Mẫu Bảng cân đối kế toán ngân hàng mới nhất
Theo dõi viecday365 tạiBảng cân đối kế toán ngân hàng luôn là khái niệm mà mỗi nhân viên kế toán cần quan tâm. Trong công việc kế toán ngân hàng, các kiến thức cơ bản về nội dung của báo cáo tài chính trong ngân hàng, phương pháp lập báo cáo và các chỉ tiêu phân tích báo cáo ngân hàng là điều mà bất kì nhân viên nào cũng phải nắm rõ và thực hiện được. Đặc biệt bảng cân đối kế toán ngân hàng nắm giữ một chức năng rất quan trọng như một bảng tổng kết lại toàn bộ nguồn lực tài chính của ngân hàng tại một thời điểm. Vậy bảng cân đối kế toán ngân hàng là gì? Cách lập bảng cân đối kế toán ngân hàng như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay.
1. Bảng cân đối kế toán ngân hàng là gì
Bảng cân đối kế toán ngân hàng là bảng tổng kết giữa nguồn vốn và tài sản của một tổ chức trong một thời điểm cụ thể nào đó.
Bảng cân đối kế toán ngân hàng phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng dưới hình thức tiền tệ tại một thời điểm nhất định. Nó nắm giữ một vai trò rất quan trọng trong công tác quản lí tài sản của ngân hàng. Số liệu trên bản cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có theo hai mặt đó chính là về mặt tài sản hay là nguồn vốn có được để gây dựng lên được tài sản đó. Bằng bảng kế toán này mà chúng ta có thể biết được đánh quy mô, tình hình tài chính, khả năng chi trả và độ an toàn của ngân hàng hiện đang ở mức nào.
Dựa vào đó mà phân tích thực trạng và đưa ra các quyết định sử dụng vốn vào những việc gì hay mức độ kêu gọi nguồn vốn để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh sẽ là bao nhiêu. Đồng thời từ đó cũng đưa ra cái nhìn mới khách quan hơn về thực trạng hoạt động và dự báo tầm nhìn tương lai. Một số hạng mục ở ngoài mục bảng cân đối này có thể sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh đặc biệt là với các tổ chức tín dụng, nó cũng có chức năng đánh giá thực trạng của ngân hàng và đưa ra mức độ rủi ro.
2. Đặc điểm bảng cân đối kế toán ngân hàng
Bảng cân đối kế toán ngân hàng biểu thị tình hình nguồn vốn và tài sản ngân hàng qua mặt tiền tệ. Nó phản ánh theo hai mặt là cơ cấu để hình thành nguồn vốn phải bằng tổng của tài sản có được. Bản báo cáo này thường được làm vào trong khoảng thời gian của cuối mỗi kì kế toán ( thường là hết quý hay năm). Vậy cho nên khi so sánh giữa hai bản của kì trước và kì sau ta có thể thấy luôn được sự biến động khối tài sản của hoạt động kinh doanh trong thời gian vừa qua. Chính vì vậy nó luôn là bản báo cáo quan trọng để các lãnh đạo nghiên cứu tìm hiểu rõ ràng, tỉ mỉ và đưa ra những quyết định đúng đắn, sáng suốt hơn trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
3. Nội dung và cách lập bảng cân đối kế toán ngân hàng
Bảng báo cáo này gồm hệ thống các chỉ tiêu được sắp xếp thành từng loại, từng mục cụ thể. Các hạng mục chỉ tiêu này sẽ được mã hóa và sắp xếp một cách logic nhất để dễ dàng hơn trong việc kiểm tra và đối chiếu trên máy vi tính.
Bảng cân đối kế toán ngân hàng được chia ra làm hai bên hay hai phần khác nhau và riêng biệt được thể hiện như sau.
Phần thứ nhất phản ánh mặt tài sản (hay tích sản) và phần còn lại là phản ánh mặt nguồn vốn hình thành nên tài sản đó (tài sản nợ hoặc tiêu sản, vốn của chủ sở hữu) Theo nội dung thì có phần nội bảng và ngoại bảng.
3.1. Phần nội bảng
3.1.1. Tài sản nợ
Phần này phản ánh toàn bộ giá trị hiện có do ngân hàng huy động mà có được nhờ việc huy động được và dùng với mục đích cho vay, đầu tư hay các ý định kinh doanh khác. Tài sản nợ lại được chia ra làm các hạng mục sau:
- Vốn vay: là nguồn vốn vay mượn được từ ngân hàng nhà nước, thị trường liên ngân hàng hay từ các tổ chức tài chính của nước ngoài.
- Vốn huy động: là nguồn vốn từ nền kinh tế, thông qua nghiệp vụ ký thác và các nghiệp vụ khác dùng làm vốn kinh doanh. Loại vốn này ngân hàng chỉ có thể sử dụng được trong một khoảng thời gian nhất định còn quyển sở hữu của nó là của người ký thác. Nó gồm các loại sau: tiền gửi tiết kiệm, việc phát hành các loại trái phiếu,…
- Vốn tự có: là loại vốn riêng thuộc quyền sở hữu của ngân hàng, có từ khi bắt đầu được thành lập và có thể được phát triển thêm theo thời gian do lợi nhuận đạt được.
Xem thêm: Biên bản bàn giao hàng hóa là gì? Tầm quan trọng của biên bản bàn giao hàng hóa
3.1.2. Tài sản có
Tài sản có là kết quả sử dụng vốn của ngân hàng. Tài sản này sinh lời đã tạo ra nguồn lợi nhuận chính của công ty. Tài sản có này bao gồm các hạng mục sau.
- Tiền dự trữ
Tiền tự trữ bắt buộc: là khoản tiền mà ngân hàng nhà nước bắt buộc ngân hàng phải có để luôn duy trì được khả năng thanh toán theo nhu cầu của khách hàng. Khoản tiền này sẽ tùy thuộc theo chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước.
Tiền dự trữ thặng dư: ngoài khoản tiền dự trữ bắt buộc kia thì khoản tiền này luôn luôn có sẵn trong ngân hàng và đảm bảo cho nhu cầu rút tiền của khách hàng và cho vay trong kỳ.
- Khoản đầu tư chứng khoán
Gồm giá trị chứng khoán mà ngân hàng đang sở hữu. việc này được thực hiện nhằm đa dạng hóa các hoạt động kinh daonh của ngân hàng.
- Khoản mục tín dụng
Là toàn bộ số tiền cho các đối tượng trong nền kinh tế vay để làm thỏa mãn nhu cầu về vốn.
- Tài sản cố định
Là những tư liệu lao động cần thiết có thời gian luân chuyển dài, trên một năm. Là cơ sở vật chất cần thiết trong quá trình hoạt động.
Giữa hai bên của bảng cân đối kế toán ngân hàng như đã nói ở trên nó có tính mật thiết và cân đối với nhau, được thể hiện qua phương diện sau:
TỔNG TẢI SẢN CÓ = TỔNG TÀI SẢN NỢ
Xem thêm: Biên bản trả hàng là gì? Tại sao phải lập biên bản trả hàng?
3.2. Phần ngoại bảng
Bên cạnh các hạng mục có trong phần nội bảng thì còn nhiều khoản mục khác nằm bên ngoài nhưng vẫn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty đặc biệt là đối với các tổ chức tín dụng. Là những khoản mà vẫn chưa xác định được rõ ràng là tài sản nợ hay là tài sản có. Vì vậy nên nó được xếp ra ngoài bảng và theo dõi riêng. Dưới đây là một số nghiệp vụ thường làm như sau:
- Các cam kết bảo lãnh, tài trợ được thực hiện với khách hàng như: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện cam kết, hợp đồng trong nghiệp vụ L/C,…
- Các cam kết giữ ngân hàng và khách hàng về những hứa hẹn trong tương lai như: hợp đồng giao dịch lãi suất, hợp đồng giao dịch tiền tệ.
- Các khoản nợ khác nữa mà khách hàng vẫn chưa thực hiện được với ngân hàng theo như giao dịch và làm tổn hại đến lợi nhuận, tài sản của ngân hàng như các khoản nợ gồm gốc và lãi do bên khách hàng không có khả năng chi trả được hay các khoản vay quá hạn không thu hồi được.
Với những điều kể trên thì có thể cho thấy ngoài công việc xem xét các hạng mục nội bảng thì các yếu tố bên ngoài bảng thực sự luôn cần được chú ý và theo dõi vì nó khó thể gây ảnh hưởng không hề nhỏ với các hoạt động kinh doanh và tình trạng của ngân hàng.
Vậy tóm lại, bảng cân đối kế toán ngân hàngCung cấp một cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, thực trạng vốn và tầm nhìn dài hạn của công ty giúp những người quản lí có định hướng sáng suốt và thông minh cho quá trình phát triển của công ty vào tương lai. Với những bạn đang tìm kiếm cơ hội việc làm kế toán chẳng hạn như tham gia các kỳ tuyển dụng việc làm kế toán tại Hà Nội của các công ty lớn tại đây thì đừng bỏ qua những kiến thức về kế toán hữu ích này nhé. Và chúc bạn sớm thành công!
Việc làm ngành kế toán tại Hồ Chí Minh
1754 0