Ngành Vật lý học ra làm gì? Cơ hội nào dành cho bạn?
Tác giả: Trần Ngọc Chân 24-04-2024
Ngành Vật lý học hiện nay không phải quá xa lạ. Đã có rất nhiều sinh viên theo học chuyên ngành này và đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm ngành Vật lý học là gì? Ngành Vật lý học ra làm gì? Hãy cùng viecday365.com tìm hiểu về chuyên ngành này nhé!
1. Thế nào là ngành Vật lý học là gì? Sứ mệnh hướng tới của ngành Vật lý học?
1.1. Thế nào là ngành Vật lý học?
Có rất nhiều định nghĩa về khái niệm Vật lý họ, nhưng nói một cách tổng quát thì Vật lý học là một môn khoa học chuyên nghiên cứu về vật chất cũng như sự tương tác của chúng trong môi trường không gian và thời gian. Hay nói cách khác thì Vật lý học nghiên cứu về các quy luật vận động của tự nhiên, từ các hạt nhỏ bé cấu tạo nên vật chất cho đến các hành tinh, thiên hà ở trong vũ trụ. Qua đó, có thể nhận thấy đối tượng nghiên cứu chính của Vật lý học chính là năng lượng, không gian, thời gian và vật chất.
Học ngành Vật lý học sinh viên có thể lựa chọn những chuyên ngành chính mà mình theo đuổi. Các chuyên ngành trong Vật lý học là:
- Chuyên ngành Vật lý Lý thuyết
- Chuyên ngành Vật lý chất rắn
- Chuyên ngành Vật lý Ứng dụng
- Chuyên ngành Vật lý hạt nhân
- Chuyên ngành Vật lý Tin học
- Chuyên ngành Vật lý Địa cầu
- Chuyên ngành Vật lý Điện tử
Đặc biệt, ngành Vật lý học có mối liên hệ chặt chẽ với Toán học. Các phép Toán trong Vật lý thường khó và phức tạp hơn các ngành khoa học khác rất nhiều và các thuyết trong Vật lý khi biểu diễn dưới dạng quan hệ Toán học thường bất biến.
Bên cạnh đó, các định luật của Vật lý học thường chi phối các ngành khoa học khác, do đó, có thể coi Vật lý là ngành khoa học cơ bản.
1.2. Sứ mệnh hướng tới của ngành Vật lý học?
Sinh viên theo học ngành Vật lý học sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về nền tảng các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Cùng đó là các kiến thức về Vật lý, Toán học, Tin học,…và các kiến thức chuyên ngành khác nhằm mục đích phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu cũng như công việc sau này.
Ngoài ra, sinh viên còn được bổ sung các kĩ năng như thuyết trình, làm việc nhóm, thực hành và ứng dụng các kiến thức cũng như kĩ năng đó vào giải quyết các vấn đề cũng như giải thích các hiện tượng khoa học, tự nhiên, xã hội trong đời sống hàng ngày. Việc học được các kĩ năng mềm cũng giúp sinh viên rèn luyện cũng như hoàn thiện bản thân một cách toàn diện nhất.
2. Chương trình đào tạo ngành Vật lý học
Đối với sinh viên theo ngành Vật lý học thì ban đầu sẽ được học các môn thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương sau đó sẽ đến khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.
2.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương
Ở chương trình học khối giáo dục đại cương, sinh viên sẽ được học các môn cơ bản bắt buộc khi mới vào trường. Dù học bất kỳ ngành nào hay trường đại học nào thì bạn đều phải học những môn học này. Đó thường là các môn như : Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Pháp luật đại cương, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng,…
2.2. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Khối giáo dục chuyên nghiệp sẽ được chia làm ba phần, bao gồm khối kiến thức cơ sở của khối ngành, kiến thức cơ sở ngành và khối kiến thức chuyên ngành.
Khối kiến thức cơ sở của khối ngành
Đây là chương trình học các môn sẽ cung cấp cho sinh viên kiến thức về bản chất cũng như cái nhìn sơ lượng về ngành mà bạn đang theo học. Bên cạnh đó, các môn thuộc khối cơ sở của khối ngành có chức năng bổ sung, hỗ trợ kiến thức cho việc học các môn cơ sở ngành và chuyên ngành sau này.
