Ngành kinh tế xây dựng - Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên

Tác giả: Mỹ Lộc 25-04-2024

Với sự phát triển đô thị hóa ngày càng cao như hiện nay, rất nhiều các hoạt động xây mới, cải tạo hay tu sửa thì đều cân phải nhờ đến nguồn nhân lực của lĩnh vực kinh tế xây dựng. Vậy thì hãy cùng tôi đi tìm hiểu rõ hơn về ngành nghề này để biết được lý do tại sao nó lại có sự ảnh hưởng quan trọng đến vậy nhé.

Việc làm xây dựng

1. Khái quát chung về ngành kinh tế xây dựng

Kinh tế xây dựng là ngành vừa kết hợp giữa kinh tế và quản lý xây dựng dựa trên các hoạt động cụ thể như là tài chính, kế toán, thống kê, công tác lập dự án, thẩm định dự án đầu tư cả các công trình xây dựng, quyết toán chi phí trong xây dựng,...

Khái quát chung về ngành kinh tế xây dựng

 

Đây là một trong số những ngành có sức hút mạnh hàng đầu với mọi người đặc biệt là với những bạn sinh viên học chuyên ngành bởi tính ứng dụng của ngành với thực tế cao. Vậy thì hãy xem các bạn sinh viên theo học chuyên ngành này sẽ có những cơ hội gì để phát triển công việc cũng như sự nghiệp của mình ở phần tiếp theo nhé.

2. Cơ hội việc làm của ngành đối với sinh viên

Đây thực sự là ngành học có rất nhiều cơ hội để phát triển, với tốc độ đô thị hoá hiện nay nhất là đối với những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,... việc đáp ứng được nhu cầu nhà ở, những khu mua sắm, khu vui chơi là thực sự là cần thiết. Vì vậy mà để đáp ứng được nhu cầu của người dân, rất nhiều những công trình được xây mới, cải tạo hoặc tu sửa lại. Với khối lượng công việc nhiều như vậy, đây chắc chắn là một ngành học vô cùng màu mỡ đang đợi các bạn bước vào để khai thác.

Ngành học này tương đối phức tạp bởi các bạn vừa phải tính toán chi phí vừa phải đảm bảo được chất lượng của công trình xây dựng, vì vậy mà đây sẽ là một ngành có mức thu nhập khá cao.

Cơ hội việc làm của ngành đối với sinh viên

Bên cạnh đó, nếu bạn làm việc cho những doanh nghiệp lớn về chuyên ngành kinh tế xây dựng, bạn sẽ có khả năng thể hiện được trình độ của bản thân thông qua công việc, nếu làm tốt rất có thể bạn sẽ được cử đi học tập ở nước ngoài hoặc là thăng chức,...

Quan trọng hơn cả, các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này các bạn sẽ nắm được khối kiến thức chuyên sâu về xây dựng, kinh tế xây dựng và một số lĩnh vực liên quan như là tài chính, thống kê,... Với vốn kiến thức này thì bạn có thể tự tin mình sẽ thích nghi và làm việc ở mọi môi trường khác nhau.

Đó là những cơ hội lớn dành cho những bạn sinh viên theo đuổi chuyên ngành kinh tế xây dựng, cơ hội nhiều tuy nhiên các bạn cũng cần phải biết nắm bắt nó sao cho hiệu quả nhất.

 

Ngành Kinh tế phát triển là gì? Ra trường có dễ xin việc không?

3. Một số cơ sở đào tạo ngành ngành kinh tế xây dựng

Cơ sở đào tạo cũng là nỗi băn khoăn khiến cho các bậc phụ huynh và các em học sinh phải đau đầu. Tại sao lại như vậy? Với một ngành có tính ứng dụng cao, thị trường việc làm lớn như vậy, rất nhiều cơ sở đào tạo vì vậy mà họ không biết nên chọn nơi nào để học đảm bảo chất lượng. Hiểu được tâm lý của các bậc cha mẹ nên tôi đã tổng hợp một số trường đào tạo chuyên ngành kinh tế xây dựng được coi là có chất lượng hàng đầu của cả nước, quý vị và các em có thể tham khảo: Đại học Công nghệ giao thông vận tải, Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Giao thông vận tải, Đại học Bách Khoa- Đại học Đà Nẵng, Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh,... Đây đều là những trường đào tạo chuyên sâu với độ uy tín cao, chất lượng đầu ra cực kỳ chất lượng, hay đưa ra cho mình một sự lựa chọn tốt nhất và phù hợp với bản thân nhất để quá trình học tập được diễn ra thuận lợi và suôn sẻ nhé.

Một số cơ sở đào tạo ngành ngành kinh tế xây dựng

Khi học chuyên ngành này, các bạn sẽ được đào tạo rất nhiều các kiến thức từ cơ sở ngành cho đến những môn chuyên ngành. Với các môn cơ sở ngành các bạn được học đó là Kinh tế học, Tài chính tiền tệ, Nguyên lý thống kê, Kinh tế lượng, Điều tra quy hoạch,... kiến thức  của những môn cơ sở ngành này sẽ phục vụ cho các bạn rất nhiều để liên kết với chuyên ngành. Về chuyên ngành các bạn sẽ được đào tạo một số những môn chính như Kế hoạch khai thác và an toàn giao thông, Kinh tế quản lý khai thác công trình cầu đường, Bảo dưỡng sửa chữa đường ô tô, Khai thác và kiểm định cầu, Lập và phân tích dự án đầu tư, Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp xây dựng,... ngoài ra còn rất nhiều các bộ môn khác mà tôi không thể kể hết ở đây. 

Việc làm kế toán - kiểm toán

4. Những công việc mà sinh viên có thể làm sau khi tốt nghiệp

Các bạn học chuyên ngành Kinh tế xây dựng sau khi ra trường có rất nhiều cơ hội việc làm, có thể làm việc ở các doanh nghiệp lớn về lĩnh vực xây dựng hoặc làm việc tại các đơn vị, cơ quan Nhà nước,... Tuỳ môi người thích làm việc ở môi trường nào thì sẽ ứng tuyển vào để làm việc. Sau đây tôi xin giới thiệu một số vị trí mà thường được tuyển dụng để các bạn có thể tham khảo:

4.1. Kỹ sư kinh tế xây dựng

Nhiệm vụ chính của vị trí này đó là tiếp nhận thông tin, hồ sơ về dự án thầu từ Trưởng phòng đưa, sau đó bạn sẽ phải tìm hiểu kỹ và đưa ra đề xuất về mặt kỹ thuật và bảng khối lượng chi tiết. Lập được bảng khối lượng cho dự án rồi, các bạn sẽ liên hệ với các nhà cung cấp vật tư để lấy báo giá rồi so sánh giữa các nhà cung cấp với nhau, bên nào cung cấp với giá thành hợp lý thì sẽ lựa chọn và bạn cũng có thể thương lượng lại giá cả với họ và đưa ra quyết định mua hàng. Lập bảng dự toán cho dự án từ mức giá mà nhà cung cấp đưa ra với bảng giá của công ty. Sau khi có bảng dự toán sẽ đưa cho khách hàng xem và nếu có thắc mắc thì kỹ sư kinh tế xây dựng sẽ là người giải đáp những thắc mắc đó.

Để trở thành một kỹ sư giỏi, các bạn cần phải nắm được kiến thức chuyên ngành của mình, biết lập dự toán đầu tư cho những công trình mình đảm nhiệm, tìm kiếm các nhà cung cấp giá tốt nhất làm sao vừa đảm bảo được chất lượng và lại tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp.

Thu nhập của công việc này khoảng 8-10 triệu đồng một tháng, nếu là sinh viên mới ra trường, lương các bạn nhận được sẽ là con số nhỏ hơn khoảng 6-7 triệu, tuy nhiên thì con số này có thể sẽ thay đổi theo trình độ và năng lực làm việc của bạn.

Việc làm xây dựng tại Hà Nội

4.2. Kỹ sư cầu đường

Công việc này cũng có nhiệm vị tương tựu như kỹ sư kinh tế xây dựng, tuy nhiên đây là vị trí chuyên về mảng cầu đường, hầu hết các công trình đều là về cầu và đường. Ở đây, người kỹ sư cũng sẽ tiếp nhận thông tin về dự án từ sếp của mình, sau đó là lập dự toán cho dự án đó, đưa ra những đề xuất tối ưu về mặt chất lượng, thẩm mỹ và kỹ thuật,... Liên hệ với các nhà cung cấp vật tư để lấy báo giá vật tư, theo dõi quá trình thực thi dự án và báo cáo kết quả với cấp trên.

Những công việc mà sinh viên có thể làm sau khi tốt nghiệp

Đây là công việc cũng đòi hỏi bạn phải thường xuyên phải đau đầu bởi thường xuyên phải làm việc với con số, tính toán chi phí, tính toán khối lượng vật tư bao nhiêu là đủ,... Vì vậy đòi hỏi bạn phải có đủ sự tỉnh táo trong khi làm việc, nắm vững và chắc những kiến thức về nghiệp vụ liên quan với công việc của mình. Ngoài ra cần phải có khả năng tư duy, logic để có thể hoàn thành công việc được giao một cách hiệu quả nhất.

Kỹ sư cầu đường cũng sẽ đạt được mức thu nhập giống với kỹ sư kinh tế xây dựng, tuy nhiên thì cũng phải xét ở từng doanh nghiệp cụ thể xem quy mô lớn hay nhỏ, mức độ công việc khó hay là đơn giản, trình độ học vấn cao hay thấp,... Thường thì mức lương bạn nhận được sẽ là từ 8-10 triệu, ngoài ra thì với những bạn sinh viên con số sẽ ở mức từ 6-7 triệu.

Việc làm cầu đường​

4.3. Giảng viên giảng dạy bộ môn chuyên ngành Kinh tế xây dựng

Môi trường giảng đường luôn luôn là lựa chọn dnahf cho những bạn yêu công tác giảng dạy, muốn được truyền tải tất cả những kiến thức của mình có cho những thế hệ được xem là tương lai của đất nước. Bạn sẽ phải soạn giáo án hàng ngày sao phù hợp với chương trình học của nhà trường đối với bộ môn chuyên ngành này. Phải vận dụng được tất cả những kiến thức về kinh tế, đầu tư, thị trường, xây dựng để kết hợp vào bài học sao cho sinh viên chú ý nghe giảng và tiếp thu được tối đa nhất phần kiến thức đó.

Là người có sứ mệnh vô cùng cao cả, dìu dắt các thế hệ sau có được đạo đức, có được kiến thức tốt nhất với mục đích sau này các em có thể giúp ích được cho đất nước, đóng góp công sức của mình vào việc phát triển bền vững nền kinh tế của quốc gia. Để thực hiện tốt sứ mệnh này là điều không hề đơn giản, các bạn sẽ phải có cho mình những tố chất cần thiết để phục vụ công tác giảng dạy như là hiểu được toàn bộ khối kiến thức có liên quan đến xây dựng, cầu đường, kinh tế, xã hội,... để giúp các em có được kiến thức đa chiều, rộng rãi nhất. Ngoài ra, để khiến các bạn sinh viên bị thu hút vào bài giảng của mình, bạn cần phải có những kỹ năng mềm như là thuyết trình tốt, biết đưa những ví dụ thực tiễn vào bài giảng, kỹ năng lắng nghe và đánh giá khách quan,...

Giảng viên thì mức lương sẽ do Nhà nước quy định, dựa vào trình độ học vấn, năng lực giảng dạy, kinh nghiệm trong nghề và hệ số lương hiện tại,... tất cả những yếu tố đó sẽ khiến cho mỗi lương của mỗi giảng viên là không giống nhau.

Đó là một số vị trí việc làm mà thường xuyên được tuyển dụng nhất đối với chuyên ngành kinh tế xây dựng. Có được công việc tốt với mức lương cao là niềm mơ ước của tất cả mọi người, tuy nhiên để biến ước mơ đó trở thành hiện thực thì còn là cả một quá trình không hề đơn giản. Hãy học tập thật tốt ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường và có thái độ thật nghiêm túc, tin rằng các bạn sẽ đạt được hiệu quả cao và sẽ có nhiều cơ hội cho tương lai của mình.

5. Yêu cầu cần có khi theo học ngành kinh tế xây dựng

Mỗi ngành, mỗi nghề có tính chất công việc đặc thù riêng, vì vậy mà đòi hỏi nhân sự ở lĩnh vực đó cũng sẽ khác nhau. Để trở thành một nhà kinh tế xây dựng tương lai thì các bạn cần phải có một số tố chất cũng như yêu cầu nhất định sau:

- Học tốt những môn thuộc khoa học tự nhiên: Đây là một ngành cũng có sử dụng đến những con số, những nguyên lý của vật lý và hoá học, vì vậy việc bạn nắm chắc kiến thức  của những bộ môn này sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong công việc. Bên cạnh đó, chúng còn giúp cho các bạn có khả năng tư duy, logic cực kỳ tốt, có thể sử dụng ự tuy duy đó để giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống.

- Là một người yêu nghề: Yêu nghề luôn là yếu tố cần đối với mọi công việc, có lòng yêu nghề bạn mới phát huy được hết khả năng của mình, làm việc bằng đam mê và sự tâm huyết luôn giúp các bạn rút ra được những kinh nghiệm, đạt được hiệu quả cao đối với công việc của mình. Nếu không yêu nghề thì bạn sẽ cảm thấy chán nản, mệt mỏi và cảm thấy áp lực mỗi khi đến công ty, và nếu đây là thực trạng của bạn thì tốt nhất bạn không nên theo đuổi ngành học này.

Yêu cầu cần có khi theo học ngành kinh tế xây dựng

- Có khả năng tư duy, ham học hỏi và có sự sáng tạo trong công việc: Sáng tạo giúp bạn sẽ có cảm hứng với công việc của mình, sáng tạo giúp bạn có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn. Tư duy luôn là thứ mà các nhà tuyển dụng mong muốn ở nhân viên của mình, tư duy sẽ giúp cho bạn tìm tòi và phát triển được những thứ hữu ích hơn với nhiệm vụ của mình.

Tất cả những yêu cầu trên đều rất cần thiết đối với một nhân viên ngành kinh tế xây dựng, khi bạn có được kiến thức nghiệp vụ chuyên môn kèm theo sử dụng thành thạo những kỹ năng này thì bạn sẽ sớm có được một công việc xứng đáng và phù hợp sau khi ra trường. Nếu cảm thấy mình chưa có đủ các kỹ năng và trình độ thì hãy bổ sung ngay từ bây giờ nhé, như vậy sẽ giúp bạn bước đến thành công nhanh nhất.

Việc làm xây dựng tại Hồ Chí Minh

6. Cách tìm việc làm ngành kinh tế xây dựng

Cách tìm việc làm ngành kinh tế xây dựng

Tìm kiếm việc làm qua internet ngày nay là điều không còn xa lạ với các bạn trẻ, tuy nhiên làm sao để tìm được địa chỉ tuyển dụng uy tín vừa nhanh chóng lại vừa hiệu quả thì không phải bạn nào cũng biết. Vậy thì có cách nào để tìm việc làm uy tín? Đừng lo, tôi sẽ chỉ cho các bạn ngay đây. Chỉ cần truy cập vào viecday365.com, sau đó gõ nội dung cần tìm kiếm ví dụ như là Ngành Kinh tế xây dựng, hệ thống sẽ hiện ra cho bạn rất nhiều kết quả, việc của bạn bây giờ đó là lựa chọn cho mình nhà tuyển dụng phù hợp thôi. Thật đơn giản đúng không? Chỉ bỏ ra vài giây bạn đã có cả danh sách việc làm cho mình mà không cần mất nhiều công sức đi tìm. Đã có rất nhiều người thành công với những việc làm được tìm kiếm tại đây, còn bạn thì sao? Hãy truy cập và trải nghiệm nhé.

Trên đây là bài viết về Ngành Kinh tế xây dựng và các nội dung liên quan về việc làm mà tôi muốn giới thiệu, hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có những định hướng rõ ràng và chính xác để chinh phục ước mơ của mình. Để tìm kiếm nhiều thông tin về ngành nghề hay việc làm khác thì bạn có thể tìm kiếm tại viecday365.com nhé, chúc các bạn thành công!