Cập nhật ngay báo cáo thử việc nhân viên kinh doanh chuẩn form

Theo dõi viecday365 tại
Trương Thanh Thanh tác giả viecday365.com Tác giả: Trương Thanh Thanh

Ngày đăng: 13-05-2024

Bản báo cáo thử việc nhân viên kinh doanh sẽ được hoàn thành khi bạn đã thực hiện xong thời gian thử việc của mình theo quy định của công ty. Tuy nhiên một bản báo cáo thử việc nhân viên kinh doanh sẽ có dạng như thế nào? Đừng vội bỏ qua bài viết này, viecday365.com sẽ cung cấp cho bạn những form báo cáo hoàn chỉnh đồng thời hướng dẫn bạn viết một cụ thể một bản báo cáo thử việc nhân viên kinh doanh.

Tìm Việc Kinh Doanh

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Báo cáo thử việc nhân viên kinh doanh

Sau khi trải qua các quy trình như nộp đơn, ứng tuyển, phỏng vấn, trong trường hợp bạn được nhận vào làm vị trí nhân viên kinh doanh thì chắc chắn rằng bạn sẽ không thể bỏ qua quy trình thử việc. Kết thúc chương trình là lúc báo cáo thử việc phát huy tác dụng. Tuy nhiên báo cáo thử việc là gì? 

Báo cáo thử việc nhân viên kinh doanh
Báo cáo thử việc nhân viên kinh doanh 

báo cáo thử việc là văn bản, một bảng biểu có tác dụng liệt kê và đánh giá, đưa ra lời nhận xét của nhân viên trong thời gian thực hiện quy trình thử việc tại cơ quan/doanh nghiệp. Báo cáo thử việc của nhân viên sẽ được lưu trữ lại và đi kèm với hồ sơ của nhân viên thử việc, thông qua đó có thể đánh giá xem có thể ký kết hợp đồng chính thức với nhân viên hay không. 

Đặc biệt với công việc nhân viên kinh doanh, phòng kinh doanh là một trong những phòng quan trọng nhất đối với một doanh nghiệp, và đặc biệt rằng không một doanh nghiệp nào muốn tuyển dụng những ứng viên trong thời gian thử việc có biểu hiện quá kém và không biết phải làm gì. Vậy nên báo cáo thử việc nhân viên kinh doanh là vô cùng quan trọng và phải được đánh giá một cách chính xác và cẩn thận. 

Tuy nhiên để có thể bước vào vòng thử việc thì kinh nghiệm của bạn cũng không phải ít thế nhưng để viết một bản đánh giá quá trình thử việc cũng có thể dễ khiến bạn bị bỡ ngỡ bởi bạn không biết viết như thế nào cho hiệu quả, không biết làm sao để phản ánh xác thực nhất những việc mình làm trong thời gian qua. 

Nếu như bạn đang gặp phải trường hợp như vậy thì ngay dưới đây, viecday365.com sẽ hướng dẫn ngay cho bạn cách viết một bản báo cáo thử việc nhân viên kinh doanh. 

2. Hướng dẫn viết báo cáo thử việc nhân viên kinh doanh 

Không khó để có thể viết được một bản báo cáo thử việc tuy nhiên đối với báo cáo thử việc nhân viên kinh doanh thì còn phải đảm bảo được tính chính xác của văn bản cung cấp. Các hai mẫu báo cáo thử việc được sử dụng nhiều nhất và phổ biến nhất mà bạn có thể trực tiếp tham khảo

2.1. Các mẫu báo cáo thử việc 

Mẫu 1: 

Mẫu báo cáo thử việc
Mẫu báo cáo thử việc

Mẫu 2: 

Mẫu báo cáo thử việc
Mẫu báo cáo thử việc

2.2. Hướng dẫn viết nội dung chính của bản báo cáo 

Để giải quyết vấn đề làm thế nào để có thể viết những nội dung chính của bản báo cáo thử việc nhân viên kinh doanh mà lại thu hút được ánh nhìn của các nhà tuyển dụng? Vấn đề nằm ở những phần này đây. Thông qua đặc thù công việc, viecday365.com sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng có thể ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng để bạn có thể viết thành công một bản báo cáo thử việc hoàn chỉnh. 

