Brand Positioning là gì? Tầm ảnh hưởng của Brand Positioning hiện nay
Theo dõi viecday365 tạiVới việc thị trường kinh doanh đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, để doanh nghiệp có thể trở nên phát triển hơn, thành công hơn thì hình ảnh thương hiệu của các doanh nghiệp phải thực sự gây ấn tượng và có dấu ấn đối với khách hàng. Tuy nhiên để có thể thực hiện được điều này thì các doanh nghiệp sẽ phải có những chiến lược để có thể ghim sâu và phân biệt hình ảnh thương hiệu của họ vào sâu trong tâm thức của người tiêu dùng, và một trong những chiến lược được sử dụng phổ biến nhất đó là Brand Positioning. Vậy Brand Positioning là gì? Hãy cùng viecday365.com tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về chiến lược này nhé.
1. Tổng quan về Brand Positioning
1.1. Tìm hiểu về khái niệm Brand Positioning là gì?
Brand Positioning - hay còn được hiểu là Định vị thương hiệu, là một chiến lược nhằm tập hợp lại những hoạt động với mục đích chính đó là tạo ra cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp một vị trí xác định (so với đối thủ cạnh tranh) trong tâm trí của khách hàng. Ngoài ra, Brand Positioning cũng có thể được hiểu theo một cách đơn giản hơn đó là sự nỗ lực mang lại cho sản phẩm của các doanh nghiệp một hình ảnh riêng biệt, dễ mang lại sự ấn tượng và đi vào nhận thức của khách hàng, là điều mà doanh nghiệp luôn mong muốn khách hàng sẽ liên tưởng tới mỗi khi bắt gặp thương hiệu của họ.
Khi mà doanh nghiệp đã tạo dựng được định vị thương hiệu của họ thì trong tâm trí của khách hàng sẽ luôn bị ấn tượng sâu sắc một hình ảnh của thương hiệu cụ thể nào đó theo một cách vô cùng khác biệt, độc đáo, có sự liên kết và cảm xúc nhất định đối với thương hiệu đó. Một khi những hình của thương hiệu đó trở nên khác biệt, nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác thì tức là doanh nghiệp đó đã có một chỗ đứng quan trọng trong nhận thức của khách hàng.
Brand Positioning sẽ là một yếu tố quan trọng trong việc giúp sản phẩm nổi bật hơn, có nét đặc trưng riêng và đặc biệt là sẽ khiến khách hàng ưu tiên lựa chọn những sản phẩm này so với các sản phẩm khác đến từ thương hiệu cạnh tranh không có sự khác biệt.
Xem thêm: Hiểu brand loyalty là gì? Cách xây dựng lòng trung thành với thương hiệu
1.2. Vai trò của Brand Positioning hiện nay
Như đã nêu ra ở trên thì Brand Positioning sẽ có chức năng đó là liên kết hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp tới với nhận thức của mỗi khách hàng, qua đó tạo nên một vị thế riêng biệt của thương hiệu trong nhận thức của mỗi khách hàng so với các doanh nghiệp cạnh tranh khác. Tuy nhiên thì Brand Positioning còn có những vai trò vô cùng quan trọng khác trong việc phát triển bền vững của doanh nghiệp.
1.2.1. Tạo dựng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường kinh doanh
Đặc điểm chung thị trường hiện nay đó là sự đa dạng do tồn tại rất nhiều các thương hiệu khác cùng tồn tại và cạnh tranh nhau vô cùng gay gắt. Do đó, sự khác biệt sẽ trở thành một trong những yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến sự sống còn của một thương hiệu trên thị trường.
Nếu như doanh nghiệp có thể thể hiện được sự khôn ngoan trong quá trình định vị thương hiệu trong nhận thức của khách hàng, tạo ra được sự khác biệt thì mỗi khi người tiêu dùng có nhu cầu mua hàng, họ sẽ có thể đưa ra sự lựa chọn dễ dàng cho thương hiệu thay vì các cái thương hiệu bình thường không có sự nổi bật khác. Điều này góp phần tạo nên vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh khác ở trên thị trường kinh doanh và sẽ đồng thời thúc đẩy tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp có sự khác biệt.
1.2.2. Hiểu rõ được hành vi của người tiêu dùng trên thị trường
Với việc xây dựng chiến lược Brand Positioning phù hợp với các đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ chính là việc đã nghiên cứu và hiểu rõ hơn những tâm lý, tình cảm của người tiêu dùng. Đồng thời sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể trả lời được câu hỏi lý do tại sao họ lại mua hàng để qua đó họ sẽ có những điều chỉnh phù hợp nhằm tạo ra sự liên kết giữa lòng tin và sự trung thành từ khách hàng đối với doanh nghiệp.
1.2.3. Tạo dựng những giá trị bền vững cho các doanh nghiệp trên thị trường
Chiến lược Brand Positioning sẽ cho phép các doanh nghiệp có thể giữ riêng cho mình một giá trị cốt lõi nào đó. Ngoài việc cho phép các doanh nghiệp phải chạy đua theo thị trường về cuộc chiến giá cả thì nó còn cho phép các doanh nghiệp làm chủ cuộc chơi bởi vì các doanh nghiệp sẽ có quyền thiết lập mức giá phù hợp với mà vẫn thu hút được sự quan tâm từ người tiêu dùng, đồng thời vẫn tạo nên được niềm tin và sự thuyết phục đối với khách hàng khi mua sản phẩm.
1.2.4. Lan truyền được thông điệp từ hình ảnh thương hiệu của họ đến với khách hàng
Một khi mà doanh nghiệp có thể tập trung và tạo dựng nên một chiến lược thương hiệu đúng đắn thì họ sẽ có thể truyền đạt được các thông điệp cốt lõi đến với những khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, các chiến lược marketing hay là truyền thông sẽ mang lại sự hiệu quả hơn là so với việc không có chiến lược Brand Positioning.
2. Hướng dẫn xây dựng chiến lược Brand Positioning hiệu quả
2.1. Xác định chiến lược Brand Positioning của doanh nghiệp là gì?
Trước tiên, điều quan trọng nhất trong quá trình xây dựng chiến lược Brand Positioning đó là nhìn nhận tổng quan lại doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ cần phải hiểu rõ được vị trí hiện tại và mục tiêu trong tương lai của họ thì mới có thể tạo dựng được chiến lược Brand Positioning đúng đắn và hiệu quả.
Để có thể làm được điều này, hãy tự đặt ra và trả lời chính xác, đầy đủ những câu hỏi: Khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Họ cần gì? Họ có đặc điểm ra sao? Sứ mệnh, mục tiêu, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp có điểm gì khác biệt so với những thương hiệu cạnh tranh khác trên thị trường? Khi đã trả lời được những câu hỏi này thì bạn đã có thể hoàn thành được bước đầu trong việc xác định cho chiến lược Brand Positioning
2.2. Nắm bắt được đặc điểm của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường
Khi xây dựng định vị thương hiệu, bạn sẽ cần phải tìm hiểu được rõ những đối thủ cạnh tranh trực tiếp đối với doanh nghiệp của bạn là ai với những phương pháp như khá phổ biến hiện nay như là: nghiên cứu thị trường, phỏng vấn và khảo sát khách hàng, ... từ đó thì doanh nghiệp của bạn có thể thu thập được dữ liệu vô cùng có ích.
Ngoài ra, khi áp dụng các phương pháp này, doanh nghiệp của bạn sẽ nghiên cứu được đội ngũ bán hàng của đối thủ cạnh tranh hay là tìm được lý do tại sao khách hàng lại quan tâm và mua sản phẩm của đối thủ, ... Đồng thời thì bạn cũng có thể hiểu cụ thể hơn về chiến lược Brand Positioning của họ trên thị trường.
Xem thêm: Thuật ngữ Brand Strategy là gì? Giải đáp về Brand Strategy
2.3. Xác định và tạo dựng nên thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường
Sau khi đã nghiên cứu được thể về những đối thủ cạnh tranh, để có thể giúp cho doanh nghiệp của bạn tạo ra sự khác biệt và nổi bật của thương hiệu, hãy nghiên cứu thật kỹ điểm yếu của họ, đồng thời ta sẽ lấy điểm yếu đó của đối thủ để làm điểm mạnh cho doanh nghiệp của bạn. Sự khác biệt sẽ giúp doanh nghiệp của bạn đánh mạnh vào tâm lý khách hàng, giúp cho việc định vị thương hiệu trở hiệu quả hơn.
2.4. Hoàn thiện các tuyên ngôn về chiến lược Brand Positioning
Việc tạo dựng và hoàn thiện các tuyên ngôn sẽ là một thông điệp mạnh mẽ của thương hiệu được xuất hiện trong các thương hiệu trên thị trường như truyền thông, marketing, ... với mục đích là truyền tải giá trị khác biệt của thương hiệu đến với khách hàng.
2.5. Đánh giá lại cụ thể sự hiệu quả của chiến lược Brand Positioning
Sau khi đã hoàn thành các quy trình trên, hãy kiểm tra và đánh giá lại sự hiệu quả của việc xây dựng chiến lược nhằm định vị thương hiệu để xem doanh nghiệp đã đi đúng hướng hay chưa. Mặc dù vậy thì việc định vị thương hiệu là cả một quá trình lâu dài nên có thể nó sẽ không mang lại hiệu quả tức thì, tuy nhiên thì việc định vị thương hiệu đúng đắn sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững trong tương lai.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ để giải đáp thắc mắc Brand Positioning là gì. Hi vọng với những thông tin bổ ích viecday365.com cung cấp ở trên sẽ giúp bạn tiếp cận thêm những kiến thức mới về chiến lược Brand Positioning.
450 0