề thị trường luôn phải được nghiên cứu chặt chẽ, bởi một sản phầm cần có mục tiêu và thị trường tốt để phát triển nó. Kế hoạch sẽ phác thảo tính cạnh tranh và các yếu tố cần thiết hoạt động trong ngành, cùng với ưu điểm và nhược điểm của nó.

Chiến lược tiếp thị: Phần này mô tả cách thức công ty tiếp cận thị trường, sẽ thu hút và giữ gìn khách hàng của mình như thế nào. Điều này có nghĩa là cần phải phác thảo rõ ràng một kênh phân phối hành hóa.

Yếu tố có trong business plan
Yếu tố có trong business plan

Lập kế hoạch tài chính: Công ty cần cho kế hoạch tài chính vào bản kế hoạch của mình. Đưa vào mục tiêu chiến lược trong vài năm đầu tiên và bất kì nhà đầu tư tiềm năng nào.

Điểm quan trọng của ngân sách trong hoạt động của một công ty là việc nói ngắn gọn nếu muốn tồn tại và phát triển. Thế nên, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải có vốn để hoạt động. Điều này bao gồm tổng các chi phí thu chi liên quan đến nhân sự, phát triển, sản xuất, tiếp thị hay bất kì chi nào liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp.

Xem thêm: [Bật mí] Chuyên viên hoạch định tài chính là gì - Cần nắm bắt cơ hội

Cv online

3. Các bước thực hiện business plan

- Xác định mục tiêu dài hạn cho doanh nghiệp của mình

Mỗi bản kế hoạch là mục tiêu nhỏ cần làm thường ngày, và nó phục vụ cho mục đích lớn lao hơn. Xác định đúng hướng đi cho doanh nghiệp, tạo một mục tiêu chung có tầm nhìn xa, là cơ sở để hình thành từng kế hoạch nhỏ cần làm.

­- Đặt ra những mục tiêu nhỏ chi tiết hơn, dễ thực hiện nhất

Có được vấn đề chung, hướng đi nhất định cho mình, thì cần phải đi như thế nào, bắt đầu ra sao, cần làm gì, … Dựa trên nguyên tắc SMART, nhà quản trị cần có kế hoạch cụ thể trong business plan cho doanh nghiệp.

- Dùng các lợi thế đặc biệt của doanh nghiệp để thực hiên

Cần phải biết đâu là lợi thế, đâu là điểm khác biệt mang lại tính tích cực của doanh nghiệp mình. Lồng ghép vào các vấn đề cụ thể, đưa ra phương pháp tốt, nổi bật nét riêng của doanh nghiệp. Tạo nên thương hiệu, văn hóa riêng cho công ty mình.

- Nghiên cứu đối thủ cạnh trong ngành với doanh nghiệp

Người xưa chỉ dạy chúng ta “biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”, đến nay vẫn áp dụng thực tế vào môi trường kinh doanh được. Hiểu biết về mình nhưng cũng cần biết tình hình đối thủ ra sao, và đưa ra kế hoạch phù hợp.

Xem thêm: Việc làm nhân viên kinh doanh

Các bước thực hiện kế hoạch kinh doanh
Các bước thực hiện kế hoạch kinh doanh

- Tập trung vào tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Trong kế hoạch kinh doanh phải chỉ rõ đối tượng nhắm đến là ai, có độ tuổi như thế nào, có sở thích gì đặc biệt và có thói quen gì liên quan đến sản phảm của doanh nghiệp. Nghiên cứu càng sâu về khách hàng càng dễ đưa ra các chiến lược marketing tốt, các dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo.

- Nắm rõ nhu cầu sử dụng và khả năng cung ứng trong ngành

Xét trên phương diện vĩ mô, các chỉ tiêu về cung cầu cũng cần nắm rõ tại ngành kinh doanh đang dùng nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung. Dự đoán các rủi ro phát sinh do chu kỳ kinh doanh để lại, có chiến lược tốt để cải thiện hay phát triển mạnh cho công ty.

- Viết rõ ràng chiến lược kinh doanh cụ thể

Trong bản kế hoạch kinh doanh phải viết cụ thể công việc hôm nay là gì, ai là người thực hiện công việc này, công việc được thực hiện ở đâu, … Có yêu cầu cụ thể trong kế hoạch giúp nhân viên thực hiện tốt hơn, dễ kiểm soát hơn.

Mặt khác, còn tạo động lực cho mọi người làm việc tốt hơn, nếu ban quản trị có chính sách thưởng làm việc cho nhân viên.

- Đi vào hoạt động ổn định

Kế hoạch đã có, các bước trên đã đủ chuẩn bị tốt nhất cho công việc cần làm. Tuy nhiên, khi thực hiện sẽ có những sai sót, những vấn đề phát sinh. Người lập kế hoạch cần biết, giải quyết ngay các vấn đề này, để hoạt động của doanh nghiệp được vận hành tốt.

Xem thêm: Business model là gì? Nắm bắt tứ trụ trong Business model

4. Lợi ích của business plan đem lại cho doanh nghiệp

- Các bản kế hoạch đề ra hàng ngày cũng là phương thức để nhà quản trị điều hành nhân viên của mình. Mục tiêu trong plan cũng là thước đo đánh giá xem tình hình làm việc của nhân viên.

Lợi ích của kế hoạch kinh doanh
Lợi ích của kế hoạch kinh doanh

- Kế hoạch kinh doanh vừa giúp công ty hoạt động ổn định vừa thức đẩy nhân viên làm việc tốt hơn.

Tóm lại, business plan là kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch kinh doanh. Mội bản business plan tốt mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2112 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT