[Bật mí] Ngành Chính trị học ra làm gì – cơ hội việc làm hấp dẫn
Theo dõi viecday365 tạiChính trị học là một ngành đang rất được ưa chuộng trong xã hội thời hiện đại tại Việt Nam cũng như rất nhiều quốc gia khác trên thế giới. Đây là ngành mang đến hệ thống những tri thức, nền tảng cơ bản liên quan đến các vấn đề chính trị, xã hội và chính bởi vậy mà đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, theo đuổi của các bạn trẻ hiện nay. Bài viết dưới đây của viecday365.com sẽ giới thiệu đến độc giả những thông tin cơ bản nhất về ngành này, cùng theo dõi nhé!
1. Tìm hiểu đôi nét về ngành Chính trị học
1.1. Hiểu về bản chất ngành Chính trị học là gì?
Để có thể hiểu rõ về ngành Chính trị học là gì, trước hết hãy cùng phân tích những vấn đề liên quan đến chính trị và chính trị học nhé.
“Chính trị” hay trong tiếng Anh còn được gọi là Politics – hoạt động trong lĩnh vực có liên quan đến mối quan hệ giữa các giai cấp trong xã hội, các dân tộc và các quốc gia trên thế giới. Lĩnh vực này chủ yếu nói về các vấn đề giành, giữ hay tổ chức, sử dụng quyền lực của nhà nước và có sự tham gia của người dân, góp phần xây dựng đất nước, xã hội. Về bản chất, đây là các hoạt động chính trị thực tiễn giữa các giai cấp, giữa các đảng phái chính trị của nhà nước. Thông qua đó tìm kiếm được những khả năng cho vấn đề thực hiện các đường lối, các mục tiêu quan trọng đã đề ra.
Còn đối với “chính trị học” thì được xem là một ngành khoa học chính trị, ngành này nghiên cứu về những lý thuyết cũng như thực tiễn của chính trị. Bên cạnh đó, ngành này cũng miêu tả, phân tích về các hệ thống chính trị, các cách ứng xử liên quan đến chính trị của các giai cấp xã hội. Hiện nay, ngành chính trị học bao gồm các lý thuyết đó là: triết học chính trị, giáo dục công dân, hệ thống quốc gia – phân tích chính trị, chính trị đối sánh, các quan hệ quốc tế, chính sách ngoại giao, quản lý hành chính, chính sách xã hội, luật,...
Theo đó, có thể hiểu một cách đơn giản nhất về ngành Chính trị học là một ngành chuyên đào tạo các cử nhân có thể nắm vững được về thế giới quan, các phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, về tư tưởng Hồ Chí Minh, các đường lối của Đảng cùng hệ thống tri thức của khoa học, xã hội. Từ đó, các bạn sinh viên tốt nghiệp từ ngành Chính trị học có thể vận dụng các phương pháp, lý luận cùng các kỹ năng vào nghề nghiệp sau này của mình liên quan đến đời sống xã hội. Ngoài ra, ngành này còn đào tạo về đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công dân cho các bạn và qua đó có thể tích cực tham gia vào các hoạt động xây dựng, phát triển đất nước.
1.2. Ngành Chính trị học đào tạo những kiến thức gì?
Đối với bất kỳ ngành nào tại các trường đại học, cao đẳng đều sẽ có những chương trình đào tạo riêng biệt. Vậy ngành Chính trị học đào tạo những kiến thức gì?
Đối với khối kiến thức chung thì ngành này sẽ vẫn phải học một số môn bắt buộc như là: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (2 phần), tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, giáo dục thể chất – giáo dục quốc phòng, tin học cơ sở, ngoại ngữ, kỹ năng bổ trợ,...
Còn với chương trình đào tạo riêng biệt thì ngành này sẽ cung cấp chủ yếu các kiến thức về chính trị theo ngành và theo nhóm ngành. Các kiến thức này sẽ được phân chia thành 2 phần là tự chọn – bắt buộc. Do đó, các bạn sinh viên cần phải đưa ra những sự lựa chọn phù hợp với sở thích cũng như khả năng của mình để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Cụ thể, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Chính trị học, các bạn sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức như là lịch sử văn minh thế giới, tâm lý học, logic học, văn hóa Việt Nam, kinh tế học, nhập môn năng lực thông tin, thống kê, lịch sử triết học đại cương, hiến pháp, chính sách công, nghiên cứu chính trị - truyền thông,...
Việc làm công chức - viên chức tại Hà Nội
1.3. Giúp bạn lựa chọn khối thi chính xác nhất cho ngành Chính trị học
Hiện nay, để theo đuổi ngành Chính trị học, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội bởi các trường đều mở rộng xét tuyển trong rất nhiều khối thi khác nhau. Do đó, các bạn có thể xét theo năng lực của mình mà lựa chọn thật chính xác. Cụ thể, các khối thi hay tổ hợp các môn vào ngành Chính trị học bao gồm:
- Tổ hợp các môn Văn – Sử - Địa (khối C00)
- Tổ hợp các môn Toán – Văn – Sử (khối C03)
- Tổ hợp các môn Toán – Văn – Địa (khối C04)
- Tổ hợp các môn Toán – Văn – GDCD (khối C14)
- Tổ hợp các môn Văn – Sử - GDCD (khối C19)
- Tổ hợp các môn Toán – Văn – Anh (khối D01)
- Tổ hợp các môn Toán – Văn – tiếng Nga (khối D02)
- Tổ hợp các môn Toán – Văn – tiếng Pháp (khối D03)
- Tổ hợp các môn Toán – Văn – tiếng Trung (khối D04)
- Tổ hợp các môn Văn – Anh – khoa học xã hội (khối D78)
- Tổ hợp các môn Văn – tiếng Đức – khoa học xã hội (khối D79)
- Tổ hợp các môn Văn – tiếng Nga – khoa học xã hội (khối D80)
Điểm chuẩn của ngành Chính trị học tại các trường hiện nay cũng không quá cao, dao động từ 14 – 24 điểm tùy vào các trường. Do đó, đây là cơ hội rất tốt để các bạn có đam mê và yêu thích ngành này theo đuổi.
1.4. Danh sách các trường có ngành Chính trị học tốt nhất
Nếu bạn dự định theo đuổi ngành Chính trị học và đang băn khoăn không biết có những trường nào đang đào tạo ngành này hay nên lựa chọn trường nào tốt nhất. Vậy thì hãy tham khảo danh sách các trường có ngành Chính trị học tốt nhất hiện nay nhé.
- Tại miền Bắc:
+ Trường đại học Nội vụ
+ Học viện Báo chí và Tuyên truyền
+ Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
+ Trường đại học Sư phạm Hà Nội
+ Trường đại học Thủ Đô Hà Nội
- Tại miền Trung:
+ Trường đại học Vinh
+ Trường đại học Hà Tĩnh
- Tại miền Nam:
+ Trường đại học Cần Thơ
+ Trường đại học Trà Vinh
+ Trường đại học Thủ Dầu Một
+ Học viện cán bộ TPHCM
Ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước ra làm gì?
2. Học ngành Chính trị học ra làm gì – cơ hội rộng mở dành cho bạn
2.1. Những vị trí việc làm ngành Chính trị học
Ngành Chính trị học hiện nay mở ra cơ hội việc làm vô cùng hấp dẫn dành cho các bạn trẻ với nhu cầu tuyển dụng ngày càng lớn cũng như đa dạng các vị trí có thể lựa chọn. Cụ thể, tốt nghiệp từ ngành Chính trị học, các bạn có thể làm ở những công việc như sau:
- Làm việc trong các cơ quan nhà nước, chính phủ với nhiệm vụ tư vấn, tham mưu về các kế hoạch đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước.
- Làm việc tại các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị hay các tổ chức về kinh tế - xã hội với nhiệm vụ tư vấn, tham mưu.
- Bạn có thể làm công tác nghiên cứu về chính trị trong các cơ quan lý luận chính trị.
- Bạn cũng có thể trở thành phóng viên, các biên tập viên thời sự trong các tòa soạn, đài truyền hình,...
- Ngoài ra, bạn cũng có thể làm giảng viên và giảng dạy các môn học liên quan đến ngành Chính trị học trong các trường cao đẳng, đại học trên cả nước.
Việc làm báo chí - truyền hình
2.2. Mức lương trong ngành Chính trị học
Tùy thuộc vào vị trí và cơ quan làm việc, bạn sẽ được nhận mức lương khác nhau trong lĩnh vực này. Nếu bạn làm việc trong các cơ quan của nhà nước thì mức lương sẽ được tính theo quy định và cũng tùy vị trí chức vụ mà hưởng mức lương khác nhau. Còn với những ai làm việc tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước thì sẽ nhận được mức lương tùy vào năng lực, hiệu quả công việc, có thể dao động từ 8 – 20 triệu đồng/tháng. Riêng đối với những chức vụ cấp cao thì mức lương sẽ đạt đến con số “khủng”.
2.3. Cơ hội phát triển trong ngành Chính trị học
Chính trị học là một trong số những ngành rất quan trọng đối với đời sống xã hội và sự duy trì, phát triển của một quốc gia. Chính bởi vậy mà cơ hội để các bạn có thể phát triển, thăng tiến trong ngành này là rất lớn. Bất kể bạn làm việc cho các cơ quan nhà nước hay các tổ chức ngoài nhà nước thì đều có thể phát huy năng lực, trình độ, có cơ hội được học tập, tiếp thu, mở mang kiến thức, đồng thời nếu có kinh nghiệm lâu năm, khả năng lãnh đạo tốt, năng lực chuyên môn cao thì chắc chắn việc thăng tiến lên các vị trí cao hơn là điều có thể.
Bạn có thể được thăng chức lên các vị trí quản lý, trưởng phòng, giám đốc tại các tổ chức doanh nghiệp hay các vị trí cán bộ lãnh đạo cấp cao trong cơ quan nhà nước, là người có quyền được đưa ra các chính sách phát triển cả một tập thể, thậm chí là cả nhà nước, xã hội.
Việc làm báo chí - truyền hình tại Hà Nội
3. Yêu cầu cần có để theo đuổi ngành Chính trị học
Chính trị học là một ngành không hề dễ và không phải ai cũng có khả năng theo đuổi. Do đó, để xác định mình có phù hợp với ngành này hay không, các bạn cần đảm bảo mình có đầy đủ những tố chất, kỹ năng theo yêu cầu như sau:
- Chính trị là lĩnh vực liên quan đến các vấn đề về Hiến pháp và pháp luật, do đó để theo học được ngành này, bạn cần đảm bảo mình là người luôn tôn trọng, tuân thủ tốt, nghiêm túc các quy định trong pháp luật, theo Hiến pháp.
- Đây là ngành có vai trò quan trọng trong việc xây dựng, phát triển cộng đồng, đất nước, do đó ý thức phục vụ cho cộng đồng, luôn sẵn sàng tham gia vào các hoạt động cùng nhân dân xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh là điều rất cần thiết đối với những ai muốn theo đuổi ngành Chính trị học.
- Cần – kiệm – liêm – chính là 4 yếu tố nhất định phải có đối với một người làm trong ngành Chính trị học. Bởi chỉ khi đảm bảo được những điều này, bạn mới có thể làm việc một cách nghiêm túc, có trách nhiệm và luôn hết mình, mang đến kết quả tốt nhất, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh cho đất nước.
- Chính là là lĩnh vực luôn có những biến động khôn lường và chúng ta khó có thể kiểm soát, do đó sự tinh tế, nhạy bén là tố chất rất quan trọng đối với những ai làm trong ngành này. Qua đó có thể nhanh chóng nắm bắt được sự thay đổi và có biện pháp xử lý kịp thời các vấn đề khi cần thiết. Ngoài ra, tư duy sáng tạo, độc lập cũng là điều không thể thiếu đối với một người làm chính trị.
- Để làm tốt trong ngành Chính trị học thì cần phải có bản lĩnh thật vững vàng, luôn phải bình tĩnh trước mọi tình huống, nhanh chóng nắm bắt vấn đề và đưa ra phương án xử lý tốt nhất.
- Giao tiếp, thuyết trình tốt cũng là yêu cầu cần phải có đối với ngành Chính trị học bởi hơn hết, những vấn đề liên quan đến chính trị - xã hội là đều cần rõ ràng. Nếu như truyền đạt không tốt sẽ dẫn đến hiểu sai vấn đề và gây ra hậu quả khó lường.
- Bên cạnh đó, để theo đuổi ngành này, bạn cần phải có khả năng nghiên cứu, luôn đam mê tìm tòi, học hỏi cũng như chủ động, tự giác và có trách nhiệm trong công việc, nhiệm vụ của mình.
Qua bài viết trên đây, chắc hẳn các bạn đã hiểu và nắm rõ những thông tin cơ bản nhất về ngành Chính trị học cùng cơ hội việc làm như thế nào. Hy vọng các bạn sẽ xác định và lựa chọn thật chính xác ngành học cho mình trong tương lai, đồng thời đạt được những thông công trong sự nghiệp nhé.
19916 0