Advertiser là gì? Công việc của Advertiser diễn ra như thế nào?
Theo dõi viecday365 tạiTrong thời đại công nghệ số hiện nay, người làm Advertiser đang trở nên phổ biến, phát triển trong những năm gần đây. Có thể nói đây là công việc được ưa chuộng đối với nhiều bạn trẻ bởi tính năng động, có nhiều cơ hội để phát triển bản thân.
1. Advertiser là gì?
Advertiser được biết đến là một thuật ngữ trong Marketing, được viết tắt bằng tên ADV, đây chính là nhà cung cấp. Nhà cung cấp các mặt hàng để đưa đến cho khách hàng các sản phẩm. Và Advertiser có mối quan hệ chặt chẽ trong Marketing, cùng với đó adveriser cũng có mối quan hệ mật thiết với Publisher.
Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay thì các dịch vụ về Marketing, các chuyển động trong công nghệ số vô cùng phát triển và đa dạng dưới nhiều hình thức. Hình thức tiếp thị liên kết giờ đây được trở nên phổ biến, hiểu một cách đơn giảng là nhà cung cấp ( advertiser) sẽ liên kết với các cá nhân hay tổ chức sở hữu lượt truy cập các trang web ổn định (publisher), chính nhờ sự liện kết này mà sản phẩm sẽ được phát triển về mặt hình ảnh, chất lượng khiến cho khách hàng thấy được uy tín và sử dụng sản phẩm đó. Đây chính là hình thức tiếp thị liên kết có tại Advertiser. Lấy ví dụ bạn hay xem các kênh như youtube, facebook luôn xuất hiện những trang web quảng cáo sản phẩm vậy từ đây bạn hiểu thế nào về “ Advertiser” ? Mặc dù có nhiều bạn vẫn còn “lơ mơ” với tên gọi này những hiểu đơn giản thì “ advertiser” là những nhà quảng cáo hình ảnh, thưởng hiệu cho sản phẩm và họ liên kết mật thiết với “Publisher” để quảng cáo trên các trang web của Publisher giúp tăng số lượng kinh doanh của sản phẩm, tăng doanh số của một doanh nghiệp nào đó. Đây là công việc của Advertiser, ngoài ra mối liên kết giữa Advertiser và Publisher là mối quan hệ cả 2 cùng có lợi, nếu như chiến dịch quảng cáo đó thành công thì đông thời cả Publisher và Advertiser đều được thu lợi từ chiến dịch quáng cáo sản phẩm đó ( mối quan hệ win – win).
Chúng ta cùng đi tìm hiểu sâu hơn về công việc Advertiser này ngay dưới các mục sau đây.
2. Advertiser làm những công việc gì?
Chắc hẳn ngày nay mạng xã hội chính là công cụ gây ra nhiều sức ảnh hưởng nhất đến cuộc sống con người, vậy bạn đã nghe đến những cái tên quen thuộc như: chạy quảng cáo, chạy facebook, zalo,... Câu trả lời là tất nhiên rồi đúng không? Và công việc của những người Advertiser chính là đây. Họ sẽ chịu trách nhiệm chạy quảng cáo trên những kênh mạng xã hội để tiếp cận được sản phẩm đến với khách hàng, nói cách khác họ sẽ là người quản trị trên các trang mạng xã hội trên digital cho khách hàng.
Công việc của Advertiser có nhiều mối liên kết mật thiết với các Agency hay Client. Nếu ở vị trí này bạn sẽ làm việc cùng với team Account ( cầu nối đến với khách hàng) đối với bên Agency ( công ty về truyền thông, marketing) bạn sẽ cùng họ quảng bá về sản phẩm theo như yêu cầu của doanh nghiệp hay tổ chức nào đó. Còn đối với bên Client ( các doanh nghiệp, tổ chức hay còn gọi là khách hàng thường tìm đến các Agency để kí hợp đồng quảng bá sản phẩm) thì bạn sẽ chuyên tâm thực hiện quảng cáo cho doanh nghiệp nếu bạn là advertiser.
Nhìn chung thì công việc của Advertiser sẽ bao gồm những công việc như sau:
Thứ nhất là bạn sẽ quản lý các tài khoản của các nền tảng khác nhau và tùy vào vị trí bạn làm cho Agency hay Client, hầu hết bạn quản lý tài khoản cần quan tâm tới: các quảng cáo trên các nền tảng ấy ra sao, doanh số lên cao hay thấp, đã đủ sức thu hút khách hàng mua sản phẩm hay chưa. Bạn cần quan tâm, sát sao và nghiên cứu cho những nền tảng xã hội ấy, các nền tảng ấy cần đối mới thứ gì, hình thức đã bắt mặt người dùng,...
