Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên hay nhất
Tác giả: Hoàng Châu Lâm 24-07-2024
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV là phần không thể thiếu và vô cùng quan trọng, nó quyết định bạn có lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng hay không. Vậy cách viết mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên như thế nào? Cùng tìm hiểu qua viecday365.com nhé!
1. Tại sao mục tiêu nghề nghiệp lại quan trọng?
Đối với người trưởng thành thì mục tiêu nghề nghiệp trong CV rất quan trọng. Nó giúp con người định hướng được các mục tiêu trong tương lai. Vì thế, mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên trong CV vô cùng quan trọng, giúp bạn có cơ hội để được phỏng vấn với công việc mơ ước.
Khi nhà tuyển dụng hỏi về mục tiêu của bạn, nhà tuyển dụng muốn biết được tính cách của bạn, muốn biết bạn là người như thế nào, có phải người cầu tiến trong hay không, có phù hợp với công ty của họ và có phải là người mà họ đang tìm kiếm.
Một mục tiêu nghề nghiệp sơ sài và không có điểm nhấn sẽ khiến bạn bị nhà tuyển dụng loại ngay từ vòng sàng lọc CV. Một công việc tốt thì sẽ có rất nhiều người mơ ước và muốn ứng tuyển, vì vậy tỷ lệ chọi cũng cao hơn. Một bản CV với mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng sẽ giúp bạn vượt qua vòng sơ loại.
Bạn đang muốn vào làm vị trí tư vấn viên nhưng lại không biết viết mục tiêu nghề nghiệp trong phần CV ra sao? Dưới đây là cách viết mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên trong CV.
Xem thêm: Những điều cần biết để trở thành chuyên viên tư vấn tâm lý
2. Viết mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên ra sao?
Để mục tiêu nghề nghiệp của bạn trở nên hấp dẫn, bạn hãy tìm hiểu rõ yêu cầu của công ty mà bạn muốn vào làm. Khi đọc mô tả công việc của nhà tuyển dụng, bạn hãy hình dung họ sẽ ưu tiên điều gì khi tìm kiếm ứng viên. Một số mục tiêu mà nhà tuyển dụng tìm kiếm như: kỹ năng về kiến thức, nền tảng, số năm kinh nghiệm,…
Công ty nào khi sàng lọc CV cũng rất quan tâm đến mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên, họ muốn biết sâu về mục tiêu của ứng viên. Vì vậy, bạn không nên viết trong phần mục tiêu nghề nghiệp của mình là muốn đổi công việc mới hay đi làm chỉ vì tiền,… Hãy chuẩn bị mục tiêu thật kỹ, mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, hay mục tiêu của tư vấn viên chưa có kinh nghiệm ra sao, bạn cần chăm chút và tỉ mỉ.
2.1. Mục tiêu ngắn hạn của tư vấn viên
Mục tiêu ngắn hạn chính là những kế hoạch mà bạn dự định trong tương lai gần, những dự định đó nên cụ thể và bạn có thể làm được. Mục tiêu ngắn hạn khá đơn giản, bạn dễ dàng đưa ra câu trả lời hợp lý. Nhưng bạn hãy nhớ rằng mục tiêu ngắn hạn phải liên quan đến mục tiêu dài hạn nhé.
Nếu bạn vẫn chưa xác định được mục tiêu ngắn hạn của bạn thân, thì bạn nên tham khảo mục yêu cầu công việc mà nhà tuyển dụng đưa ra, tại phần này họ sẽ cho thấy họ cần gì từ bạn, bạn đem lại lợi ích cho họ như thế nào. Nếu bạn trả lời rằng những kỹ năng và yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra nhưng bạn lại không biết gì về nó, chắc chắn bạn sẽ bị loại. Ứng với mỗi yêu cầu công việc, bạn nên triển khai các mục tiêu nghề nghiệp theo yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Ví dụ như viết mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn trong CV tư vấn viên tại trung tâm tiếng Anh: “Thúc đẩy khóa học tiếng Anh phát triển, từ đó thúc đẩy niềm đam mê của học viên với tiếng Anh” hay “Tích cực quản lý những thành viên tại khóa học A, tiếp cận thêm nhiều học viên khác, mang lại lợi nhuận cao cho công ty”.
Ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn trong CV tư vấn viên giáo dục: “Tôi mong muốn góp công sức của mình vào vị trí tư vấn viên giáo dục, đưa công ty ngày càng phát triển hơn”.
Ví dụ về mục tiêu ngắn hạn trong CV tư vấn viên bất động sản: “Tôi muốn trở thành một tư vấn viên chuyên nghiệp trong lĩnh vực bất động sản và có cơ hội phát triển lâu dài. Được học hỏi và nâng cao trình độ từ những đồng nghiệp cũ”.
Xem thêm: Công ty tuyển dụng việc làm
2.2. Mục tiêu dài hạn của tư vấn viên
Mục tiêu dài hạn sẽ dựa vào mục tiêu ngắn hạn của bạn mà phát triển. Định hướng nghề nghiệp của bản thân sẽ ảnh hưởng to lớn đến nghề nghiệp của bạn trong tương lai. Nó là định hướng, là cơ hội để bạn phát triển bản thân.
Từ mục tiêu dài hạn của bạn, nhà tuyển dụng sẽ hiểu rõ hơn về lý do mà bạn muốn làm việc tại công ty, bạn có tầm “nhìn xa trông rộng” hay không, hay lộ trình bạn đưa ra có phù hợp với công ty của họ.