Các môn cơ sở ngành của của khối ngành Vật lý học bao gồm các môn:
- Môn Cơ học
- Môn Nhiệt học
- Môn Điện từ học
- Môn Quang học
- Môn Điện kỹ thuật
- Môn Phương pháp Toán lý 1
- Môn Phương pháp tính
- Môn Vật lý nguyên tử và hạt nhân
- Môn xác suất thống kê
- Môn Vật lý điện tử
Khối kiến thức cơ sở của ngành
Các môn học trong khối kiến thức này nhằm nâng cao về mặt kiến thức của sinh viên cũng như hỗ trợ cho việc học các kiến thức chuyên ngành về sau.
Khối kiến thức này gồm các môn:
- Môn Cơ lý thuyết
- Môn Phương pháp toán lý 2
- Môn điện động lực học
- Môn Vậy lý chất rắn
- Môn Vật lý laser
- Môn cơ học lượng tử 1
- Môn Vật lý thống kê
- Môn Vật lý bán dẫn
Khối kiến thức chuyên ngành
Khi học khối kiến thức chuyên ngành thì sinh viên sẽ được trang bị kiến thức chính và quan trọng nhất của Vật lý học. Khối kiến thức này nhằm đảm bảo người học áp dụng được vào trong đời sống hiện thực cũng như dùng để giải thích các hiện tượng xung quanh. Bên cạnh đó, kiến thức chuyên ngành sẽ giúp cho việc nghiên cứu và sáng chế ra những cái mới nhằm đảm bảo cho sự phát triển khoa học tự nhiên, xã hội.
Dựa vào kiến thức chuyên ngành, sinh viên có thể tìm tòi, sáng tạo và tìm ra những vấn đề mới trong cuộc sống, cũng như trong nghiên cứu khoa học.
Ngành Vật lý kỹ thuật ra làm gì?
3. Các khối thi và điểm chuẩn của ngành Vật lý học
Việc nắm bắt được khối thi cũng như tổ hợp môn thi và điểm chuẩn là điều cần thiết cho tất cả các bạn sinh viên để có sự lựa chọn phù hợp cho việc học tập và định hướng nghề nghiệp sau này.
3.1. Các khối thi ngành Vật lý học
Ngành Vật lý học có mã ngành là: 7440102
Hiện nay, ngành Vật lý gồm những khối tuyển sinh như sau:
- Khối A00: Toán, Vật lý, Hóa học
- Khối A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
- Khối C01: Ngữ văn, Toán, Vật lý
- Khối D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
3.2. Điểm chuẩn của ngành Vật lý học
Mức điểm chuẩn sẽ tùy thuộc vào từng năm thi cũng như chất lượng thi của các thí sinh. Từ đó, các trường cũng đưa ra mức điểm chuẩn phù hợp để có thể tuyển sinh đủ số lượng sinh viên từng ngành. Các năm gần đây, mức điểm chuẩn của ngành Văn hóa học dao động trong khoảng từ 14 – 22 điểm và dựa vào từng đơn vị tuyển sinh.
4. Học ngành Vật lý học ở đâu thì tốt?
Vật lý học hiện nay cũng đã có rất nhiều trường nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành này. Một số trường ở Việt Nam có ngành Vật lý học và chất lượng đào tạo tốt phải kể đến như :
- Trường Đại học Khoa học tự nhiên – ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP. HCM
- Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, HCM
- Trường Đại học Quy Nhơn
- Trường Đại học Đà Lạt
- Trường Đại học Thủ Dầu Một,…
Tùy thuộc vào mong muốn, sở thích cũng như vị trí của mình mà bạn có thể lựa chọn bất ký trường nào để theo học ngành này. Hiện nay, việc đào tạo chuyên môn giữa các trường tuy có sự chênh lệch nhưng không ở mức đáng kể nên các bạn hoàn toàn có thể chọn lựa dễ dàng.
