Những nhược điểm của ngành thiết kế đồ họa và cách vượt qua nó

Tác giả: Linh Anh Nguyễn

Nhiều ngành công nghiệp hiện đại đã trải qua những thay đổi lớn trong vài năm trở lại đây, và thiết kế đồ họa cũng không phải là một ngoại lệ. Lĩnh vực này đang đạt tốc độ phát triển đáng kinh ngạc trong bối cảnh số hóa nhanh chóng. Cơ hội nghề nghiệp rộng mở với thị trường đầy tiềm năng, phát huy hết được khả năng sáng tạo và phong cách làm việc linh hoạt, đây là những ưu điểm khiến cho thiết kế đồ họa trở thành một ngành nghề đáng mơ ước. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều nhược điểm. Nhược điểm của ngành thiết kế đồ họa là những gì? Đó là lý do chúng tôi mang đến cho bạn bài viết này.

1. Tổng quan về ngành thiết kế đồ họa 

Thập kỷ vừa qua đã chứng kiến một sự gia tăng mạnh mẽ trong các chiến lược thiết kế đồ họa và tiếp thị nội dung số. Trong đó, thiết kế đồ họa nổi bật hơn hẳn các phương tiện quảng bá khác. Điều này có thể giải thích là do cách diễn giải ý tưởng và nội dung bằng hình ảnh có xu hướng thu hút sự chú ý của người xem hơn bất kỳ phương tiện tiếp thị nào khác. Xu hướng hiện tại của đồ họa thông tin là một bằng chứng sống cho thấy thiết kế đồ họa đã tiến xa đến mức nào.

Dù nhu cầu về những bản mô tả chi tiết bằng chữ vẫn còn nhiều, người ta lại có xu hướng bỏ qua hầu hết các mô tả này vì lười đọc và chú ý nhiều hơn đến những hình ảnh, hình khối bắt mắt và sáng tạo. Những thứ mà chỉ cần nhìn là người ta có thể hiểu được ý nghĩa của chúng và có thể tiếp nhận được tất cả những gì hình ảnh đó phản ánh. 

Tổng quan về ngành thiết kế đồ họa

Lĩnh vực thiết kế đồ họa đã mở rộng gấp nhiều lần với chiều hướng mới nhờ sự thúc đẩy của phương tiện kỹ thuật số. Ban đầu, thiết kế đồ họa chỉ tập trung vào phương tiện in ấn. Sau đó, cùng với sự ra đời của phương tiện truyền thông xã hội, khối lượng nội dung được tạo ra và tiêu thụ đã tăng lên theo cấp số nhân. Công việc của nhà thiết kế đồ họa không chỉ trở nên đa dạng mà nhu cầu của thị trường cũng tăng lên. 

Thiết kế đồ họa phát triển nhanh như thế nào?

Một nhà thiết kế đồ họa chịu trách nhiệm tạo hình ảnh bằng các công cụ khác nhau để truyền tải thông điệp phù hợp về sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua thiết kế của họ. Bố cục và thiết kế quảng cáo, tờ rơi, tạp chí, poster, banner,...chính là những sản phẩm của nhà thiết kế đồ họa. Đây là một ngành công nghiệp phát triển nhanh chóng, cùng với sự phát triển của các nền tảng kỹ thuật số trên thế giới. Ngày nay, con người đang phụ thuộc rất nhiều vào internet, các doanh nghiệp lại có cơ hội để trình bày ý tưởng của mình trước lượng lớn khán giả một cách dễ dàng hơn. 

Xem thêm: Nguyên lý thị giác là gì trong ngành thiết kế đồ họa 

2. Thiết kế đồ họa có những nhược điểm nào?

Nhược điểm của ngành thiết kế đồ họa

Không thể phủ nhận được thiết kế đồ họa là một ngành rất hot trong nhiều năm trở lại đây, sự phát triển của khoa học công nghệ cũng là nguyên nhân chính thúc đẩy ngành này tăng trưởng nhanh chóng hơn. Với nhiều ưu điểm vượt trội như thúc đẩy khả năng sáng tạo, thời gian và không gian làm việc linh hoạt, cơ hội nghề nghiệp rộng mở, thu nhập hấp dẫn và có thể làm cùng lúc nhiều nơi, thiết kế đồ họa trở thành một công việc mà giới trẻ mơ ước và hướng đến. Tất nhiên, thứ gì cũng có 2 mặt, nhiều cơ hội cũng kéo theo đến nhiều căng thẳng và áp lực. Thiết kế đồ họa cũng có những nhược điểm và thách thức mà chúng ta cần đối diện và vượt qua nếu có đam mê với nghề và muốn phát triển hơn trong ngành. 

2.1. Thiết kế mang tính chủ quan

Thiết kế là một ngành mang tính chủ quan rất lớn. Không có đúng sai, không có chuẩn mực ở thiết kế, chỉ có sự sáng tạo và sáng tạo không ngừng nghỉ. 

Nhà thiết kế không chỉ thiết kế theo ý thích của mình mà còn phải thiết kế sao cho phù hợp với thị hiếu, nhận thức, thói quen, văn hóa của đối tượng khán giả tiếp cận sản phẩm ấy. 

Thiết kế đồ họa mang tính chủ quan

Tất nhiên, mỗi người sẽ có những sở thích khác nhau, nhà thiết kế thấy sản phẩm của mình đẹp, ý nghĩa, nhân văn, nhiều chiều sâu, họ cảm nhận được sự hoàn hảo trong các bố cục, màu sắc, hình ảnh, nó phản ánh được tất cả những gì họ muốn nói, thế nhưng không phải ai cũng nghĩ như vậy. Khán giả có muôn hình vạn trạng, họ có những suy nghĩ và nhận thức khác nhau, họ lại thấy sản phẩm ấy không đẹp, phản cảm, tối nghĩa và không hiểu được ý nghĩa của nó là gì. Khi đó, nhà thiết kế phải thực sự xem xét lại vì sản phẩm mà họ làm ra cuối cùng cũng là để phục vụ khán giả và truyền tải thông điệp đến khán giả. Không làm được điều đó thì có nghĩa sản phẩm đó hoàn toàn vô dụng. 

Có thể theo đúng ý thuyết và con mắt chuyên gia, nó là một tác phẩm hoàn hảo, nhưng nếu theo cái nhìn của số đông một cách chủ quan, nó không thể truyền tải được thông điệp muốn nói thì nhà thiết kế buộc phải có sự thay đổi. 

2.2. Thiết kế đồ họa là một thị trường đầy tính cạnh tranh

Thiết kế đồ họa là thị trường đầy tính cạnh tranh

Thực tế, thiết kế đồ họa đang phát triển một cách chóng mặt, nhưng cũng cần lưu ý rằng thiết kế đồ họa cũng là một ngành nghề linh hoạt và dễ có sự đào thải. Công việc thiết kế đồ họa hiện nay không chỉ được áp dụng trong các doanh nghiệp chuyên về thiết kế, trong các bộ phận marketing, mà còn xuất hiện các hình thức làm việc freelance vô cùng phổ biến. Các nhà thiết kế đồ họa hiện nay chủ yếu làm việc online, công việc của họ chủ yếu liên quan đến việc sáng tạo trên nền tảng công nghệ số, sử dụng các công cụ này để tạo ra sản phẩm và phục vụ trực tiếp đến khách hàng. 

Do đó, thiết kế đồ họa là mộ thị trường đầy tính cạnh tranh, nếu bạn không thể duy trì được sự sáng tạo và tiến độ làm việc cũng như bắt kịp các xu hướng xã hội thì ngay lập tức bạn đã tự tay xé bảng tên của mình khỏi thị trường. 

2.3. Thời gian ảnh hưởng đến sự sáng tạo

Thời gian ảnh hưởng đến sự sáng tạo

Công việc nào cũng vậy thôi, bạn sẽ được giao các deadline và phải hoàn thành chúng một cách bài bản và hoàn chỉnh. Thế nhưng không giống như những công việc máy móc và dập khuôn khác, thiết kế đồ họa đòi hỏi bạn phải chạy deadline một cách sáng tạo và không trùng lặp. 

Thời gian cũng chính là kẻ thù của sự sáng tạo. Để có thể nghĩ ra được ý tưởng và biến chúng trở thành những sản phẩm thực có thể thấy bằng mắt là cả một quá trình dài cần sự tập trung và cần mẫn. Thời gian quá gấp gáp và nhiều sự thúc giục có thể khiến cho tinh thần không được thoải mái, đây là nguyên nhân khiến cho sự sáng tạo không được phát huy hết năng lượng, dễ làm ra những sản phẩm không được vừa ý và thực sự đúng với khả năng. 

2.4. Mức lương không phải lúc nào cũng hấp dẫn

Mức lương không phải lúc nào cũng hấp dẫn

Nếu bạn là một người mới chập chững bước vào ngành thì mức lương của bạn thực sự không quá hấp dẫn. Để bắt đầu làm nghề, bạn cần có bằng cấp, bạn cần phải chứng minh năng lực bằng những bằng chứng khác như những sản phẩm thực tế. Để có thể tạo ra được giá trị cho khách hàng và chính bản thân, bạn cần một thời gian rèn luyện và thực hành không ngừng nghỉ, khi bạn chứng minh được năng lực thì bạn mới có thể có thu nhập. 

Mức lương của thiết kế đồ họa sẽ phụ thuộc phần lớn vào những sản phẩm của họ, bạn không làm được việc thì tất nhiên bạn sẽ chỉ nhận lại được những thứ xứng đáng. 

2.5. Phải làm việc với máy tính cả ngày

Phải làm việc với máy tính cả ngày

Một nhược điểm nữa của ngành thiết kế đồ họa chính là bạn phải làm việc với máy tính trong thời gian lớn.  Thiết kế đồ họa là làm việc với máy tính và các phần mềm công nghệ để tạo ra những sản phẩm tiếp thị mang tính công nghệ. 

Đây không phải là một điều tốt cho sức khỏe của bạn về lâu về dài. Nhưng đây lại là yêu cầu bắt buộc và không ai có thể thay đổi. Khi làm việc quá nhiều với máy tính, bạn có thể gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe như những vấn đề về mắt, xương cốt, nội tiết, cơ bắp,...Càng hiện đại thì con người lại càng phụ thuộc nhiều vào công nghệ, nhưng chúng ta cũng không thể thụt lùi và giữ nguyên phong cách làm việc truyền thống, chúng ta vẫn phải tiến về phía trước và tiếp xúc nhiều hơn với chúng.

Xem thêm: Typography trong thiết kế đồ họa quan trọng như thế nào? Cùng tìm hiểu

3. Làm sao để khắc phục những nhược điểm của ngành thiết kế đồ họa?

3.1. Luôn cập nhật xu hướng

Cách khắc phục những nhược điểm của ngành thiết kế đồ họa

Để thành công và phát triển lâu dài trên con đường sự nghiệp cùng ngành thiết kế đồ họa, bạn cần phải cập nhật xu hướng thường xuyên và đều đặn. Không phải là cập nhật từng năm, từng tháng mà từng ngày, từng giờ. Mục đích của các sản phẩm đồ họa suy cho cùng cũng là phục vụ cho khán giả, vì vậy mọi biến động trong xã hội, trong suy nghĩ, nhận thức của khán giả đều phải nắm trong lòng bàn tay thì mới có thể chinh phục được họ. 

3.2. Mang đến những sản phẩm ý nghĩa

Hãy mang đến những sản phẩm thực sự ý nghĩa, mang tính nhân văn và gửi gắm những thông điệp tốt đẹp vào đó chứ không chỉ là những sản phẩm thiết kế đơn thuần. 

Những sản phẩm có ý nghĩa sâu sắc, khiến người ta ấn tượng, khiến người ta nhớ mãi, khiến người ta nhận ra được một ý nghĩa mới mẻ và có giá trị mới chính là sự thành công của nhà thiết kế đồ họa, chứ không phải là một sản phẩm lồng lộn được nhiều người biết đến vì thị phi, ngông cuồng, phản cảm và vô nghĩa.

3.3. Tự rèn luyện sức khỏe

Chú ý đến sức khỏe và môi trường làm việc

Để cải thiện sức khỏe, bạn có thể chọn nơi làm việc là ngoài trời, hoặc những nơi gần cửa  sổ, nhiều cây xanh, thoáng mát và không khí trong lành. Hạn chế làm việc trong bóng tối quá lâu. Tập thể dục thường xuyên và để ý tới chế độ ăn uống lành mạnh. Chăm sóc mắt cẩn thận và đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. 

Trên đây là tổng hợp của viecday365 về nhược điểm của ngành thiết kế đồ họa mà bạn cần biết nếu đang quan tâm đến lĩnh vực này. Tất nhiên, công việc nào cũng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, chẳng có công việc nào là hoàn hảo và nhàn nhã. Nhưng đừng vì thế mà sợ hãi, nếu bạn có đam mê, có nhiệt huyết, có năng lực thì hãy chiến đấu hết mình, không có con đường nào vượt qua khó khăn nhanh hơn là đi xuyên qua nó.