[Tiêu chí đánh giá nhân viên] Nghiệp vụ nhân sự trong tầm tay!
Tác giả: Nguyễn Hà Linh 20-04-2024
Tiêu chí đánh giá khen thưởng nhân viên là một hoạt động gần như tồn tại ở mọi doanh nghiệp, bất kể là doanh nghiệp có quy mô lớn hay nhỏ. Thông qua những tiêu chí đánh giá nhân viên, doanh nghiệp sẽ khách quan biết được nhân viên nào đang mang lại sự cống hiến và hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của mình nhất. Mặt khác, cũng là để thưởng phạt phân minh, giúp môi trường làm việc lâu dài trở thành văn hóa ứng xử đối đãi công bằng và tránh những bất công tiềm ẩn!
1. Hiểu đúng vế tiêu chí đánh giá nhân viên
Nếu bạn đã từng đi làm, hẳn bạn cũng đã trải nghiệm những lúc thưởng phạt của công ty mình. Tất nhiên, không tự dưng không có cơ sở mà công ty có thể tự do thưởng hoặc phạt nhân viên của mình. Đó chính là nhờ vào các tiêu chí đánh giá nhân viên được xây dựng từ đầu. Vậy trên thực tế, bạn hiểu tiêu chí đánh giá nhân viên là gì?
Tiêu chí đánh giá nhân viên là một bộ tiêu chuẩn, bao gồm những đặc điểm để có thể “nhận dạng” nhân viên xuất sắc nhất. Các tiêu chí thường được bộ phận nhân sự hoặc được lãnh đạo đứng đầu công ty đề xuất thực hiện, hay cũng có thể tham gia vào quá trình xây dựng bảng tiêu chí.
2. Tại sao cần xây dựng tiêu chí đánh giá nhân viên chuẩn?
Sự thịnh suy của một doanh nghiệp phần lớn bắt nguồn từ nguồn lực con người, những nhân tố đứng sau một đội ngũ lãnh đạo. Chính vì vậy, đánh giá nhân viên để giúp những người lãnh đạo có thể nhận ra đâu là người có năng lực, tố chất và thái độ làm việc chuẩn chỉnh, xuất sắc nhất? Thông qua quá trình đánh giá, họ có thể “sàng lọc” và “hệ thống” lại được nhân sự của công ty. Bên cạnh đó, quá trình đánh giá cũng có thể giúp họ phát hiện được những “lỗ hổng” hay những hạn chế về công tác quản trị nhân sự, lâu dài có thể giúp họ “F5” lại nghiệp vụ quản lý của mình, hướng đến một văn hóa làm việc tốt đẹp và năng suất hơn rất nhiều lần.
Đánh giá nhân viên cũng có thể giúp doanh nghiệp không bỏ sót và không bị xem là “lãng phí”, “bỏ rơi” nhân tài mà mình đang sở hữu. Vì quá trình này có thể phát hiện chính xác những nhân tố có năng lực làm việc hiệu quả, thái độ chuyên nghiệp và có sự cống hiến không hề nhỏ trong sự phát triển của doanh nghiệp. Điều này có thể giúp họ kịp thời phê chuẩn những chế độ khen thưởng, đãi ngộ cho các đối tượng này, cũng là nhằm thúc đẩy, tạo động lực cho họ làm việc “vì công ty” hơn.
Ngược lại, sau khi đã áp dụng tiêu chí đánh giá nhân viên, doanh nghiệp cũng sẽ phát hiện được những nhân viên hạn chế về năng lực cống hiến, không có thái độ làm việc chuyên nghiệp và nghiêm chỉnh,... Để từ đó, có thể làm cơ sở trong việc gia giảm biên chế, cắt lương, kỷ luật hoặc thậm chí là sa thải những nhân viên thực sự không mang lại hiệu quả cho công ty.
Tựu chung, có thể thấy, công dụng của các tiêu chí đánh giá nhân viên là không thể bàn cãi. Vì thế, các doanh nghiệp, đặc biệt là bộ phận nhân sự không nên xem thường và xây dựng các tiêu chí đánh giá một cách hời hợt, không có sự đầu tư. Đặc biệt, tiêu chí cần được xét duyệt và thử nghiệm trong thực tế nhiều lần, tránh tạo ra những lỗ hổng để các nhân viên dễ dàng “luồn lách”.
3. Tổng hợp các tiêu chí đánh giá nhân viên phát huy tác dụng nhất
Mặc dù là hoạt động diễn ra hàng ngày ở các doanh nghiệp, tuy nhiên các tiêu chí đánh giá nhân viên hàng tháng, không dễ dàng để có thể tạo ra. Về cơ bản, có nhiều hình thức để bạn có thể đưa ra nhận định về nhân viên, chưa kể đến nhân viên được phân theo nhiều cấp bậc. Chính vì thế, nếu đang xây dựng các tiêu chí đánh giá nhân viên nhưng không biết bắt đầu từ đâu, hãy thử nghiệm một số gợi ý sau của viecday365.com nhé!
3.1. Về khía cạnh thái độ
Có một câu nói khá nổi tiếng như thế này “thái độ quan trọng hơn trình độ”. Vậy bạn nghĩ sao về một nhân viên làm việc tốt, chuyên môn giỏi nhưng lúc nào cũng lười biếng và kệch cỡm với tất cả mọi người xung quanh? Chắc chắn rồi, một doanh nghiệp không thể chứa đựng những thể loại nhân viên như vậy. Đó là điển hình của sự thất bại, không sớm rồi muộn.
Không ai quyết định được thái độ của bạn ngoại trừ bạn. Bạn có thể tự do thể hiện thái độ của bản thân khi làm việc một mình, tuy nhiên nếu đã chấp nhận sống chung với nhiều người khác trong một môi trường, một văn hóa, một không gian chung, một định hướng và mục tiêu chung. Chúng ta - Tất cả những nhân viên từ cao đến thấp, cần thể hiện tốt thái độ của mình, không chỉ với công việc, mà còn với những đồng nghiệp, với lãnh đạo,... Vậy có những tiêu chí cụ thể nào để doanh nghiệp từ đó có thể “chấm điểm” cho thái độ của từng nhân viên?
+ Trung thực: Một người nhân viên trung thực là một người nhân viên có thái độ rất tốt với cả công việc và công ty. Trong kinh doanh, sự trung thực có thể khiến bạn gặp một vài rắc rối. Nhưng trên thực tế, về khía cạnh quản trị con người, trung thực là một trong những yếu tố giúp bạn ghi điểm tuyệt đối với mọi người xung quanh, đặc biệt là đối với những cá nhân lãnh đạo doanh nghiệp. Nếu muốn được “chấm điểm 10”, trước hết, bạn hãy trung thực trong mọi hoàn cảnh, với thất bại và cả thành công của mình bạn nhé.
+ Tôn trọng: Chắc chắn rồi! Chìa khóa để trở nên “tối ưu” hơn trong cuộc sống và cả công việc của bản thân chính là sự tôn trọng. Doanh nghiệp đánh giá thái độ của nhân viên thông qua mức độ tôn trọng của họ với đồng nghiệp, với cấp trên. Và đặc biệt là với đối tác khách hàng, những người liên quan và quyết định trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp.
+ Nhiệt tình: Nhiệt tình trong mọi hoàn cảnh, không chỉ giúp bản thân nhân viên có thêm sức sống, năng lượng để làm việc. Mà còn có thể giúp doanh nghiệp nhìn nhận được thái độ của họ, thông qua cách họ đối diện với nhiệm vụ, cách họ chăm sóc khách hàng, cách họ hỗ trợ đồng nghiệp, cách họ tham mưu và đưa ra những giải pháp đóng góp giúp doanh nghiệp tốt lên hàng ngày. Những nhân viên nhiệt tình luôn là những nhân viên chiếm được cảm tình từ cấp trên nhất.
+ Cầu tiến: Còn gì tuyệt vời hơn khi các doanh nghiệp đang sở hữu những nhân viên làm việc vô cùng cầu tiến. Những nhân viên cầu tiến thường luôn tự tạo động lực để hoàn thành các nhiệm vụ một cách chuẩn chỉnh và xuất sắc nhất. Họ sẽ không chịu được những dang dở hay những điều chưa hoàn chỉnh từ các nhiệm vụ được giao phó. Đây chính là những nhân viên có thái độ làm việc tuyệt vời.
+ Lạc quan: Doanh nghiệp cần có những nhân viên lạc quan trong hành trình chinh phục điểm đến thành công của cả bản thân và tập thể. Một nhân viên cảm thấy thật tồi tệ khi bị khiển trách, bị thất bại sau một nhiệm vụ,... sẽ chỉ kéo theo hàng loạt những vấn đề phát sinh không đáng có phía sau mà thôi.
+ Cẩn trọng: Cẩn trọng trong giao tiếp, trong trao đổi công việc, trong đề xuất, trong tố cáo,... và đặc biệt là trong khi giải quyết các vấn đề với khách hàng. Những nhân viên cẩn trọng không những là nhân viên giỏi, mà còn là những nhân viên chuyên nghiệp, có tư duy logic đấy nhé.
+ Đúng giờ: Sự chuyên nghiệp của một người luôn nằm ở tác phong làm việc, trong đó có việc tuân thủ giờ giấc. Chuyên môn của bạn có thể không thực sự xuất chúng, tuy nhiên chính thái độ từ cách tôn trọng và tuân thủ giờ giấc của bạn sẽ giúp doanh nghiệp nhìn rõ hơn thái độ và tố chất mà bạn đang sở hữu. Ngoài đúng giờ, nhân viên cũng cần học cách quản trị thời gian sao cho thật tối ưu.
Xem thêm: Các chức danh trong phòng nhân sự - Bạn biết được bao nhiêu?
3.2. Về khía cạnh hình thức
Ngoài các tiêu chí đánh giá nhân viên bằng thái độ làm việc, các doanh nghiệp cũng nên ứng dụng việc đánh giá nhân viên theo hình thức. Việc đánh giá này có thể còn khá lạ lẫm với nhiều công ty, tuy nhiên viecday365.com cho rằng nếu muốn kiện toàn nhân sự của mình hơn nữa, hãy thử nghiệm tất cả các tiêu chí đánh giá nhân viên, để mang lại được kết quả khách quan nhất có thể.
+ Toàn diện: Đánh giá theo kiểu toàn diện là gì? Hình thức đánh giá này khá thích hợp với các doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là chăm sóc khách hàng. Hãy lấy các ý kiến đóng góp, phản hồi từ khách hàng, từ toàn thể nhân viên trong công ty, từ trưởng các bộ phận liên quan, từ lãnh đạo, từ đối tác,... Bất cứ những ai đã từng tiếp xúc và làm việc thường xuyên với nhân viên để có thể đưa ra những lời nhận xét, đánh giá chính xác nhất nhé.
+ Từ cao đến thấp: Đánh giá từ cao đến thấp là gì? Một lãnh đạo hay người quản lý của một bộ phận luôn là người hiểu rõ cấp dưới của mình nhất. Chính vì thế, khi thực hiện đánh giá, cần làm theo trình tự đi từ nội bộ của bộ phận, ở đây là giữa lãnh đạo bộ phận và nhân viên trong phòng. Hãy xây dựng cho nhân viên một hướng đi và lộ trình phát triển cụ thể, sau đó tự xem xét họ thông quá quá trình tương tác lẫn nhau nhé.
+ Ngang cấp bậc: Đánh giá ngang cấp bậc được ứng dụng với lãnh đạo và lãnh đạo, với nhân viên với nhân viên,.... Nói chung, tiêu chí này giúp các nhân viên hay các lãnh đạo trong quá trình làm việc có những nhận xét, nhìn nhận về nhau vụ thể như thế nào. Tiêu chí này phải đảm bảo sự tính khách quan và công bằng hết mức có thể.
3.3. Về khía cạnh mục tiêu
Các tiêu chí đánh giá nhân viên theo khía cạnh mục tiêu, hay có thể hiểu đơn giản là dựa vào cơ sở năng lực của nhân viên. Giúp doanh nghiệp có thể phân loại đâu là nhân viên có thực lực, và ngược lại. Việc ứng dụng các tiêu chí đánh giá này rất phù hợp với các doanh nghiệp hoạt động ở các lĩnh vực bán hàng, kinh doanh hay phân phối sản phẩm,...
+ Tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ: Nếu một nhân viên luôn hoàn thành các nhiệm vụ được phân công 100%, đúng thời hạn, không mắc lỗi, không trì hoãn,... thì chắc chắn đó là một nhân viên xuất sắc. Đó cũng chính là lý do doanh nghiệp cần áp dụng tiêu chí này để nhận biết được đâu là nhân tố “sáng” nhất trong công ty của mình.
+ Mục tiêu hành chính: Cơ sở để đánh giá các mục tiêu hành chính của nhân viên chính là tỷ lệ đạt hay không đạt KPI đã được cấp trên phân công. Dường như, thông qua tiêu chí đánh giá này, các doanh nghiệp có thể có những quyết định nhanh chóng và chính xác về thưởng, phạt, đề bạt hoặc sàng lọc nhân viên khi cần thiết.
+ Định hướng phát triển: Tiêu chí đánh giá thông qua việc xây dựng định hướng phát triển của nhân viên rất có ý nghĩa. Vì thông qua những gì mà nhân viên đặt làm mục tiêu chinh phục, doanh nghiệp vừa có thể hiểu được thực lực của nhân viên, vừa có thể hiểu được khát vọng và sự mong muốn cụ thể của nhân viên. Từ đó, biết được đâu là nhân viên có triển vọng, có thể đưa vào phạm vi bồi dưỡng để nâng cấp chức vụ trong tương lai. Ngược lại với những nhân viên có mục tiêu còn tương đối “tạm bợ”, doanh nghiệp cũng biết được những giải pháp gì mình nên làm tiếp theo để cải thiện định hướng cho nhân viên.
Xem thêm: Quy trình tuyển dụng nhân sự để tìm kiếm ứng viên tiềm năng
4. Cẩn trọng khi đánh giá nhân viên theo tiêu chí
Mặc dù có thể các tiêu chí đánh giá nhân viên làm tốt công dụng của mình, nhưng nếu cá nhân sử dụng các tiêu chí đó không cẩn trọng trong quá trình, quy trình nhận xét, kết luận, sẽ gặp phải những vấn đề rắc rối về sau. viecday365.com xin lưu ý những điều sau mà cá nhân thực hiện quy trình này nên hết sức cẩn trọng:
+ Thứ nhất, đưa ra sự đối chiếu và so sánh vô lý, không có cơ sở, không đảm bảo yếu tố ngang tài ngang sức.
+ Thứ hai, đưa ra những kết luận chủ quan, không minh bạch, không rõ ràng.
+ Thứ ba, có sự phân tâm trong quá trình đánh giá, chẳng hạn như sự xúi giục từ người khác.
+ Thứ tư, không kiên nhẫn tiếp nhận và lắng nghe những ý kiến, phản biện của nhân viên.
+ Thứ năm, không thực hiện việc tái đánh giá và kiểm tra thái độ của nhân viên sau khi đã có kết quả đánh giá.
Tiêu chí đánh giá nhân viên luôn là một nội dung quan trọng thuộc phạm vi nghiệp vụ của bộ phận nhân sự. Hy vọng những chia sẻ trên của viecday365.com sẽ hỗ trợ bạn phần nào trong khi thực hiện xây dựng các tiêu chí đánh giá nhân viên mình!