Xem thêm: Cách tính lương thử việc

2.2.1. Viết thông tin cá nhân

Viết thông tin cá nhân
Viết thông tin cá nhân

Đầu tiên phải nói đến thông tin các nhân. Bạn phải điền đầy đủ các thông tin cần thiết như:

Những thông tin này cần được ghi chính xác để tránh gây nhầm lẫn gây ra hậu quả khó khăn về sau. Những thông tin này cần phải đúng với những thông tin đi kèm trong bộ hồ sơ của bạn bởi. Bản báo cáo và hồ sơ xin việc và được lưu trữ lại cho đến khi bạn không còn làm việc ở công ty nữa, điều này để khẳng định rằng bạn là người tham gia phỏng vấn và cũng là người trực tiếp thực hiện quá trình thử việc. 

Xem thêm: Kế hoạch cá nhân của nhân viên kinh doanh

2.2.2. Công việc được giao trong quá trình thử việc 

Công việc được giao trong quá trình thử việc
Công việc được giao trong quá trình thử việc 

Tại mục được giao trong quá trình thử việc, đặc biệt là đứng trong vai trò là nhân viên kinh doanh thì bạn cần phải nêu được những công việc đặc thù và quan trọng mà bạn đã làm, cần phải liệt kê đầy đủ những phần việc đã giao. 

Nếu bạn lựa chọn báo cáo thử việc có bảng biểu thì bạn cần phải ghi rõ công việc được giao, người giao việc, thời gian yêu cầu hoàn thành công việc, kết quả công việc và phần ghi chú nếu cần. 

Đồng thời nếu khi bạn lựa chọn bản báo cáo không có bảng biểu thì bạn chỉ nên gạch đầu dòng các công việc chính và quan trọng mà bạn được giao ví dụ như 

Quy tắc ngầm trong các doanh nghiệp tại vị trí nhân viên kinh doanh đó là những người hướng dẫn sẽ không cầm tay chỉ việc quá nhiều. Và điều bạn phải tự nhận thức ra đó là những công việc mà họ không chỉ dạy bạn, người tuyển dụng sẽ đánh một điểm tích cực nếu bạn nhận ra và thực hiện được các nhiệm vụ đó. Và trong bảo báo cáo sẽ có riêng một mục cho phép bạn ghi lại những điều đó, ngay dưới đây chúng tôi sẽ chỉ cho bạn những cách ăn điểm để bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhé. 

2.2.3. Kết quả hoàn thành 

Kết quả hoàn thành
Kết quả hoàn thành 

Đối với phần mục này bạn cũng cần phải nêu ra một số các nhiệm vụ bạn đã làm chứ không phải là những nhiệm vụ mà bạn được giao. Bạn nên tránh nhầm lẫn giữa 2 phân việc này.
Thông thường những người có nhiệm vụ hướng dẫn nhân viên thử việc sẽ giao cho bạn những công việc chính như Giới thiệu, quảng cáo và bán sản phẩm, dịch vụ, thiết lập và duy trì các mối quan hệ kinh doanh và tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng… Còn phần việc mà bạn đã hoàn thành có thể là những nhiệm vụ ngoài KPI, những việc như chăm sóc khách hàng, giải đáp các thắc mắc về sản phẩm… Mặc dù đây là nhiệm vụ mà nhân viên kinh doanh thường kiêm luôn, thế nhưng phân việc chỉ dừng lại ở mức độ nhất định 

