Tháp nhu cầu của Maslow trong marketing ứng dụng như thế nào?

Theo dõi viecday365 tại
Hoàng Châu Lâm tác giả viecday365.com Tác giả: Hoàng Châu Lâm

Ngày đăng: 02-01-2025

Có rất nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra những mô hình về tâm lý, động cơ, nhu cầu của con người. Mỗi nhà nghiên cứu lại có những ưu điểm riêng trong phát hiện của mình. Trong những mô hình đó, tháp mô hình của nhà tâm lý học Maslow được ứng dụng rất phổ biến. Vậy cùng viecday365.com đi tìm hiểu về tháp nhu cầu của Maslow trong marketing được sử dụng như thế nào nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Thế nào là tháp nhu cầu của maslow trong marketing?

1.1. Khái niệm về tháp nhu cầu của maslow trong marketing

Tháp nhu cầu của Maslow đã được đưa ra vào năm 1943 trong bài viết “A Theory of Human Motivation” bởi nhà tâm lý học Abraham Maslow, đây là một trong những mô hình nổi tiếng về tâm lý, động cơ của con người. Lý thuyết này cũng rất quan trọng trong việc ứng dụng thực tế, cụ thể trong vấn đề quản trị nhân sự, quản trị Marketing và cả các vấn đề xoay quanh trong cuộc sống.

Tháp nhu cầu của maslow trong marketing
Tháp nhu cầu của maslow trong marketing

Theo lý thuyết của Maslow, nhu cầu được chia thành hai nhóm chính là nhu cầu cơ bản và nhu cầu bậc cao. Nhu cầu cơ bản là những nhu cầu về yếu tố thể lý như thức ăn, nước uống, nghỉ ngơi…. Đây đây là những nhu cầu không thể thiếu để có thể duy trì sự sống mỗi người. Còn nhu cầu bậc cao là nhu cầu thể hiện ở mức cao hơn như sự an toàn, sự vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng….

Các nhu cầu sẽ được xếp lần lượt theo thứ tự từ dưới lên, khi nhu cầu ở mức dưới được đáp ứng thì nhu cầu bên trên sẽ xuất hiện. Tùy vào các trường hợp cụ thể mà nhu cầu của con người sẽ khác nhau. Lấy ví dụ như, một người rất giàu có, địa vị xã hội cao, nhưng giả sử bị rơi vào tình huống lạc trên sa mạc, lúc này có thể họ chỉ cần một chai nước uống thay vì cả một đống tiền hay quần áo, trang sức.

1.2. Các cấp bậc trong tháp nhu cầu của maslow

Tháp nhu cầu của Maslow có cấu trúc 5 tầng chính, ở mỗi tầng sẽ thể hiện nhu cầu của con người với cấp bậc khác nhau. Theo lý thuyết này, khi nhu cầu bậc dưới được thỏa mãn, thì nhu cầu bậc cao hơn sẽ nảy sinh. Để làm rõ hơn về tháp nhu cầu, cùng đi tìm hiểu về từng nhu cầu được biểu thị trong từng tầng.

1.2.1. Tầng thứ nhất: physiological

Đây là tầng nói lên nhu cầu căn bản nhất của con người, nó gồm những nhu cầu không thể thiếu trong sự sống của con người, đó là nhu cầu sinh lý: thở, ăn, uống, ngủ, nghỉ…. Nếu những nhu cầu này không được đáp ứng thì sự tồn tại của con người cũng không còn, như thế thì cũng không xuất hiện những như cầu cao hơn.

Tầng thứ nhất: physiological
Tầng thứ nhất: physiological

1.2.2. Tầng thứ hai: safely

Sau khi đảm bảo được nhu cầu đầu tiên, con người có mong muốn cuộc sống mình được an toàn. Cần có cảm giác được an toàn về thân thể, gia đình, sức khỏe, tài sản, việc làm…

1.2.3. Tầng thứ ba: love/belonging

Sau khi nhận được sự an toàn, con người mong muốn được giao lưu với thế giới xung quanh hơn. Đây là tầng thể hiện nhu cầu được giao lưu tình cảm, có những mối quan hệ tốt đẹp đối với những người xung quanh, mong muốn được trong nhóm cộng đồng nào đó, mong muốn gia đình được đầm ấm, hạnh phúc, mong được sự tin cậy từ bạn bè. Con người thường không muốn mình cô đơn, một mình nên nhu cầu này thể hiện rất cao.

Tầng thứ ba: love/belonging
Tầng thứ ba: love/belonging

1.2.4. Tầng thứ 4: esteem

Khi hòa nhập trong một cộng đồng, con người ta là mong muốn có được sự tôn trọng của những người khác. Chẳng ai muốn mình ra ngoài xã hội mà không có tiếng nói, chẳng ai muốn bản thân mình bị chà đạp hay chèn ép. Đó là nhu cầu được xã hội tôn trọng, tin tưởng, kính mến.