Vì vậy, ở phần mục tiêu nghề nghiệp dài hạn của tư vấn viên, bạn nên trình bài mục tiêu chung của mình ứng với mục tiêu chung của công ty, những điều mà bạn cảm thấy giúp ích cho công ty phát triển trong tương lai.
Ví dụ:
- Tôi muốn trở thành một tư vấn viên bất động sản chuyên nghiệp để đưa công ty ngày càng phát triển.
- Áp dụng các kỹ năng đã học được, kinh nghiệm đã trải qua, trở thành một best seller trong lĩnh vực bất động sản.
- Tự do về tài chính, phát triển bản thân, trở thành một trưởng phòng trong lĩnh vực tư vấn kinh doanh.
- Thăng tiến lên vị trí cao hơn trong công việc,…
Xem thêm: Việc làm nhân viên tư vấn bán hàng
2.3. Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn 3-5 năm tới
Khi viết mục tiêu dài hạn trong 3 đến 5 năm tới, bạn cần chú ý đến mục tiêu chung của công ty. Đối với mốc thời gian đưa ra rõ ràng thì bạn cần nêu cụ thể về mục tiêu của mình.
Bạn cần nêu ra mục tổng quát trong mục tiêu dài hạn 3 đến 5 năm của mình. Sau đó, có thể chia nhỏ từng năm 1 để nêu ra mục tiêu của bản thân.
Ví dụ: Trong vòng 3 đến 5 năm tới tôi sẽ cố gắng trở thành một chuyên viên tư vấn xuất sắc về lĩnh vực ngân hàng. Hai năm đầu tiên, tôi sẽ trở thành một trưởng phòng tư vấn. Những năm tiếp theo, tôi sẽ cố gắng nhận nhiều dự án để trở thành một trưởng phòng xuất sắc, giúp ngân hàng phát triển nhất trong thành phố.
2.4. Mục tiêu nghề nghiệp đối với người chưa có kinh nghiệm
Khi bạn mới ra trường thì sẽ cảm thấy khá khó khăn trong phần ghi mục tiêu dài hạn của mình. Đừng lo lắng! Chúng tôi sẽ chỉ bạn cách viết phù hợp cho phần mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường, bạn cần viết mục tiêu ngắn hạn trước rồi mới đến dài hạn.
Ví dụ về một số mục tiêu ngắn hạn như sau:
- Tôi sẽ nắm thật chắc những kiến thức mà trường lớp đã dạy, học hỏi thêm kinh nghiệm của các đồng nghiệp, trở thành một tư vấn viên xuất sắc.
- Tham gia các kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng,… để có thể tư vấn và thuyết phục được khách hàng.
- Làm việc tại công ty X để trở nên năng động cũng như trau dồi kinh nghiệm cho công việc.
- Trau dồi ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, để khi tư vấn cho người nước ngoài được trôi chảy và làm họ hài lòng.
Về phần mục tiêu dài hạn, bạn cần hiểu về sứ mệnh và tầm nhìn của công ty để đưa ra câu trả lời phù hợp. Bạn nên xem kỹ về ngành học của mình để nêu mục tiêu dài hạn phù hợp với sở trường và niềm yêu thích của bản thân.
2.5. Đối với những người đã từng là tư vấn viên thì mục tiêu nghề nghiệp viết thế nào?
Bạn lầm tưởng rằng những người đã có kinh nghiệm thì sẽ dễ dàng nêu được mục tiêu nghề nghiệp của mình? Đây là lỗi mà nhiều bạn mắc phải. Khi nêu về mục tiêu nghề nghiệp, bạn viết quá dài dòng, bê hết tất cả những mục tiêu mà bạn muốn có vào CV. Hãy nhớ rằng, ở vòng loại CV nhà tuyển dụng chỉ đọc lướt qua mà thôi, cho nên bạn đừng viết quá lan man và dài dòng, hãy chú trọng phần mục tiêu nghề nghiệp chính của mình.
Bạn cũng đừng tỏ ra bạn có quá nhiều kinh nghiệm mà “chảnh”. Bạn cần hiểu bạn thân đang ở vị trí nào và mục tiêu mà mình đề ra là gì để dễ dàng viết CV tư vấn viên hơn nhé.
Xem thêm: Công việc nhân viên tư vấn bán hàng và cách để bán hàng hiệu quả
3. Lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên trong CV
Bạn cần viết mục tiêu nghề nghiệp cụ thể của bản thân, tránh viết chung chung, sẽ làm bạn “chìm” giữa muôn vàn ứng viên khác. Để trở nên nổi bật, bạn hãy ghi định hướng riêng của mình về tư vấn viên để mang đặc trưng của riêng bạn.
Khi viết mục tiêu nghề nghiệp, bạn chỉ nên viết từ 2 đến 3 dòng và tránh mắc lỗi chính tả, cách dùng từ và đặt câu. Cần ghi rõ mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, nhấn mạnh bản thân sẽ làm được điều gì cho công ty.
Đặc biệt, bạn không nên viết những mục tiêu quá ảo tưởng và xa vời thực tế, khiến bạn không thể làm được. Hay viết mục tiêu nghề nghiệp là vị trí mà nhà tuyển dụng đang ngồi, bạn sẽ bị loại ngay tức khắc.
Trên đây là cách viết mục tiêu nghề nghiệp tư vấn viên, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn. Chúc bạn tìm được công việc phù hợp.