5. Những cơ hội nào cho sinh viên ngành Vật lý học?
Là một cử nhân chuyên ngành Vật lý học, bạn có thể yên tâm về cơ hội nghề nghiệp của mình sau này. Hiện nay, việc làm cho sinh viên theo ngành học này rất rộng mở. Một số công việc bạn có thể lựa chọn như:
- Giảng viên, giáo viên: Đây là công việc mà nếu bạn yêu thích nghề trồng người và muốn truyền đạt tri thức thì công việc này sinh ra là cho bạn. Trở thành giảng viên, giáo viên bạn có thể làm việc tại các trường từ cấp THCS cho tới Đại học, cao đẳng. Công việc này đòi hỏi bạn cố nền tảng kiến thức vững vàng và sự tâm huyết cũng như yêu thích. Tùy vào vị trí và nơi làm việc bạn sẽ nhận được mức lương tương xứng. Nếu dạy ở các trường tư thục hoặc quốc tế thì lương của bạn có khả năng sẽ cao hơn.
- Nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu. Đây cũng là một công việc yêu cầu nền tảng kiến thức chắc chắn từ bạn. Ngoài ra, nghề này còn đòi hỏi ở bạn sự kiên trì, thích khám phá, tìm tòi. Mức lương của công việc này cũng tùy thuộc vào năng lực của bạn và các thành quả cũng như công trình bạn đạt được. Thông thường, mức lương của nghề này cũng khá cao và ổn định.
- Điều dưỡng viên: Nghề điều dưỡng trong những năm gần đây tương đối phổ biến và được nhiều người chọn lựa. Công việc này ngoài có kiến thức chuyên môn thì nó còn yêu cầu người làm phải biết chăm sóc người khác cũng như thái độ ôn hòa, biết xử lý các vấn đề có thể nảy sinh trong quá trình làm việc. Mức lương hiện nay của nghề điều dưỡng khá cao, tuy nhiên nó cũng tùy thuộc vào năng lực của bạn.
- Tư vấn viên: Tư vấn viên cũng là một nghề mà bạn có thể chọn khi học ngành Vật lý học. Bạn sẽ trở thành một chuyên viên tư vấn tại các công ty điện tử hoặc trở thành cố vấn, quản lý các dự án viễn thông hoặc các dự án khác liên quan đến chuyên ngành của bạn. Công việc này có mức lương cũng khá ổn định, tùy thuộc vào công việc bạn chọn cũng như vị trí của bạn.
- Kỹ thuật viên: Bạn có thể trở thành nhân viên sửa chữa hoặc là cán bộ chuyên phụ trách trong lĩnh vực điện tử, công nghệ, viễn thông,…. Nghề này hiện nay khá phổ biến và có nhiều người lựa chọn. Mức lương của công việc này cũng khá cao, đảm bảo được nhu cầu cũng như cuộc sống của bạn.
Việc làm cho sinh viên ngành Vật lý học rất đa dạng nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về công việc sau này của mình. Hơn hết, cũng sẽ có những cơ hội lớn dành cho những bạn có thành tích cũng như kiến thức và kĩ năng tốt.
6. Những tố chất cần có để theo học ngành Vật lý học
- Niềm yêu thích và đam mê với môn học. Vật lý là khoa học nghiên cứu thế giới tự nhiên, xã hội. Vì vậy bạn cần có sự yêu thích khám phá, tìm tòi và luôn mong muốn được lý giải tất cả mọi vấn đề xung quanh mình. Khi có sự đam mê ở trong con người mình thì nó sẽ trở thành động lực thúc đẩy bạn giúp bạn phát triển sau này.
- Tính kiên trì, nhẫn nại cũng là điều cần thiết. Bởi Vật lý học nghiên cứu rất sâu, vì thế nếu không kiên trì bạn sẽ không bao giờ có được những thành tựu trong việc học tập cũng như công việc sau này.
- Sự thông minh, chăm chỉ. Thông minh mà không chăm chỉ thì bạn rất dễ thụt lùi, nhưng chăm chỉ mà không có sự thông minh thì bạn sẽ khó phát triển cũng như đạt được các thành tích vượt trội. Vì vậy yếu tố thông minh cũng là cần thiết khi bạn theo học ngành Vật lý học.
Ngành Vật lý học hiện nay đang mở ra những cơ hội mới cho sinh viên theo học ngành này. Vì vậy, thông qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ ràng hơn về ngành Vật lý học cũng như các công việc mà bạn có thể làm. Qua đó, đưa ra những lựa chọn phù hợp cho hướng đi của bản thân.