Thứ hai Advertiser luôn cần làm việc với team Account hay Manager để nắm bắt được các điều hướng, điều chỉnh kịp thời để theo đúng với tiến độ và kế hoạch đặt ra lúc ban đầu. Ngoài ra bạn có thể làm với Account để nắm bắt, nhận biết được mục đích, xu hướng khách hàng để điều chỉnh quảng bá và giải quyết các vấn đề còn thiếu sót trong quảng cáo.
Thứ ba làm việc trực tiếp với các bộ phận Creative, content, design để có cập nhật hiệu quả, đề xuất phương hướng giải quyết tốt hơn, các bộ phận này là 1 phần không thể thiếu trong quảng cáo.
Thứ tư bạn cần nắm bắt đo lường báo cáo mỗi ngày, tuần và mỗi quý để đưa ra những sự thay đổi về quảng cáo sản phẩm có phương hương điểu chỉnh kịp thời. Công việc này cần bạn luôn bám sát và theo dõi kĩ càng.
Thứ năm bạn làm việc cho Agency thì cần tiếp xúc với khách hàng nhiều hơn để nắm bắt được mục tiêu, yêu cầu giúp việc chạy quảng cáo được tối ưu nhất có thể. Còn bạn làm việc cho Client thì bạn nên tham gia vào các cuộc họp để nắm bắt được tình hình kinh doanh để đạt được mục tiêu theo kế hoạch và đạt được KPIs.
3. Chiến lược giúp chạy quảng cáo hiệu quả
Ở đây các bạn sẽ có rất nhiều các web để giúp chạy quảng cáo hiệu quả và tiếp cận nhanh đến khách hàng của mình chẳng hạn như: facebook, zalo, instagram,.... Vậy trong mỗi nền tảng chúng ta đều cần những phương pháp chúng riêng giúp đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
Thứ nhất nghiên cứu tìm hiểu về khách hàng của mình, đây chính là bước đầu để bạn lên các kế hoạch cho một quảng cáo sản phẩm. Bạn cần tìm hiểu về chân dung khách hàng của mình, nắm bắt tâm lý khách hàng là một điều quan trọng không thể thiếu của một Advertiser, để có thể dễ dàng trong việc tiếp thị, liên kết các sản phẩm, tạo dựng quảng cáo sao cho phù hợp đúng với điều khách hàng mong muốn. Chẳng hạn đối tượng khách hàng của bạn là nữ giới ở độ tuổi 18 – 25, họ có những tâm lý lo lắng, lo âu về làn da bị mụn, từ đây bạn sẽ hiểu rẳng họ cần một loại sản phẩm nhỏ gọn, tiện lợi và công dụng nhanh chóng xóa đi vết mụn thâm. Bạn sẽ quảng cáo về những bộ mỹ phẩm hay kem che khuyết điểm. Hay đối với các bà mẹ bỉm sửa hay băn khoăn về chất lượng tã lót phù hợp cho bé và thoáng mát, bạn nắm bắt tâm lý của họ và sẽ đề ra những quảng cáo hướng đến ý tưởng đánh vào tâm lý của bà mẹ bỉm sữa.
Thứ hai dự đoán được quyết định, sự lựa chọn của khách hàng. Hãy nghiên cứu thị trường và nghiên cứu khách hàng của mình cần loại sản phẩm với giá thành như nào là hợp lý, với từng đối tượng khách hàng bạn sẽ đưa ra giá thành cho những loại sản phẩm khách nhau. Một cách rất hay được áp dụng đó chính là tạo ra những chương trình, những ngày đặc biệt dành cho việc giảm giá thành sản phẩm, giảm sâu hãy lên kế hoạch quảng cáo về những ngày giảm giá nhằm giúp kích cầu kinh doanh và giúp kích thích được khách hàng, thu hút được nhiều khách hàng.
Ngày thứ ba, quan tâm đến việc mua sắm của khách hàng, các nhà quảng cáo sẽ tập trung vào hành vi mua sắm của khách hàng để đưa ra nhiều chiến lược cho chiến dịch quảng cáo sản phẩm.
Thứ tư gợi ý, đề xuất, định hướng cho khách hàng phương pháp này cũng đang khá phổ biến hiện nay từ việc nắm bắt tâm lý khách hàng tạo chiến dịch đánh vào tâm lý bạn cũng có thể bắt đầu từ các tâm lý đó để tạo ra những quảng cáo có nội dung thu hút đánh ngược lại vào tâm lý khách hàng, khiến họ phải suy nghĩ và để tâm đến sản phẩm của bạn. Chẳng hạn như bạn quảng cáo về thương hiệu thuốc trị mụn, nhưng thuốc sẽ có tác dụng lâu mờ vết thâm, giờ bạn đánh vào tâm lý khách hàng muốn nhanh chóng mờ thâm sẹo bằng việc quảng cáo ra kem trị mụn có yếu tố che khuyết điểm “ ngay tức thì” và đây chính là việc bạn định hướng cho khách hàng của mình có hướng mua sắm mới.
Qua bài viết trên hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về công việc của Advertiser.
1103 0