Đặc biệt nếu như bạn thực hiện thêm công việc tiếp cận khách hàng và ký kết hợp đồng với khách hàng thì bạn nên ghi ngày vào mục kết quả hoàn thành. Bởi vì đây chính là phần ăn điểm của bạn trong mắt các nhà tuyển dụng. Bởi lẽ đặc điểm và cũng là đặc thù của nhân viên kinh doanh đó là không đợi khách hàng đến, không ngồi yên một chỗ chờ đợi vận may gõ cửa mà phải luôn chủ động tìm kiếm khách hàng. Một điểm cộng nữa dành cho bạn đó chính là việc bạn chủ động tiếp cận khách hàng, tìm hiểu phân khúc thị trường sẽ giúp cho việc tránh được việc mất khách hàng và mất của cả thị phần của công ty trên thị trường cạnh tranh, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Chính vì điều đó mà các nhà tuyển dụng thường khá chú tâm vào việc nhân viên thử việc có biết cách làm việc hay không và có tâm huyết thực sự trong nghề hay không. 

Tóm lại dựa vào phân mục này, điểm cộng dành cho bạn hơn các ứng viên khác là rất nhiều nếu như bạn biết cách đưa những thông tin qua trọng vào bản báo cáo. Người đánh giá sẽ có thể nhận biết được rằng bạn có phải là một người nhanh nhẹn, tâm huyết trong công việc hay không và bạn có thích hợp với công việc này hay không. 

Tìm việc làm phó giám đốc kinh doanh

2.2.4. Tự đánh giá - mong muốn sau quá trình thử việc 

Tự đánh giá - mong muốn sau quá trình thử việc
Tự đánh giá - mong muốn sau quá trình thử việc 

Ngoài ra, phần tự đánh giá bản thân cũng chính là phần bạn có thể tự làm nổi bật thành tích của mình tuy nhiên lại không được quá phô trương gây mất thiện cảm. Đồng thời bạn có thể thể hiện sự cầu tiến của mình với công việc kinh doanh của doanh nghiệp có thể hướng đến các mục tiêu trong tương lai gần và tương lai xa. 

Đặc biệt ở phần này là bạn không nên sử dụng văn phòng quá phô trương. Bạn có thể tham khảo phần viết như:

Sau khi làm các công việc được giao với vai trò là nhân viên kinh doanh, bản thân đã học được thêm nhiều kỹ năng quan trọng trong việc đàm phán và thuyết phục khách hàng, "va chạm" tình huống đàm phán trong kinh doanh thực tế. Đồng thời đã có được một vài thành công trong việc ký kết một số hợp đồng. Việc này giúp tôi định hướng được cho mình về mục tiêu gần đó là thực hiện, hoàn thành tốt hơn trong các công việc được giao để có thể trau dồi kinh nghiệm cho mình để có thể tiến đến mục tiêu xa hơn đó là ký kết được các hợp đồng quan trọng và có sức ảnh hưởng. 

Đặc thù của phần nội dung này đó là bạn phải nêu ra được nhờ có những công việc đó mà bạn nhận được điều gì và bạn mong muốn điều gì trong tương lai. Một người có ý chí tiến thủ và biết việc sẽ biết rút ra cho mình những bài học và thông qua những bài học đó để nâng cao, hoàn thiện bản thân. 

Tìm việc làm trợ lý giám đốc kinh doanh

3. Những lưu ý đặc biệt khi viết báo cáo thử việc nhân viên kinh doanh

Những lưu ý đặc biệt khi viết báo cáo thử việc nhân viên kinh doanh
Những lưu ý đặc biệt khi viết báo cáo thử việc nhân viên kinh doanh 

Địa chỉ cung cấp file word của báo cáo thử việc

Bạn có thể tham khảo một số nguồn như viecday365.com để có thể cập nhật ngay các mẫu báo cáo thử việc mới nhất, chuẩn form nhất và phù hợp với đặc thù công việc nhất.

Trên đây là những thông tin quan trọng để giúp bạn có thể viết được báo cáo thử việc nhân viên kinh doanh. Mong rằng viecday365.com đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để bạn có thể hoàn thiện ngay bộ hồ sơ của mình để có thể thành công ký kết hợp đồng chính thức.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem4866 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT