Học ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu ra làm gì?

Theo dõi viecday365 tại
Nguyễn Hà Linh tác giả viecday365.com Tác giả: Nguyễn Hà Linh

Ngày đăng: 24-04-2024

Là một trong những ngành đại điện cho thế kỷ số hóa, Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu đã và đang làm cộng đồng sĩ tử “đảo điên” vì những kiến thức thú vị mà nó mang lại. Cơ hội việc làm cao, mức thu nhập đáng mong đợi, điều kiện thăng tiến và phát triển sự nghiệp chưa từng có,... và còn nhiều hơn thế nữa. Bạn đã sẵn sàng chưa? Hãy cùng viecday365.com khám phá ngành học này ngay sau đây nhé!

Việc làm it phần cứng - mạng

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu - Ngành học thu hút sinh viên

Ngành học thu hút sinh viên

Internet đang được kết nối với hàng tỷ máy móc và thiết bị vật lý trên toàn cầu. Tất cả đều được thu thập và chia sẻ dữ liệu. Sự xuất hiện của chip máy tính siêu rẻ và sự phổ biến của mạng không dây, bạn có thể biến mọi thứ, từ nhỏ như viên thuốc cho đến to như máy bay thành một phần trong "Internet of Things". Có thể nói, sự ra đời của internet đang làm cho kết cấu thế giới xung quanh chúng ta trở nên thông minh hơn và phản ứng nhanh hơn.

Là một trong những bộ phận của lĩnh vực Công nghệ thông tin, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu là ngành bao gồm tất cả những hoạt động liên quan đến quá trình thiết kế, xây dựng, vận hành hệ thống truyền tải thông tin. Đồng thời song song với hoạt động quản trị, thiết kế, xây dựng mạng lưới máy tính, giám sát và theo dõi, quản lý và điều hành những công tác khác, hành vi khác liên quan đến mạng và hệ thống mạng, máy tính.

Có thể nói, mọi hoạt động hành chính, kinh tế doanh nghiệp, hay hệ thống y tế, giáo dục, văn hóa,... ngày nay sẽ trở nên chậm chạp, ngưng đọng, khó giải quyết nếu như hệ thống mạng máy tính và truyền thông dữ liệu gặp phải những sự cố bất ngờ. Điều này phản ánh rằng, dường như mạng và hệ thống máy tính đã đi sâu, len lỏi đến từng ngõ ngách trong cuộc sống thường ngày cũng như trong quá trình sản xuất, kinh doanh của cộng đồng xã hội. Người ta cần đến mạng và máy tính để lưu trữ, xử lý và truy xuất các dữ liệu với tốc độ nhanh hơn, số lượng khổng lồ hơn.

Một khẳng định chắc nịch cho thấy Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu là một trong những yếu tố giáo dục cốt lõi trong tiến trình gia tăng cơ hội cho quốc gia ở thế kỷ 4.0. Thế kỷ của mạng không dây và thiết bị công nghệ siêu đẳng cấp, siêu tinh vi, siêu tiện ích. Là chìa khóa vạn năng tác động trực tiếp vào sự thành bại, sự thịnh suy của các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội và doanh nghiệp. Công nghệ 4.0 lấy thuyết Internet vạn vật và Điện toán đám mây làm trung tâm, đã và đang yêu cầu một lực lượng lao động đông đảo từ ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu cả hiện tại và trong tương lai.

2. Mục đích và chương trình đào tạo

Mục đích và chương trình đào tạo

Hệ thống giáo dục Việt Nam từ lâu đã xuất hiện những nhóm ngành nhỏ của Công nghệ thông tin nói chung. Trong đó, MMT và TTDL là một trong những phân ngành quan trọng nhất. Mục tiêu của ngành là không chỉ trang bị những kiến thức cơ sở về CNTT cho sinh viên, mà còn giúp sinh viên am hiểu một cách chuyên sâu tất cả các khía cạnh trong khuôn khổ chuyên ngành.

Đó là tri thức về toán học, logic học, khoa học xã hội và tự nhiên. Đặc biệt, sinh viên CNTT nói chung và chuyên ngành này nói riêng đều được nâng cao trình độ tiếng Anh. Song song với đó, sinh viên sẽ được đào tạo nhấn mạng ở các bộ môn về quản trị mạng, an ninh mạng, lập trình và thiết kế mạng, truyền thông đa phương tiện, di động, vô tuyến,...

Xét về chương trình đào tạo, MMT và TTDL là chuyên ngành nằm trong hệ thống giảng dạy của nhiều cơ sở giáo dục Việt Nam. Tùy thuộc vào cấp độ đào tạo là Cao đẳng hay Đại học, mà chuyên ngành có thể được thiết kế riêng về những học phần cho sinh viên. Thời gian học Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu cũng tùy thuộc vào từng cơ sở giáo dục, có địa điểm đào tạo 3 năm, 4 năm và thậm chí là 5 năm.

chương trình đào tạo

Nhìn chung, chương trình đào tạo của chuyên ngành này đều theo một hệ thống quy chuẩn. Đi từ những kiến thức đại cương cơ bản mà bất cứ ngành học nào cũng phải trải qua, cho đến các khối kiến thức cơ sở ngành, cuối cùng là tập sự và thực hiện khóa luận tốt nghiệp,... Các cơ sở giáo dục thường kết hợp những học phần lý thuyết song song hoặc xen kẽ với thực hành kỹ thuật. Điều này giúp sinh viên có được điều kiện và môi trường để vận dụng những gì đã được học, có kỹ năng làm việc nhóm, và hàng loạt các kiến thức bổ trợ khác, hướng đến một cá nhân toàn diện, đáp ứng được thị hiếu tuyển dụng của doanh nghiệp từng thời kỳ.

Hầu hết, sinh viên chuyên ngành này cũng như các phân ngành khác của Công nghệ thông tin, đều phải nâng cấp trình độ tiếng Anh của mình. Trên thực tế, đây cũng là một tiêu chí bắt buộc để bạn có thể ra trường đúng thời hạn. Hơn nữa, làm việc trong môi trường Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu, không thể nào không biết ngoại ngữ. Ngoại ngữ tốt sẽ gia tăng cơ hội việc làm và mức thu nhập cho sinh viên sau khi ra trường.

Như đã nói, chương trình đào tạo ở mỗi cơ sở giáo dục là mỗi khác. Chính vì vậy, trước khi quyết định chọn ngành học này, các sĩ tử nên tìm hiểu kỹ những gì mình sẽ được học ở chính trường học mà bạn mong muốn đăng ký. Điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị được tâm lý và nắm bắt vững vàng hơn các kiến thức trong tương lai đấy nhé!

Xem thêm: Việc làm it phần cứng - mạng tại Hà Nội

3. Cơ hội việc làm cho sinh viên Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu

Chẳng quá lời khi nói rằng sinh viên Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu không lo ra trường không có việc làm? viecday365.com đồng tình với quan điểm này, còn bạn thì sao?

3.1. Thực trạng và dự báo về nhu cầu nhân lực của ngành

Thực trạng và dự báo về nhu cầu nhân lực của ngành

Trong một thế giới bị chi phối bởi công nghệ kỹ thuật số, mạng và máy tính đóng một vai trò nổi bật trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Nó đã tạo ra một hệ sinh thái liên kết nhiều hệ thống để mang đến những giá trị thông minh trong mọi nhiệm vụ. Sự phổ biên của nó đã tạo ra một sự phát triển mới của các ứng dụng di động, thiết bị điện tử,... sở hữu kết nối mạng. Nó đã tích hợp hoàn hảo việc giao tiếp của con người theo những cách chúng ta chưa từng mong đợi trước đây.

Trong lĩnh vực khác với tiêu dùng, chúng ta đã chứng kiến hầu hết các công ty, doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp,... đều sử dụng công nghệ của lĩnh vực nghiên cứu này. Nhằm giám sát có hiệu quả các hoạt động khác nhau và thúc đẩy các hệ thống hiện có của họ. Máy tính và mạng đã tiếp quản hệ thống thủ công của các doanh nghiệp đang hoạt động. Vì giờ đây nó đóng vai trò quản lý quy trình và hoạt động nội bộ, mang lại sự thuận tiện cao cho mỗi nhiệm vụ.

Để nâng cao hơn nữa việc xây dựng và quản trị các hệ thống thông tin dữ liệu, các doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh,... cần kiện toàn lại những gì mình đang có. Tất cả những lỗ hổng, sự hư hại, ngưng trệ,... sẽ gây ra hậu quả không thể lường trước. Chính vì thế, nhu cầu tuyển dụng những cá nhân am hiểu mạng internet, máy tính, xử lý dữ liệu,.. là điều tất yếu của xã hội. Đặc biệt là trong các tổ chức kinh tế.

Mặc dù mỗi năm, số lượng cử nhân Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu được cung cấp ra thị trường việc làm là không hề nhỏ. Tuy nhiên, một số dự báo cho thấy lĩnh vực này vẫn còn “bùng nổ” về sự thiếu hụt nhân lực hơn nữa trong tương lai.

3.2. TOP các việc làm hấp dẫn, thu nhập cao

TOP các việc làm hấp dẫn, thu nhập cao

Với những kiến thức đa năng đã được học, sinh viên chuyên ngành này hầu như được tham gia vào nhiều hoạt động, mang lại sự thịnh vượng cho một sự nghiệp tầm cỡ. Một vài vị trí việc làm mà sinh viên Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu sau khi ra trường có thể tham gia như sau:

+ Lĩnh vực phần cứng máy tính: Làm việc như một chuyên viên, kỹ thuật viên máy tính, đảm nhiệm chức năng thiết kế, lắp đặt, kiểm tra, thực hành sửa chữa và bảo trì các hệ thống mạng, hệ thống máy tính, camera giám sát,... Bên cạnh đó, đảm đương việc thiết lập các cài đặt hệ thống từ cơ bản cho đến phức tạp cho các đơn vị kinh doanh, sản xuất, hay sinh hoạt hàng ngày.

+ Quản trị viên hệ thống mạng và máy tính: Thiết kế và xây dựng các hệ thống điều khiển từ xa cho các tổ chức, đơn vị sản xuất và kinh doanh. Đồng thời, theo dõi, phát hiện, phân tích, đánh giá và tiến hành khắc phục cho các vấn đề, sự cố về mạng internet cũng như hệ thống máy tính. Nâng cấp, bảo dưỡng thường xuyên hệ thống, quản trị công tác an ninh, bảo mật cho thiết bị, hệ thống, phần mềm, chống các tác nhân gây hại và đánh cắp dữ liệu từ bên ngoài.

+ Sau khi tốt nghiệp, người học nếu có điều kiện, cũng có thể chọn phương án khởi nghiệp với các mô hình kinh doanh về lĩnh vực này. Chẳng hạn như: phân phối, lắp đặt và sửa chữa máy tính, hệ thống mạng internet,...

Xem thêm: Việc làm IT phần cứng - mạng tại Hồ Chí Minh

4. Bạn có phù hợp với chuyên ngành này?

Bạn có phù hợp với chuyên ngành này?

Là một ngành đặc thù, mang tính hiện đại và mới mẻ. Trước khi bắt đầu cho một sự nghiệp như những lựa chọn đã được viecday365.com liệt kê ở trên. Bạn cần xác định mình có đủ khả năng hay sự phù hợp nào với ngành hay không nhé. Dưới đây là một số gợi ý:

+ Sự đam mê: Nói chính xác, đây là yếu tố quan trọng nhất để bạn xác định sự phù hợp với ngành học của mình. Có thể bạn sẽ phải học những học phần không hề dễ dàng, bạn sẽ phải thức trắng đêm để làm bài tập hay mỏi mắt trước hàng giờ ngồi trước màn hình máy tính,... Chỉ có nuôi dưỡng sự thích thú và niềm đam mê nghiêm túc mới có thể giúp bạn lấy lại động lực cho bản thân.

+ Sự cẩn thận và tỉ mỉ: Công nghệ và thông tin dữ liệu luôn là những chủ thể “mỏng manh, dễ vỡ”, sự phức tạp trong nó cần đến một cá nhân có tính cẩn thận và chu toàn. Chỉ cần thiết lập một dòng mã sai, hay lắp đặt thiếu sót,... tất cả đều sẽ trở nên cực kỳ tồi tệ đấy.

+ Sự kiên trì, chịu được áp lực cao: Bất kể là con đường học tập hay làm việc, đôi khi bạn sẽ phải đối mặt với những thuật toán khó, với những nhiệm vụ không hề dễ dàng. Vì vậy, hãy rèn luyện cho mình tính kiên nhẫn, kiên nhẫn để vượt qua mọi khó khăn và thử thách, để hóa thất bại về thành công bạn nhé!

+ Cầu tiến, ham học hỏi: Sinh viên Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu cần biết cập nhật những kiến thức chuyên ngành mới nhất. Tính hiện đại của ngành yêu cầu người học phải biết cách học hỏi, cầu tiến, không ngừng giữ ý chí vươn lên.

+ Kỹ năng ngoại ngữ: Như viecday365.com đã thông tin xuyên suốt trong bài, CNTT nói chung và ngành học này nói riêng bắt buộc sinh viên phải am hiểu và sử dụng thành thạo ngoại ngữ. Thật tuyệt vời nếu như bạn đã có nền tảng này vững chắc ngay từ ban đầu phải không nào? Ngoại ngữ tốt không những hỗ trợ tốt cho bạn trong quá trình học tập, nghiên cứu. Mà còn có thể mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp với các công ty nước ngoài đấy.

Xem thêm: Ngành truyền thông Marketing: Việc làm hot cho các bạn trẻ năng động

5. Thông tin về trường đào tạo

Thông tin về trường đào tạo

Để hiểu rõ hơn về ngành học này, quý vị có thể tham khảo các cơ sở giáo dục sau:

+ Phía Bắc: ĐH Công nghiệp Hà Nội; ĐH Thăng Long; ĐH Công nghệ - ĐHQGHN; ĐH Công nghệ thông tin và truyền thông Thái Nguyên; ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp; ĐH Giao thông vận tải.

+ Phía Nam: ĐH Tôn Đức Thắng; ĐH Công nghệ thông tin TP HCM; ĐH Hoa Sen; ĐH Cần Thơ; ĐH Giao thông vận tải TP HCM; ĐH Quốc tế Miền Đông; ĐH Trà Vinh.

Ngoài ra, các bạn ở miền Trung cũng có thể chọn ngành học này ở trường ĐH Nha Trang nhé.

Với mức điểm chuẩn trung bình từ 20 - 25 điểm, hãy ôn luyện kiến thức ngay hôm nay để có thể chinh phục chuyên ngành hấp dẫn này. Hy vọng những thông tin chia sẻ của viecday365.com sẽ giúp bạn tự tin hơn trong hành trình chinh phục ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2454 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT