Bị cáo là gì? Bạn có biết những quyền hạn của bị cáo là gì?

Theo dõi viecday365 tại
Hằng Lê tác giả viecday365.com Tác giả: Hằng Lê

Ngày đăng: 23-03-2024

Bị cáo là gì? Những quyền hạn và nghĩa vụ mà bị cáo phải tuân thủ. Với những người phạm tội thường hay gọi là bị cáo, bị cáo là những đối tượng tham gia vào quá trình tố tụng, những người có hành vi làm trái với quy định của pháp luật và phải đứng trước vành móng ngựa để xét xử. 

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Đối với những người phạm tội làm trái quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý theo đúng quy định vậy còn những người mà họ bị oan thì họ sẽ phải làm gì để minh oan cho mình? Đó là câu hỏi được đặt ra, và cũng chính như vậy mà bộ luật hình sự đã đưa ra những quyền và nghĩa vụ của các bị cáo sẽ phải tuân thủ và chấp hành.

Tìm hiểu bị cáo là gì?
Tìm hiểu bị cáo là gì?

1. Bị cáo là gì?

Có rất nhiều người đã từng nghe qua từ “bị cáo” nhưng lại không thể hiểu được ý nghĩa của từ đó. Vậy bị cáo là gì? Có lẽ trong tất cả chúng ta ai cũng đã được đi xem một phiên tòa xét xử hoặc đã từng xem những bộ phim về cảnh sát hình sự và cũng nghe loáng thoáng đâu đó về từ bị cáo nhưng đã ai tìm hiểu ý nghĩa của từ bị cáo chưa? Theo bộ luật hình sự của nhà nước đưa ra thì bị cáo là những người đứng trước vành móng ngựa mà phạm tội bị tòa tuyên án xét xử sẽ được gọi là bị cáo.

 Bị cáo là những đối tượng tham gia vào quá trình tố tụng vậy những quyền hạn của bị cáo là gì? Trước kia bị cáo mặc định là người có tội( có thể một số bị cáo bị vu oan trong các vụ án nếu không có các quyền lợi dành riêng cho bị cáo thì rất bất công đối với những người bị đổ oan như vậy) nên những quyền hạn của họ bị thu hẹp lại rất nhiều, nhưng đối với bộ luật hình sự mới sửa đổi thì không những quy định cụ thể hơn mà còn mở rộng quyền hạn của bị cáo để đảm bảo tính công bằng trong việc thực thi pháp luật.

Bị cáo là gì? Bị cáo là người đứng trước vành móng ngựa
Bị cáo là gì? Bị cáo là người đứng trước vành móng ngựa 

2. Những quyền hạn của bị cáo là gì?

Dưới đây là một số quyền hạn cũng như nghĩa vụ mà các bị cáo phải thực hiện.

2.1. Quyền của bị cáo là gì

+ Được nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định áp dụng thay đổi hoặc là hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế, quyết định đình chỉ bản án theo quyết định của tòa đưa ra nếu cảm thấy chưa hợp lý và các quyết định khác của bộ luật hình sự đưa ra.

+ Bị cáo có quyền được chứng minh, biện luận để và được yêu cầu cơ quan chức năng phổ biến những quyền mà bị cáo được thực hiện.

Bị cáo được phép tham dự, có mặt trong phiên tòa để hiểu rõ về vụ án và các tội danh bị buộc.

+ Bị cáo có quyền đề nghị đổi người tố tụng, người giám định vụ án và người phiên dịch phiên tòa.

+ Bị cáo có quyền trong việc bào chữa. 

+ Bị cáo có quyền đưa ra những bằng chứng xác thực để bào chữa cho mình.

+ Bị cáo có quyền đưa ra ý kiến của mình trước tòa.

+ Có thể kháng cáo, yêu cầu bổ sung thông tin hoặc yêu cầu thay đổi quyết định của tòa án đưa ra

+ Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan với người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Những quyền hạn của bị cáo là gì?
Những quyền hạn của bị cáo là gì?

2.2. Nghĩa vụ của bị cáo là gì  

+ Bị cáo có nghĩa vụ phải có mặt theo triệu tập của Tòa án. Nếu trong trường hợp vắng mặt không rõ lý do, không báo cáo lý do và không có lý do bất khả kháng, không có bất kỳ trở ngại khách quan nào thì người bị cáo đó có thể bị áp giải. Trường hợp bị cáo bỏ trốn sẽ bị các cơ quan có thẩm quyền phát lệnh truy nã  với tính chất nghiêm trọng hơn nếu bỏ trốn ra nước ngoài sẽ bị truy nã trên toàn quốc và quốc tế.

+ Chấp hành nghiêm túc các yêu cầu, quyết định của Tòa án

Pháp luật đã quy định các quyền và nghĩa vụ mà các bị cáo phải tuân thủ, những trách nhiệm của người tố tụng nhân sự khi bắt tạm giam người có tội là phải giải thích các quyền và nghĩa vụ pháp lý cho họ hiểu. Các văn bản phải được đọc trong luật tố tụng hình sự hay các lệnh bắt giữ, lệnh truy nã đều phải đọc lại cho các đối tượng hiểu và nắm rõ.

Trong phiên tòa xét xử khi bắt đầu buổi làm việc chủ tọa sẽ đọc lại quyền và nghĩa vụ một lần nữa cho các bị can và bị cáo. Việc giải thích các quyền và nghĩa vụ này cho các đối tượng để đảm bảo các quyền con người cũng như giúp họ giải đáp những thắc mắc về quyền và nghĩa vụ của bị cáo là gì. Cũng như sẽ góp phần giải quyết nhanh chóng vụ án, giúp sự thật trong vụ án được phơi bày nhanh nhất trả lại sự thật cho người bị hại.

Việc làm ngành luật tại Hà Nội

3. Những quy định về bị cáo theo Luật tố tụng hình sự

Theo quy định của Bộ Luật hình sự đưa ra theo khoản 1 thì bị cáo là những người bị tòa án đưa ra xét xử. Và khi nhận quyết định của tòa án đưa các bị can ra xét xử thì người đó được coi là bị cáo. Nếu chưa có quyết định xét xử của tòa án thì bị can chưa được coi là bị cáo, mặc dù hồ sơ vụ án đã được chuyển đến cho tòa án.

Bị cáo là người tham gia tố tụng, theo bộ luật hình sự về các quyền, nghĩa vụ các đối tượng.

Bộ luật hình sự đã quy định thêm một số điều luật mới cho bị cáo đó là pháp nhân  việc bổ sung này dựa trên các vấn đề thực tiễn trong đó các hành vi pháp nhân là những đối tượng các phạm tội trong các vấn đề ở ngoài cuộc sống như môi trường, chứng khoán, thuế, nhà đất…. mà theo đó bộ luật hình sự của năm 2024 chưa có chế tài xử lý đối với pháp nhân mà chỉ xử lý phạt hành chính nên thường bỏ xót tội phạm. Có thể nói việc bổ sung thêm chủ thể pháp nhân đã khắc phục được đáng kể những hạn chế trên.

Những quy định về bị cáo theo Luật tố tụng hình sự
Những quy định về bị cáo theo Luật tố tụng hình sự

3.1. Bị cáo sẽ có các điều luật mới về quyền.

Quyền được trình bày ý kiến, đưa ra các chứng cứ có lợi cho mình, yêu cầu người có thẩm quyền kiểm tra và đánh giá.

Tiếp nữa sẽ là quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc là bị cáo tự hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý, hoặc là tranh luận lại ý kiến của viện kiểm sát. Việc đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc bị cáo tự hỏi người tham gia phiên xét xử sẽ làm tăng tính chủ động cho bị cáo, giúp các bị cáo bào chữa cho mình tốt nhất, việc hỏi hoặc là tranh luận tại phiên tòa sẽ là căn cứ quan trọng cho việc xét xử tại tòa diễn ra khách quan và thuyết phục người bị xét xử cũng như người tham gia phiên xét xử.

Quyền tiếp nữa của bị cáo là gì? Bị cáo có quyền được xem lại biên bản của phiên tòa do thư klys phiên tòa ghi chép và lập ra để xem những điều hợp lý và những điều bất hợp lý trong biên bản. Để tránh các thiếu sót không đang có xảy ra trong lúc phiên xét xử diễn ra thì bị cáo sẽ được xem lại toàn bộ các biên bản của phiên tòa và sẽ yêu cầu ghi chép và bổ sung sửa đổi và biên bản, điều này sẽ đồng nghĩa với việc bị cáo hoàn toàn đồng ý trong quá trình xét xử nếu không có các bổ sung hoặc thay đổi khác.

3.2. Các quyền quan trọng khác của bị cáo

Không phải bất cứ ai là bị cáo thì đều không có quyền gì trước tòa án, họ được pháp luật cho phép được sử dụng các quyền lợi hợp pháp nhằm đảm bảo tính chất của sự việc được làm rõ. Vậy, bị cáo có những quyền gì? 

3.2.1. Bị cáo có quyền được giữ im lặng

Quyền của bị cáo là gì? - Quyền giữ im lặng
Quyền của bị cáo là gì? - Quyền giữ im lặng

Quyền giữ im lặng của bị cáo là gì? người bị bắt tạm giam hoặc tạm giữ sẽ có quyền tự chủ về việc khai báo cũng như những điều gì có thể làm bất lợi cho mình bị cáo có thể không cần phải khai báo cũng hay có thể không  phải nhận mình có tội trước cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.

Với điều khoản trên, tuy không trực tiếp ghi nhận quyền im lặng cho người bị bắt tạm giam, hay người bị bắt khẩn cấp, bị can, bị cáo, nhưng trong thực tế khi làm việc với cơ quan điều tra họ có thể không trả lời một số câu hỏi mà họ cho là chống lại họ trước tòa. Đây có thể được xem là một trong những quyền im lặng, quy định này sẽ nhằm bảo đảm tính minh bạch chính trực của luật pháp, tạo sự thống nhất trong quá trình điều tra, lấy lời khai đối với các bị cáo.

Bộ luật Hình sự cũng mới cũng không coi người bị buộc tội không trả lời cơ quan, người tiến hành tố tụng những vấn đề bất lợi cho bản thân, không buộc phải nhận tội hay ngoan cố không thần khẩn khai báo tình tiết bản án sẽ tăng nặng.

Tuy nhiên quyền im lặng sẽ không bao gồm khả năng loại trừ quyền khai báo của người bị buộc có  tội, người bị bắt tạm giữ, tạm giam, bị cáo có quyền khai báo sau khi được người có thẩm quyền giải thích về quyền giữ im lặng. Có thể hiểu đơn giản một điều là quyền im lặng có mối quan hệ mật thiết với quyền bào chữa, bổ sung cho nhau để đảm bảo cho cuộc tố tụng hình sự được tiến hành một cách đúng đắn, khách quan mih bạch, tránh làm oan cho người vô tội.

Việc làm ngành Luật

3.2.2. Bị cáo có quyền nhờ người bào chữa

Quyền của bị cáo là gì? - Quyền nhờ người bào chữa
Quyền của bị cáo là gì? - Quyền nhờ người bào chữa

Quyền nhờ người bào chữa là một phần cụ thể của quyền im lặng và đảm bảo quan trọng trong  việc thực hiện quyền bào chữa cho người bị tạm giam, tạm giữ, bị cáo hạn chế tối đa được các vấn đề xảy ra không đáng có như oan sai trong việc tố tụng hình sự.

Bị cáo sẽ được phép nhờ luật sư để bào chữa, bị cáo sẽ đưa ra những bằng chứng xác thực, trò chuyện với luật sư của mình để luật sư từ những lời nói của bị cáo có thể đưa ra suy luận, tìm bằng chứng để có thể chứng minh bị cáo có phạm tội hay không phạm tội, tìm các căn cứ để giảm bớt tính nghiêm trọng của vấn đề và tội danh của bị cáo nếu bị cáo phạm tội. 

Việc làm ngành luật tại Hồ Chí Minh

3.2.3. Bị cáo có quyền được khiếu nại

Quyền khiếu nại đối với các quyết định, các hành vi tố tụng của cơ quan điều tra, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Không phải trong tất cả trường hợp mọi quyết định, hành vi, người tiến hành tố tụng đều đúng theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, để đảm bảo thực hiện tốt các quy định của pháp luật cũng như mọi quyền lợi của bị cáo pháp luật đã cho phép bị cáo có quyền khiếu nại các quyết định và hành vi tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người thực hiện tố tụng lên các chủ thể có quyền hạn cao để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Các chủ thể có thẩm quyền sẽ giải quyết khiếu nại, xem xét và giải quyết khiếu nại theo đúng thời hạn và  đúng quy định của pháp luật không để xảy ra các vấn đề đang tiếc  ngoài ý muốn. Kết quả xem xét, giải quyết khiếu nại phải được thông báo tới bị cáo bằng văn bản. Và nhĩ nhiên nghĩa vụ của bị cáo là phải có mặt theo đúng giấy triệu tập của cơ quan điều tra hay viện kiểm sát đây chính là nghĩa vụ cơ bản của bị cáo.

Bị cáo được sử dụng nhiều quyền hạn trong tố tụng hình sự
Bị cáo được sử dụng nhiều quyền hạn trong tố tụng hình sự

Nếu như trong trường hợp có giấy triệu tập bị cáo đến làm việc với cơ quan điều tra mà bị cáo vắng mặt mà không có ký do chính đáng thì có thể sẽ bị áp giải, hoặc nghiêm trọng hơn nếu bị cáo bỏ trốn có thể phát lệnh truy nã trên toàn quốc.

Đồng thời tại Khoản 2 của Điều 61 thì bị cáo còn có một số quyền khác theo quy định của pháp luật những quyền này sẽ được thể hiện rõ sau khi những điều này có hiệu lực diễn ra.

Như vậy đối với vấn đề mở rộng quyền của bị cáo trong quá trình điều tra có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều tra cũng như nâng cao trách nhiệm của người tiến hành điều tra, kiểm sát điều tra.

Không nên có những suy nghĩ như việc mở rộng viên cần sử dụng mọi kĩ năng nghiệp vụ của mình để thu thập những chứng cứ buộc tội hoặc gỡ tội, các tình tiết tăng nặng hoặc khoan hồng cho các bị cáo. Và người cuối đưa ra phán xét có nên tha thứ hay giảm nhẹ tôi cho bị cáo hay không.

Điều quan trọng hơn tòa án cần thực hiện đúng trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ của mình đảm bảo đúng tiêu chí công bằng, đúng đắn, chính xác trong quá trình xét xử.

Trên đây là bài viết của viecday365.com gửi tới bạn đọc. Hi vọng qua bài viết, chúng tôi đã cung cấp cái nhìn đầy đủ và tổng quát nhất về câu hỏi bị cáo là gì? Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm, rất mong nhận được ý kiến của các bạn!!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2576 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT