[Giải đáp] Bác sĩ phẫu thuật học ngành gì? Thông tin liên quan
Theo dõi viecday365 tạiBạn muốn trở thành bác sĩ phẫu thuật và đang đi tìm hiểu các thông tin cho mình? Bạn thắc mắc bác sĩ phẫu thuật học ngành gì để có thể hành nghề? Bài viết này sẽ là đáp án bạn cần và cung cấp đến bạn nhiều thông tin bổ ích, thú vị cho bạn đó nhé!
1. Trả lời câu hỏi bác sĩ phẫu thuật học ngành gì?
Bác sĩ là một ngành nghề cao quý trong xã hội, với nhiều người đây là ước mơ của mình. Chúng ta vẫn thường thấy các bác sĩ tham gia vào các cuộc phẫu thuật khác nhau, tù tiểu phẫu cho đến ca phẫu thuật nghiêm trọng đều cần đến những bác sĩ phẫu thuật. Bạn đang tự hỏi rằng để trở thành một bác sĩ phẩu thuật học ngành gì cho bản thân? Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều bạn trẻ khi muốn trở thành một bác sĩ phẫu thuật giỏi?
Câu trả lời chó thắc mắc này của bạn khi tìm hiểu về bác sĩ phẫu thuật để theo học và đào tạo chuyên sâu bạn sẽ phải học chuyên ngành về giải phẫu. Không phải cứ theo học là bạn được học luôn giải phẫu đâu nhé. Bạn cần vào trường học đào tạo chuyên sâu với ngành bác sĩ đa khoa trong vòng 6 năm, sau khi tốt nghiệp với tấm bằng bác sĩ đa khoa, nhưng nó chưa đủ để bạn có thể hành nghề phẫu thuật được. Bạn phải trải qua thời gian thực hành thực tế tối thiểu là 1 năm 6 tháng thì bạn mới được cấp chứng chỉ hành nghề khi thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở y tế hoặc bệnh viên với vai trò là một bác sĩ đa khoa.
Sau khi có bằng hành nghề bác sĩ đa khoa, để có thể thành một bác sĩ phẫu thuật bạn phải trải qua khoảng thời gian làm việc tại các bệnh viện, hoặc lựa chọn thi cao học chuyên khoa để theo học phần ngành bác sĩ phẫu thuật cho bản thân. Mất rất nhiều thời gian thời bạn mới có thể hành nghề và trở thành một bác sĩ phẫu thuật chân chính.
Đây là một nghề liên quan đến tính mạng con người, giúp các bạn có thể hành nghề tốt nhất nên thời gian đào tạo, học tập và rèn luyện kỹ năng thực tế cho các bạn là rất lâu. Bác sĩ phẫu thuật tại bệnh viện hay các cơ sở y tế khác nhau thuộc khoa ngoại và thực hiện các cuộc phẫu thuật liên quan đến cơ thể con người. Bác sĩ phẫu thuật cũng có các chuyên khoa chuyên sâu như chuyên khoa phẫu thuật tim, chuyên khoa phẫu thuật não, chuyên khoa về phẫu thuật thẩm mỹ,…
2. Trong những năm tháng theo học bác sĩ phẫu thuật được trang bị những gì?
Bạn có đang tò mò về những năm tháng theo học y đa khoa và học lên bác sĩ phẫu thuật sẽ được trang bị những kiến thức như thế nào hay không? Những kiến thức bạn thu nhận được này rất bổ ích và giúp bạn làm tiền đề phát triển công việc của bản thân sau khi ra trường như sau:
Theo học ngành y đa khoa bạn sẽ thu về các kiến thức từ khoa học cơ bản, y học cơ sở, chẩn đoán bệnh, điều trị và phòng bệnh; y học lâm sàng, phương pháp luận khoa học về phòng bệnh, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cộng đồng, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học,… Bên cạnh các kiến thức đó là những kỹ năng mà sinh viên khi theo học sẽ được đào tạo và rèn luyện như: chẩn đoán một số bệnh chuyên khoa, chẩn đoán và xử lý bệnh thường gặp, các cách để cấp cứu thông thường, xử lý thích hợp để chăm sóc và nâng cao sức khỏe cộng đồng, kỹ năng về xét tuyển đơn giả,…
Có thể đi sâu tìm hiểu về chương trình học của bạn sẽ trải qua các môn học như sau để có được nền tảng và kiến thức tốt nhất, tạo bàn đạp giúp bạn học lên cao và hành nghề sau khi ra trường:
Thứ nhất, được học các môn đại cương như các kiến thức về giáo dục đại cương, xác suất – thống kê, tâm lý y học, đạo đức y học, truyền thống và giáo dục sức khỏe, tin học ứng dụng và ngoại ngữ,..
Thứ hai, thu về các kiến thức cơ sở cho khối ngành với các môn như tin học ứng dụng, sinh học và di truyền, dân số học, lý sinh, xác suất – thống kê y sinh,…
Thứ ba, các kiến thức cơ sở cho ngành bạn sẽ được học với các môn như dược lý, giải phẫu, mô phôi, sinh lý, dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch tễ học, sức khỏe môi trường và sức khỏe nghề nghiệp, kỹ sinh trùng, hóa sinh, điều dưỡng cơ bản, giải phẫu bệnh, chẩn đoán hình ảnh, sinh lý bệnh – miễn dịch, hóa học.
Thứ tư, được học về các kiến thức chuyên ngành với các môn như ngoại cơ sở, nội cơ sở, mắt, một bệnh lý, ngoại bệnh lý, phục hồi chức năng, phụ sản, thần kinh, ung thư, truyền nhiễm, nhi khoa, tâm thần, y học cổ truyền, tiền lâm sàng, lao, chương trình y tế quốc gia, răng – hàm – mặt, tổ chức và quản lý y tế, tai – mũi – họng.
Với những kiến thức này bạn sẽ nhận được trong 6 năm theo học y đa khoa tại trường đại học và đó bạn cần học thêm ít nhất 18 tháng để có được chứng chỉ hành nghề cho bản thân.
3. Gợi ý cho lựa chọn theo học tại các trường đào tạo Y đa khoa tại Việt Nam
Bạn có thể theo học y đa khoa tại các trường Đại học, cơ sở đào tạo chuyên sâu tại Việt Nam bao gồm:
- Trường Đại học Y Hà Nội
- Trường Đại học Y Thái Bình
- Trường Đại học Y Hải Phòng
- Trường Học viện Quân Y
- Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Y dược Cần Thơ
- Trường Đại học Y dược Huế
- Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Đấy là các cái tên địa chỉ dành cho bạn, bạn cần nghiên cứu kỹ về các trường và với ngành y đa khoa thường có điều kiện xét tuyển vào trường cao hơn các chuyên ngành đào tạo y học khác. Chính vì vậy bạn phải rèn luyện kiến thức tốt nhất để đạt điểm cao nhất cho bản thân trong kỳ thi THPT Quốc giá giúp cơ hội vào trường bạn muốn được cao nhất.
Xem thêm: [Giải mã] Mô tả công việc bác sĩ phẫu thuật mới nhất 2024
4. Tố chất nào một bác sĩ phẩu thuật cần phải có để gắn bó và phát triển với nghề?
Là một bác sĩ phẫu thuật nói riêng và nghề bác sĩ nói chung hiện nay cần có những tố chất để phát triển và đồng hành với nghề như:
Thứ nhất, có được đức tính “lương y như từ mẫu”, luôn đề cao tình thần cứu người lên trên, hiểu được nỗi lòng của bệnh nhân và có lòng nhân từ với họ.
Thứ hai, có tính kiên trì trong cả quá trình học lẫn công việc sau khi ra hành nghề. Để có thể có được tay nghề cao và chuyên môn giỏi thì phải mất từ 9 đến 10 năm trẻ của bạn đề tiếp thu, rèn luyện và thực hành.
Thứ ba, trong học tập cần sự cần cù, trong công việc thì phải thật tỉ mỉ và khéo léo, chỉ một vấn đề rất nhỏ bạn bò qua có thể ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe hoặc tính mạng của một ai đó.
Thứ tư, lòng can đảm là tố chất rất cần thiết không chỉ của bác sĩ nói chung mà đặc biệt là với các bác sĩ phẫu, lòng can đảm sẽ giúp họ “cầm vững” dao, kéo trong những ca phẫu thuật.
Thứ năm, tố chất rất quan trọng để có thể hành nghề bác sĩ đó chuyên môn và kỹ năng nghề. Để có được chuyên môn tốt nhất và kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp, một bác sĩ phải không nững học tập và tiếp thu các kiến thức chuyên ngành và liên quan về cho bản thân.
Đó là các tố chất rất quan trọng đối với các bạn muốn và đang theo học y học tại các chuyên khoa khác nhau và đặc biệt đối với các bác sĩ phẫu thuật thì tố chất này không thể thiếu được khi hành nghề.
Xem thêm: Giải đáp thắc mắc Dược sĩ có học lên bác sĩ được không?
5. Thông tin về một số lĩnh vực của nghề y bạn nên biết
Khi tìm hiểu về nghề y bạn sẽ cần phải biết đến các lĩnh vực nghề hiện nay trong ngành y, bạn có thể lựa chọn việc làm chuyên ngành và làm việc tại các vị trí công việc như:
5.1. Bác sĩ đa khoa
Một bác sĩ đa khoa thực sự giỏi, bạn có thể làm việc trong nhiều các trạm y tế tổng hợp, các bệnh viện đa khoa hiện nay, các phòng khám đa khoa ở tất cả các tỉnh thành khác nhau trong cả nước. Một bác sĩ đa khoa thường đảm nhiệm việc khám chung cho cơ thể của bệnh nhân, có kiến thức sâu rộng và am hiểu trong lĩnh vực y học.
5.2. Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ chuyên khoa làm việc tại bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa khác nhau. Bác sĩ chuyên khoa là người có kiến thức và chuyên môn chuyên sâu trong một lĩnh vực cụ thể nào đó của y học ngay nay như bác sĩ chuyên khoa mắt, bác sĩ chuyên khoa phụ sản, bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng,.. Họ có kiến thức về một bộ phần nào đó trên cơ thể người, thực hiện việc khám và chữa bệnh cho một bộ phận cơ thể chuyên khoa mà họ đảm nhận.
5.3. Bác sĩ khoa ngoại
Bác sĩ khoa ngoại là các bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhân, tham gia vào cơ thể người để loại bỏ hoặc ghép nối, chỉnh sửa bộ phần nào đó bị tổn thương,… Bác sĩ phẫu thuật cần có tây nghề giỏi để thực hiện các cuộc phẫu thuật cho bệnh nhân, các bác sĩ ngoại khoa sẽ phẫu thuật theo một chuyên khoa cụ thể là chuyên môn chuyên sâu vào một lĩnh vực cụ thể như bác sĩ phẫu thuật tim, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, bác sĩ phẫu thuật não,…
5.4. Bác sĩ sản phụ khoa
Bác sĩ sản phụ khoa có cơ hội việc làm tại rất nhiều các đơn vị, cơ sở y tế, bệnh viện công cho đến các bệnh viện tư nhân,.. Công việc chủ yếu khi làm bác sĩ sản phụ khoa như khám bệnh và khám định đi cho sản phụ, tiến hành các nghiệp vụ chuyên khoa, theo dõi sự phát triển của thai nhi, đưa ra chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng sản phụ,… Ngoài gia thì bác sĩ sản phụ khoa cũng chính là những người can thiệp vào việc sinh nở và kế hoạch hóa gia đình hiện nay.
5.5. Y tá
Y tá là vị trí công việc thường được lấy từ các bạn học chuyên ngành điều dưỡng. Công việc của y tá là giúp đỡ bác sĩ chăm sóc bệnh nhân, thực hiện các việc như truyền thông, tiêm thuốc, cho bệnh nhân uống thuốc, theo dõi tình hình bệnh và tiến triển bệnh của bệnh nhân để báo cáo với các bác sĩ chuyên khoa đảm nhiệm,..
5.6. Hộ lý
Họ lý là nhân viên vệ sinh, dọn dẹp trong bệnh viện, thông qua các phương pháp nghiệp vụ để thực hiện công việc được tốt nhất. Bên cạnh đó các hộ lý cũng sẽ là những người hỗ trợ khi cần thiết cho các bệnh nhân, y tế hoặc bác sĩ tại bệnh viên, cơ sở y tế bất kỳ.
5.7. Y tế dự phòng
Y tế dự phòng là nơi đem đến những cảnh báo về những loại bệnh tật có thể phát sinh trong tương lai gần để giúp người dân có biện pháp phòng tránh bệnh. Y tế dự phòng thường thực hiện công việc về tiêm chủng phòng ngừa cho người dân trên phạm vi toàn quốc, đưa ra các cách để hướng dẫn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, dinh dưỡng tại các tỉnh thành, huyện, thị xã khác nhau giúp phòng bệnh tốt nhất.
5.8. Y tế công cộng
Y tế công cộng không trực tiếp tham gia vào việc khám chữa bệnh mà họ thường thực hiện đưa ra các mô hình dự đoán bệnh, phòng bệnh, xây dựng chiến dịch và biện pháp ngăn chặn dịch bệnh, thực hiện việc tuyên truyền kiến thức và nâng cao nhận thức về bệnh, dịch bệnh cho người dân.
5.9. Giảng viên y dược
Giảng viên y dược là những người thầy đào tạo nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng cho ngành y dược hiện nay của xã hội. Họ là những người vừa có kiến thức chuyên môn sâu rộng, lại vừa có kỹ năng thực hành tốt, cùng với đó là khả năng về sư phạm truyền đạt dễ hiểu.
Môi trường làm việc của giảng viên y dược cũng rất đa dạng tại các cơ sở giáo dục, trường đào tạo chuyên sâu khác nhau từ trung cấp, cao đăng, đến đại học và sau đại học.
5.10. Bác sĩ thú y
Đây cũng là một lĩnh vực trông y học tuy nhiên không phải chữa bệnh cho con người, các bác sĩ thú y chữa bệnh cho động vật, gia súc gia cầm và vật nuôi của con người,.. Họ thường làm việc tại các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn thú quốc gia, các cơ quan về quản lý môi trường, hoặc có thể mở phòng khám tư nhân cho vật nuôi,…
Hy vọng với các thông tin chia sẻ trong bài viết này sẽ hữu ích cho các bạn, bạn đã tìm thấy câu trả lời thuyết phục nhất về bác sĩ phẫu thuật học ngành gì và các kiến thức liên quan. Chúc bạn theo đuổi đam mê trở thành bác sĩ phẫu thuật sớm được thực hiện.
3404 0