Khái niệm, vai trò và phương pháp quản trị dữ liệu Doanh nghiệp

Tác giả: Phạm Hồng Ánh 01-10-2024

Khái niệm, vai trò và phương pháp để quản trị Doanh nghiệp như thế nào, cùng theo chân viecday365.com chúng tôi tìm hiểu về quản trị dữ liệu Doanh nghiệp nhé!

Có thể nói rằng, quản lý dữ liệu đóng là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong Doanh nghiệp, cụ thể quản lý dữ liệu doanh nghiệp quan trọng như thế nào và các phương pháp quản lý dữ liệu Doanh nghiệp sao cho hiệu quả, tất cả sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây của viecday365.com của chúng tôi.

1. Thông tin chung về quản lý dữ liệu doanh nghiệp

1.1. Khái niệm quản lý dữ liệu doanh nghiệp 

Quản lý dữ liệu doanh nghiệp chính là quá trình thu thập, tổ chức và duy trì dữ liệu trong một Doanh nghiệp. Trong đó, dữ liệu có thể hiểu đó chính là tập hợp các thông tin lại với nhau. Việc quản lý các thông tin, dữ liệu hiệu quả là vô cùng quan trọng để có thể triển khai lên hệ thống CNTT thông qua các ứng dụng trong kinh doanh, thu thập thông tin của khách hàng nhằm phân tích và thúc đẩy quá trình đưa ra quyết định vận hành và vạch ra những chiến lược rõ ràng cho Doanh nghiệp của mình.

Khái niệm quản lý dữ liệu doanh nghiệp 

1.2. Vai trò của quản lý dữ liệu doanh nghiệp

Quá trình quản lý dữ liệu chính là sự kết hợp giữa nhiều những chức năng khác nhau. Qua đó, đảm bảo dữ liệu trong hệ thống của Doanh nghiệp sẽ có được sự chính xác và luôn luôn sẵn sàng để có thể truy cập được.

Dữ liệu chính là một tài sản lớn đối với các Doanh nghiệp, nó có thể giúp đưa ra những quyết định chính xác cho các Doanh nghiệp, giúp cải thiện chiến dịch tiếp thị và giúp tối ưu hóa hiệu quả các hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Tất cả đều sẽ hướng đến mục tiêu là gia tăng Doanh thu và giảm chi phí đã bỏ ra.

Vai trò của quản lý dữ liệu doanh nghiệp

Việc quản lý dữ liệu không phù hợp sẽ có thể dẫn đến các silo dữ liệu của Doanh nghiệp không được tương thích với nhau. Nếu như bộ dữ liệu không có được sự nhất quán sẽ có thể làm hạn chế khả năng hoạt động của các ứng dụng phân tích thông minh hoặc thậm chí tệ hơn có thể dẫn đến những kết quả bị lỗi hay sai lệch thông tin.

2. Các phương pháp quản lý dữ liệu doanh nghiệp một cách hiệu quả

Một công ty đảm bảo được việc sở hữu cho mình một nền tảng dữ liệu chất lượng cao, một điều tiên quyết mà Doanh nghiệp nào cũng cần phải thực hiện đó chính là phải có phương pháp quản lý dữ liệu một cách hiệu quả. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ dữ liệu bẩn có thể xảy ra và tác động một cách tiêu cực đến công ty. 

Các phương pháp quản lý dữ liệu doanh nghiệp một cách hiệu quả

Cùng tham khảo những phương pháp quản lý dữ liệu Doanh nghiệp hiệu quả dưới đây của chúng tôi để áp dụng ngay vào công ty của bạn nếu công ty bạn đang gặp trục trặc trong việc quản lý dữ liệu nhé!

2.1. Xác lập mục tiêu một cách rõ ràng

Các công ty nên đặt ra các mục tiêu rõ ràng và cụ thể trước khi lưu trữ và quản lý dữ liệu, là người làm nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu, nhân viên đó cần phải biết kế hoạch để sử dụng dữ liệu được thu thập đó cho mục đích gì trong tương lai, từ đó có mục đích và kế hoạch để quản lý dữ liệu sao cho hiệu quả.

Bằng cách đặt ra mục tiêu này, chúng ta có thể giúp Doanh nghiệp của mình chỉ lưu trữ dữ liệu có liên quan đến các mục tiêu đã đặt và làm giảm các nguy cơ phần mềm quản lý dữ liệu Doanh nghiệp trở nên quá nhiều, lộn xộn và không có tổ chức.

Chỉ nên lưu trữ những dữ liệu sẽ được sử dụng trong Doanh nghiệp trong tương lai sẽ có thể giúp cho tổ chức dễ quản lý hơn và từ đó nâng cao hiệu suất vì chúng có thể làm giảm thời gian lưu trữ và lọc dữ liệu sau này hơn.

Xác lập mục tiêu một cách rõ ràng

Vì khối lượng dữ liệu của Doanh nghiệp sẽ ngày một khổng lồ, chính vì vậy mà việc lựa chọn và sắp xếp dữ liệu sao cho hợp lý và hiệu quả quả thật không phải là điều dễ dàng. Chính vì vậy mỗi Doanh nghiệp cần phải biết tối ưu những dữ liệu quan trọng và cần thiết để khi cần sử dụng có thể tìm lại một cách dễ dàng hơn.

2.2. Đặt tên và lập danh mục cho mỗi tệp

Việc lưu trữ dữ liệu với các tên hữu ích và tạo hệ thống báo cáo sẽ có thể giúp giảm nguy cơ nhầm lẫn khi lọc qua các dữ liệu. Nó có thể cho phép dữ liệu có thể dễ dàng nhận biết và giúp cải thiện tổng thể hiệu quả kinh doanh vì Doanh nghiệp sẽ có thể dễ dàng trong việc tìm kiếm dữ liệu cụ thể và tránh bị nhiễu bởi những thông tin không liên quan.

Việc đặt tên và danh mục cho từng tệp mặt khác sẽ giúp bạn có thể tiết kiệm thời gian hơn trong việc tìm kiếm dữ liệu, từ đó giúp cho công việc của bạn trở nên suôn sẻ và thuận lợi hơn.

2.3. Mô tả về dữ liệu được lưu trữ

Bên cạnh việc đặt tên và lập danh mục cho mỗi tệp thì việc cần làm tiếp theo đó chính là thêm mô tả cho dữ liệu của bạn, vì nhiều tên tệp sẽ có thể có tên trùng hoặc hơi giống nhau. Chính vì vậy, Doanh nghiệp nên thêm mô tả về dữ liệu bởi điều này có thể giúp cho họ dễ dàng tìm thấy dữ liệu của mình hơn sau này. Những mô tả về dữ liệu có thể chứa những thông tin về nội dung, cấu trúc và quyền của dữ liệu.

2.4. Bảo vệ thông tin và bảo mật dữ liệu

Bảo mật về dữ liệu chính là một trong những yếu tố chính cần phải được ưu tiên lên hàng đầu, đặc biệt là khi càng ngày càng có nhiều những cuộc tấn công mạng nhằm nhắm tới dữ liệu của các Doanh nghiệp. Chính vì vậy, dữ liệu người dùng sẽ chính là một trong những điều cần được ưu tiên bảo mật vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của Doanh nghiệp bạn. 

Bảo vệ thông tin và bảo mật dữ liệu

2.5. Đảm bảo chất lượng dữ liệu

Ngoài việc bảo quản dữ liệu sao hợp lý và hiệu quả, các thông tin quan trọng liên quan đến dữ liệu cần được đảm bảo về cả mặt số lượng và chất lượng thông tin dữ liệu. 

Các thông tin quan trọng nên được kiểm tra một cách thường xuyên vì dữ liệu có thể sẽ trở nên lỗi thời và không chính xác, điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự thành công của việc phân tích và đưa ra những quyết định quan trọng trong Doanh nghiệp.

2.6. Giảm thiểu tối đa các dữ liệu bị trùng lặp

Dữ liệu trùng lặp có thể khiến cho việc phân tích dữ liệu và đưa ra những quyết định kinh doanh không chính xác. Đồng thời, việc sử dụng một hệ thống phần mềm nhằm loại trừ đi những dữ liệu trùng lặp sẽ có thể là một giải pháp vô cùng hữu ích nhằm giảm thiểu tối đa những nguy cơ dữ liệu bị thiếu chính xác.

Giảm thiểu tối đa các dữ liệu bị trùng lặp

2.7. Bật quyền truy cập cho toàn bộ tổ chức

Quyền truy cập nền tảng dữ liệu nên được Doanh nghiệp bật trên phạm vi toàn bộ tổ chức. Mọi nhân viên đều cần được có quyền truy cập và sử dụng một luồng dữ liệu chính, điều này có thể giúp cho Doanh nghiệp tăng sự hợp tác và chính xác giữa các phòng ban và mọi bộ phận của các tổ chức.

2.8. Có kế hoạch khôi phục dữ liệu từ trước

Để có thể hạn chế tối đa những sai lầm trong việc mất mát dữ liệu, Doanh nghiệp cần phải tạo cho mình một chiến lược để khôi phục dữ liệu. Điều này là vô cùng cần thiết và quan trọng. 

Nếu như Doanh nghiệp không có một chiến lược khôi phục dữ liệu nào hiệu quả thì có thể sẽ phải đối mặt với các rủi ro, điều này cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân tích và đưa ra những quyết định quan trọng trong tương lai. 

2.9. Sử dụng các phần mềm quản lý dữ liệu hiệu quả

Đã từ rất lâu việc quản lý dữ liệu bằng các phần mềm quản lý dữ liệu đã trở nên quá đỗi quen thuộc với nhiều Doanh nghiệp, có thể chi phí ban đầu sẽ hơn tốn kém nhưng chúng đem lại cho Doanh nghiệp của bạn lợi ích lâu dài.

Doanh nghiệp cần phải tìm cho mình một phần mềm quản lý dữ liệu phù hợp với ngành nghề, mô hình kinh doanh của công ty vì việc đầu tư một phàn mềm không phù hợp với công ty vừa khiến bạn tốn kém chi phí lại tác động tiêu cực đến doanh nghiệp của mình trong tương lai.

Việc bạn tìm kiếm cho mình một phần mềm quản lý dữ liệu phù hợp có thể giúp hiệu quả kinh doanh tăng lên nhanh chóng tuy nhiên doanh nghiệp cần thời gian tìm hiểu một cách kỹ càng trước khi đưa ra quyết định sử dụng bất cứ một giải pháp nào cho Doanh nghiệp của mình.

Như vậy hôm nay chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về khái niệm về quản lý dữ liệu Doanh nghiệp, cũng như vai trò và một số phương pháp quản lý dữ liệu Doanh nghiệp một cách hiệu quả. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin bổ ích để có thể giúp cho Doanh nghiệp của bạn quản lý dữ liệu một cách hiệu quả hơn.