1.2.5. Tầng thứ 5: self - actualization 

Sau những nhu cầu trên đã được đáp ứng, con người lại mong muốn khẳng định bản thân mình hơn để để thúc đẩy mình hơn trong công việc, sự nghiệp, đời sống.

Với 5 tầng trong mô hình của Maslow đã diễn tả tổng quát nhu cầu của con người, nhưng sự sáng tạo và nghiên cứu của khoa học không dừng lại ở đó. Sau Maslow, đã có rất nhiều người đã phát triển thêm các nhu cầu khác trong tháp này, ví dụ:

Tầng Cognitive: Đây là tầng thể hiện nhu cầu về nhận thức, hiểu biết

Tầng Aesthetic: Đây là nhu cầu về thẩm mỹ của cong người

Tầng Self - transcendence: Đây là nhu cầu về tự tôn bản ngã của con người.

Xem thêm: Chiến lược Marketing của shopee, bí quyết của sàn thương mại số 1

2. Tháp nhu cầu của maslow được ứng dụng trong marketing 

2.1. Xây dựng chân dung khách hàng và phân đoạn thị trường

Việc xác định đúng đối tượng mục tiêu là điều rất quan trọng mà mỗi doanh nghiệp  cần phải làm, đúng hướng đi, mới có thể thành công. Mô hình tháp nhu cầu của Maslow giúp cho doanh nghiệp có thể xác định được khách hàng của mình đang ở mức nào, họ cần được đáp ứng nhu cầu nào? Từ đó doanh nghiệp mới xây dựng được chân dung khách hàng mục tiêu, xác định được insight khách hàng và là cơ sở để cho doanh nghiệp xây dựng chiến lược marketing một cách có hiệu quả.

Xây dựng chân dung khách hàng và phân đoạn thị trường
Xây dựng chân dung khách hàng và phân đoạn thị trường

2.2. Giúp lựa chọn phương thức truyền thông hiệu quả

Không phải tất cả các nhu cầu của con người doanh nghiệp có thể áp dụng được hết tất cả các công cụ. Với mỗi nhu cầu sẽ có những đặc điểm, những tiềm ẩn thôi thúc khách hàng mua một sản phẩm nào đó. 

Chọn phương thức truyền thông hiệu quả
Chọn phương thức truyền thông hiệu quả

Giả sử như bạn có thể thấy rất nhiều sản phẩm mì tôm, sản phẩm sữa nước uống, thuốc…. được quảng cáo trên tivi, nhưng có bao giờ bạn thấy những thương hiệu xa xỉ như túi xách LV, Chanel được quảng cáo ở đó đâu đúng không? 

Vì nhu cầu của khách hàng và định hướng của doanh nghiệp sẽ khác nhau nên những công cụ truyền thông được lựa chọn cũng khác nhau.

2.3. Chọn thông điệp truyền thông

Thông điệp là những nội dung mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng về sản phẩm, về dịch vụ, về giá trị mang lại cho khách hàng. Ví dụ, khách hàng có nhu cầu về đồ ăn, thì doanh nghiệp có thể chọn những thông điệp về việc doanh nghiệp bạn cung cấp rất nhiều món ăn mà khách hàng có thể lựa chọn, khi nhu cầu con người là sự an toàn, thì thông điệp truyền thông có thể được thay đổi liên quan đến chất lượng sản phẩm.

 Chọn thông điệp truyền thông
 Chọn thông điệp truyền thông

 Xem thêm: Các loại hình kênh phân phối trong marketing phổ biến bạn nên biết 

3. Những điều lưu ý khi sử dụng tháp nhu cầu

Không nhất thiết phải dập khuôn theo những gì đã mặc định trong các tầng của tháp nhu cầu, vì nhu cầu luôn thay đổi và có thể bổ sung thêm một số nhu cầu khác.

Không nhất định phải đáp ứng lần lượt các nhu cầu theo thứ tự của tháp. Có thể nhu cầu mới xuất hiện mà nhu cầu trước không cần được đáp ứng. Ví dụ có thể đi từ tầng 1 lên tầng 3 mà không cần phải có tầng 2.

Tùy vào việc nghiên cứu khách hàng của mình để tìm ra những nhu cầu của họ, mục đích của doanh nghiệp là tạo ra các giá trị để thỏa mãn các nhu cầu đó. Vì thế có thể sáng tạo và linh hoạt theo thực tế của khách hàng. 

Có thể tham khảo những nhu cầu mở rộng của Maslow để tăng phạm vị nghiên cứu nhu cầu và định hướng thông điệp truyền tải tới khách hàng.

Vậy là viecday365.com đã giải thích cho bạn về tháp nhu cầu của Maslow trong marketing. Đây vốn là lĩnh vực cần nhiều sự sáng tạo và linh hoạt, vì vậy mà tháp nhu cầu của Maslow cũng được sử dụng một cách hợp lý nhất cho doanh nghiệp.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem400 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT