Bạn có biết học xong kiến thức ngành Vật lý kỹ thuật ra làm gì?

Tác giả: Nguyễn Thanh Hằng 24-04-2024

Lựa chọn thi trường nào học ngành gì? Cơ hội nghề nghiệp ra sao là câu hỏi được nhiều bạn trẻ và các bậc phụ huynh đặt ra trước mỗi quyết định lớn của cuộc đời. Với những bạn đang có mong muốn và đam mê theo học ngành Vật lý kỹ thuật thì thông tin nội dung bài viết sau đây sẽ trả lời cho bạn những câu hỏi trên.

Việc làm điện - điện tử

1. Tổng quan ngành Vật lý kỹ thuật

Ngành Vật lý kỹ thuật là đào tạo mang tính liên ngành, ngành này sẽ ứng dụng những nguyên lý về toán học và vật lý để giải quyết và phân tích những vấn đề có liên quan đến ứng dụng và kỹ thuật liên ngành.

Tổng quan ngành Vật lý kỹ thuật

Với mục tiêu đào tạo của ngành là đào tạo ra những người kỹ sư vật lý kỹ thuật sau khi ra trường sẽ có được những kiến thức chuyên môn, được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để có thể hoàn thành tốt yêu cầu của nghề, có thể làm lãnh đạo, có kỹ năng mềm, thành thạo tiếng anh và tin học đó là mục tiêu đào tạo của ngành mà các trường đại học điều đặt ra.

Khi theo học các trường đại học chuyên ngành Vật lý kỹ thuật học viên được đào tạo và học tập theo kiến thức nền tảng là toán tin, vật lý, kỹ thuật công nghệ cơ bản, ngoài ra còn một số môn chuyên ngành tự chọn khác.

Nếu bạn đang có mong muốn theo học ngành này và tìm kiếm cơ hội việc làm của ngành thì có thể tham khảo nội dung bên dưới đây. Chắc chắn với những nội dung chia sẻ bên dưới sẽ giúp bạn tự tin ra quyết định của mình hơn, nên học trường nào, thi khối nào và hiểu được công việc sau này mình có thể làm, biết được cách tìm kiếm việc làm và đặc biệt là biết được những tố chất cần có để việc học tập và làm việc trong ngành Vật lý kỹ thuật trở nên đơn giản hơn.

Việc làm kỹ thuật

2. Thông tin bổ ích dành cho thí sinh

Với các bạn học sinh đang lúng túng không biết theo học trường nào, điểm sàn ra sao và thi tuyển như thế nào thì đây sẽ là phần nội dung quan trọng dành cho bạn.

2.1. Những khối xét tuyển ngành Vật lý kỹ thuật

Ngành Vật lý kỹ thuật có mã xét tuyển là: 7520401

Các tổ hợp xét tuyển vào ngành Vật lý kỹ thuật đó chính là:

A00: Vật lý, Hóa học, Toán

A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh

A02: Vật lý, Sinh học,Toán

D07: Hóa học, Tiếng Anh, Toán

2.2. Danh sách các trường đại học đào tạo

Hiện nay ngành Vật lý kỹ thuật được các trường đại học đào tạo với thời gian từ 4 đến 5 năm chính vì vậy mà việc lựa chọn theo học một trường đại học phải dựa vào rất nhiều yếu tố. Yếu tố đầu tiên phải kể đến đó chính là điểm sàn vào trường, phần này bạn có thể tham khảo chi tiết điểm sàn vào trường, vào khoa chi tiết trên trang web của trường để lựa chọn trường phù hợp với năng lực. Khi đã lựa chọn được trường phù hợp với năng lực thì bạn cần phải dựa vào yếu tố khoảng cách và kinh phí theo học. Đây cũng là một yếu tố quan trọng không kèm để bạn có thể có được một hành trang tốt cho quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Dưới đây là danh sách các trường đại học đào tạo Ngành Vật lý kỹ thuật bạn có thể tham khảo.

Thông tin bổ ích dành cho thí sinh

- Trường đại học Bách khoa Hà Nội

- Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội

- Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

- Đại học Đà Lạt

Các viện nghiên cứu, có chức năng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của ngành này là:

- Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

- Viện Nghiên cứu Hạt nhân (Đà Lạt)

- Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân

2.3. Điểm sàn ngành Vật lý kỹ thuật

Điểm sàn ngành này vào các trường có sự thay đổi qua các năm chính vì vậy mà trước khi xác định thi vào trường nào các bạn trẻ cần phải tham khảo điểm sàn vào trường, điểm vào ngành để có sự lựa chọn phù hợp nhất với năng lực bản thân.

Điểm sàn ngành Vật lý kỹ thuật dao động trong khoảng từ 14 đến 20 điểm tùy thuộc vào từng trường và thay đổi qua các năm.

2.4. Học viên được học và đào tạo những gì?

Khi tham gia học tập tại các trường đại học thì trường nào cũng mong muốn và đặt mục tiêu đào tạo ra những người kỹ sư ngành Vật lý kỹ thuật nắm chắc kiến thức về ngành, có đầy đủ năng lực để hoàn thành tốt công việc và quan trọng và định hướng được cho học viên của mình đi đúng hướng và lựa chọn đúng chuyên ngành chình vì vậy mà các bạn trẻ khi mới vào trường sẽ được học các môn học đại cương, song song với việc học đại cương là rèn luyện những kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm, nâng cao trình độ tiếng anh, tin học văn phòng.. đó là chương trình đào tạo ở những năm đầu cho học viên. Đến năm 2, 3 ứng viên được tham gia học các môn chuyên ngành, khi đã có kiến thức nền tảng và có hiểu biết về ngành thì bạn được học và chọn chuyên ngành của mình để học tập và đào sâu kiến thức. Được thực hành nhiều hơn để dần quen với kiến thức thực tế, lấy kiến thức sách vở ra để thực hành. Đấy chính là khung đào tạo của các trường.

Sau khi hoàn thành xong chương trình đào tạo, bạn có biết mình sẽ làm gì và ứng tuyển vào những vị trí công việc nào chưa. Hãy cùng tham khảo nội dung bên dưới để hiểu hơn về cơ hội việc làm của những ứng viên theo học ngành vật lý kỹ thuật.

Việc làm kỹ thuật ứng dụng

3. Bạn có biết học xong ngành Vật lý kỹ thuật ra làm gì?

Hiện nay ngành Vật lý kỹ thuật đang là một ngành Hot với rất nhiều cơ hội việc làm cho ứng viên chính vì vậy mà sau khi hoàn thành chương trình học và tốt nghiệp ngành này ứng viên có thể đảm nhận rất nhiều vị trí như chuyển giao và ứng dụng công nghệ mới, các công ty trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh linh kiện vi điện tử, thiết bị kỹ thuật dùng trong năng lượng sạch. Cụ thể ứng tuyển vào các vị trí.

Bạn có biết học xong ngành Vật lý kỹ thuật ra làm gì?

Kỹ sư phân tích: Sau khi hoàn thành xong chương trình bạn có thể tham gia ứng tuyển vào vị trí kỹ sư phân tích tại các cơ quan nhà nước, sở KH&CN tại các địa phương với công việc là quản lý dự án, chuyên gia viết dự án, chính sách khoa học công nghệ.

Kỹ sư nghiên cứu: Các công ty, doanh nghiệp hiện nay tuyển dụng vị trí này khá nhiều với công việc đảm nhận vị trí của các kỹ sư vận hành các thiết bị tại các bệnh viện.

Cán bộ nghiên cứu: Nếu bạn nào thích môi trường nhà nước sau khi học xong có thể ứng tuyển vào các trường đại học, các cơ quan nhà nước, các viên nghiên cứu để đảm nhận công việc của chuyên ngành mình.

Chuyên viên quản lý, chuyên viên nghiên cứu Thực hiện các công việc phân tích quản lý chất lượng sản phẩm của các công ty doanh nghiệp như sam sung, viettel... rất nhiều công ty tuyển dụng vị trí chuyên viên quản lý cho bạn lựa chọn.

Khởi nghiệp: nếu bạn yêu thích kinh doanh, muốn làm chủ mình thì khởi nghiệp với những kiến thức, kỹ năng của ngành này là một gợi ý dành cho bạn.

Xem thêm: Ngành cơ kỹ thuật ra làm gì?

4. Mức lương của ngành Vật lý kỹ thuật

Mức lương là yếu tố giúp giữ chân người lao động khi theo nghề, chính vì vậy mà khi quyết định theo học ngành nào và làm công việc gì với mức lương như thế nào cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Mức lương ngành Vật lý kỹ thuật luôn là một ẩn số chưa có thống kê cụ thể cho từng vị trí của ngành này. Nhưng mặt bằng chung thì ngành này được đánh giá là có mức lương hấp dẫn. Đặc biệt mức lương là không giới hạn với những người có kinh nghiệm, trình độ và kỹ năng. Các nhà tuyển dụng trải thảm đỏ với nhiều chế độ hấp dẫn để kêu gọi những ứng viên có tốt chất. Chính vì vậy mà bạn cần phải rèn luyện cho mình nhiều kỹ năng, kinh nghiệm để có được những mức lương hấp dẫn.

Mức lương của ngành Vật lý kỹ thuật

5. Tố chất cần có để theo học ngành Vật lý kỹ thuật

Để học tập tốt và làm việc đúng chuyên ngành của mình theo học thì ngành từ đầu bạn cần phải xác định được những yêu cầu cần có khi theo học, trả lời được những câu hỏi về sở thích có liên quan tới ngành không, chỉ có những điều đó mới giúp bạn thành công trong ngành. Dưới đây là một vài tố chất cần có của người theo học ngành Vật lý kỹ thuật bạn cần biết.

Tố chất cần có để theo học ngành Vật lý kỹ thuật

- Đam mê với ngành Vật lý kỹ thuật là yêu tô đầu tiên, đam mê yêu thích sẽ giúp bạn vượt qua được những khó khăn

- Ngoài đam mê bạn còn phải có những kỹ năng về phần tích và giải quyết vấn đề đây cũng là một yếu tố quan trọng làm nên nghề của bạn.

- Có kỹ năng về thiết kế, tư duy sáng tạo, khả năng hình thành ý tưởng, kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.

- Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình và một số kỹ năng khác.

Việc làm kỹ thuật tại Hà Nội

6. Tìm việc làm ngành Vật lý kỹ thuật ở đâu

Tìm việc làm với những bạn sinh viên mới ra trường, những người chưa có nhiều kinh nghiệm tìm kiếm việc làm thì đây là một vấn đề khó và là nỗi lo thất nghiệp của nhiều người. Biết là học xong ngành  Vật lý kỹ thuật sẽ có rất nhiều công ty, doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng. Nhưng nếu bạn không biết cách tìm kiếm đến những công ty doanh nghiệp đang cần thì bạn mãi vẫn sẽ không tìm được việc. Hiều được điều đó viecday365.com đã làm cầu nối giúp ứng viên và nhà tuyển dụng tìm thấy nhau. Chỉ với cách làm hết sức đơn giản, ứng viên có thể tìm thấy rất nhiều cơ hội việc làm cho mình.

Tìm việc làm ngành Vật lý kỹ thuật ở đâu

 Để tìm việc trên trang viecday365.com bạn cần phải truy cập vào trang viecday365.com và thực hiện theo hướng dẫn. Nếu bạn chưa có tài khoản thì tạo tài khoản trên trang sau đó tìm kiếm thông tin tuyển dụng bằng cách nhập ngành nghề bạn đang muốn tìm kiếm, địa chỉ muốn làm việc sau đó click vào ô tìm kiếm bạn sẽ có ngày thông tin tuyển dụng của các công ty doanh nghiệp đang có nhu cầu.

Hoặc các nhà tuyển dụng sẽ tìm đến bạn khi bạn để lại yêu cầu hồ sơ trên trang. Với cách làm vô cùng đơn giản bạn có thêm rất nhiều cơ hội việc làm. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên bạn sẽ hiểu hơn về ngành Vật lý kỹ thuật, biết ngành này học ra làm gì, cơ hội nghề nghiệp ra sao. Chúc các bạn học tập tốt và thành công trong công việc.