Bảo hiểm y tế là gì? Mức phí đóng bảo hiểm y tế hàng tháng?
Theo dõi viecday365 tạiBảo hiểm y tế do nhà nước quản lý nhằm huy động nguồn lực tài chính nhân dân cho các chính sách về chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Hôm nay, tôi muốn giới thiệu đến bạn bài viết “Bảo hiểm y tế là gì? Mức phí đóng bảo hiểm y tế hàng tháng?”.
1. Bảo hiểm y tế là gì?
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc của nhà nước đối với người dân, đảm bảo việc hỗ trợ của nhà nước khi có các vấn đề xảy ra trong tương lai; là loại hình thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe – một trong những yếu tố người Việt vẫn khá coi thường và chưa thực sự quan tâm.
Bảo hiểm y tế đóng vai trò hỗ trợ chi phí liên quan đến thăm khám, điều trị, mua thuốc, phục hồi sức khỏe hay các trường hợp bị tai nạn, mất khả năng lao động, người về hưu,…đảm bảo người dân có khả năng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về cuộc sống, hỗ trợ họ trong việc chủ động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mỗi cá nhân.
Bảo hiểm y tế của nhà nước không phải hình thức kinh doanh lợi nhuận, nó thuộc về chính sách xã hội của quốc gia, nó là một phần của bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế có hai loại hình chính là bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm ý tế tự nguyện.
Bảo hiểm y tế tự nguyện áp dụng cho tất cả mọi người, trừ những đối tượng thuộc diện bắt buộc phải đóng bảo hiểm y tế như: công chức, viên chức, cán bộ nhà nước, công nhân viên, cán bộ, tổ chức, ban lãnh đạo Đảng, các tổ chức đoàn thể hưởng lương và chính sách nhà nước, các đối tượng hưu trí, đối tượng mất sức lao động; các doanh nghiệp tư nhân có ít nhất 10 công nhân viên trở lên.
Quy định này áp dụng cả với các doanh nghiệp nước ngoài hay tổ chức quốc tế đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; tùy theo đối tượng cụ thể, mức đóng bảo hiểm y tế được quy định một cách cụ thể; trong doanh nghiệp, người lao động phải trả 1/3 chi phí bảo hiểm, còn 2/3 do doanh nghiệp chi trả.
Xem thêm: Tìm việc làm nhân viên bảo hiểm xã hội
2. Lợi ích của việc đóng bảo hiểm y tế (BHYT)
2.1. Lợi ích chung
Hầu hết, chúng ta đều phải tham gia đóng bảo hiểm y tế hàng năm ngay từ khi còn đi học, ngồi trên ghế nhà trường; chúng ta hay ca thán rằng, cả năm chẳng bao giờ đau ốm hay ngó nhìn cái thẻ bảo hiểm y tế, tại sao phải mua trong khi chi phí cho nó lên đến hàng trăm nghìn mỗi năm.
Vì vậy, cơ bản hầu hết mọi người đều không quan tâm đến lợi ích của thẻ bảo hiểm y tế, trừ trường hợp họ phải sử dụng nó. Một số lợi ích cơ bản bạn sẽ được hưởng khi tham gia vào bảo hiểm y tế như sau:
Để giảm chi phí về việc thăm khám, chữa bệnh, bạn nên quan tâm và chú ý đến sức khỏe cá nhân thường xuyên; thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng một lần, để đảm bảo tình trạng sức khỏe luôn ổn định. Nhanh chóng phát hiện sự bất thường về sức khỏe và thực hiện các phương pháp khám chữa.
Đặc biệt, trong trường hợp xảy ra các trường hợp không may mắn như tai nạn giao thông hay tai nạn lao động,… gây tổn thương nghiêm trong đến sức khỏe và tính mạng cá nhân, bảo hiểm y tế đóng vai trò hỗ trợ hoàn toàn hoặc một phần chi phí chữa bệnh; hỗ trợ rất nhiều về mặt tài chính cho người nhà bệnh nhân.
Ngoài ra, cá nhân tham gia bảo hiểm y tế hoàn toàn được lựa chọn đơn vị khám chữa bệnh, không nhất thiết phải theo đúng đơn vị bệnh viện bạn đã đăng ký ban đầu. Do nhiều nguyên nhân khác nhau hay tính chất công việc, bạn phải di chuyển sang một thành phố hay tỉnh khác, bạn cần đăng ký lại với cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm về bảo hiểm xã hội để đăng ký lại đơn vị khám chữa bệnh vào đầu mỗi quý.
2.2. Lợi ích cụ thể
Đối với bảo hiểm y tế, quyền lợi của bạn sẽ thay đổi trong hai trường hợp như: khám đúng tuyến (đến đúng bệnh viện bạn đăng ký để khám chữa bệnh) hay khám trái tuyến (do tính chất nghiêm trọng của tình trạng sức khỏe, cơ sở vật chất tại bệnh viện bạn đăng ký khám chữa không đáp ứng được yêu cầu, lúc này, bạn sẽ cần di chuyển lên các bệnh viện tuyến trên, có khả năng xử lý và cứu chữa tốt hơn).
Trường hợp khám bệnh đúng tuyến, người bệnh sẽ được hỗ trợ các mức phí như 80%; 95% hay 100%; cá nhân được hưởng 95% chi phí khám chữa bệnh thuộc các đối tượng như: người được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; người đang hưởng chế độ lương hưu và bảo trợ xã hội; người thuộc diện chính sách, hộ nghèo, dân tộc thiểu số có hoàn cảnh và điều kiện sinh sống khó khăn.
Cá nhân được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh thuộc các đối tượng như: trẻ em dưới 6 tuổi; người có công với cách mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương bệnh binh lớn hơn 81%, lão thành cách mạng; các sĩ quan, hạ sĩ quan đang hoạt động trong lực lượng công an nhân dân; người dân khám chữa bệnh tại các đơn vị cơ sở cấp xã.
Các trường hợp còn lại sẽ được hưởng 80% chi phí khám chữa bệnh, chỉ phải trả 20% chi phí thăm khám khi khám bệnh đúng tuyến.
Trường hợp khám bệnh trái tuyến, người bệnh thuộc diện hộ gia đình khó khăn, dân tộc thiểu số tại các vùng có mức sống thấp hay hải đảo; kể cả khi khám bệnh trái tuyến, người bệnh vẫn được hưởng các mức trợ cấp như khi khám bệnh đúng tuyến.
Khám bệnh trái tuyến, người bệnh có tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ được hỗ trợ 40% chi phí khám bệnh tại tuyến trung ương, chi phí nội trú 60% (đến ngày 31/12/2024), 100% (từ ngày 1/1/2024) và 100% tại các bệnh viện tuyến huyện.
Xem thêm: Mất thẻ bảo hiểm y tế phải làm sao? Lời khuyên “vàng” cho bạn
3. Các đối tượng phải tham gia đóng bảo hiểm y tế (BHYT)
Hiện nay, nhà nước quy định 6 nhóm đối tượng sau phải tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc: nhóm đối tượng lao động và đối tượng sử dụng lao động, nhóm đối tượng do ngân sách nhà nước đóng phí, nhóm do đối tượng do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng phí, nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng phí, nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.
Còn lại những đối tượng không thuộc diện 6 đối tượng trên thì không phải tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc. Mỗi đối tượng có một địa điểm mua bảo hiểm y tế khác nhau. Cụ thể, đối với học sinh, sinh viên, các em sẽ tham gia đóng bảo hiểm y tế theo nhà trường, đến khi các em học xong đại học. Thủ tục đóng bảo hiểm hay làm hồ sơ sẽ do nhà trường phụ trách học sinh, sinh viên phải gửi ảnh thẻ hoặc chứng minh nhân thân.
Với hộ gia đình, một cá nhân đại diện có thể ra UBND xã, huyện nơi gia đình đang sinh sống và cư trú hay các đại lý được nhà nước cấp thẩm quyền, để đăng ký tham gia bảo hiểm y tế. Khi đến đăng ký, cá nhân hộ gia đình cần thực hiện đầy đủ các giấy tờ yêu cầu như: tờ khai tham gia bảo hiểm y tế (có sẵn mẫu); danh sách thành viên trong gia đình muốn tham gia bảo hiểm y tế; sổ hộ khẩu photo có công chứng; bản chính thẻ BHYT của những thành viên đã có thẻ (ví dụ: học sinh, sinh viên).
Các cá nhân làm việc tại doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước; bảo hiểm y tế sẽ được các doanh nghiệp hỗ trợ làm và thu; sau khi thu hộ xong, doanh nghiệp phải nộp lại cho cơ quan nhà nước.
Xem thêm: Bảo hiểm sức khỏe là gì? Tại sao chúng ta cần bảo hiểm sức khỏe
4. Mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT)
Người lao động phải đóng tối thiểu 4,5% so với giá trị lương hàng tháng (tổng lương), mức lương cơ sở hay các khoản trợ cấp. Đối với các hộ gia đình, mức đóng bảo hiểm y tế sẽ được tính theo các cấp như: người tham gia thứ nhất phải đóng 4,5% mức lương cơ sở; người tham gia thứ 2 đóng bằng 70% mức đóng người 1; người thứ 3 đóng bằng 60% mức đóng của người 1; người thứ 4 đóng bằng 50% mức đóng người 1, từ người thứ 5 mức đóng bằng 40% người 1.
Mức đóng này sẽ có sự thay đổi nhẹ qua các năm, tùy theo chính sách và quy định của nhà nước; bạn nên theo dõi trên trang thông tin của chính phủ để cập nhật các mức đóng chính xác nhất cho từng thời điểm.
Trên đây là bài chia sẻ của tôi về “Bảo hiểm y tế là gì? Mức phí đóng bảo hiểm y tế hàng tháng?”, hy vọng bài viết mang đến bạn thông tin hữu ích trong quá trình bạn tìm hiểu về bảo hiểm y tế (BHYT).
1226 0