Mô tả công việc Kiểm toán nội bộ chính xác và chi tiết nhất

Tác giả: Nguyễn Hà Linh 14-05-2024

Dù bạn là một chuyên viên tuyển dụng hay là một ứng viên sắp sửa chinh phục vị trí này, đều cần tìm hiểu bảng mô tả công việc Kiểm toán nội bộ. Đối với các chuyên viên tuyển dụng, bảng mô tả công việc sẽ giúp bạn tham khảo được những nội dung cơ bản cho một bản tin công việc hấp dẫn. Còn đối với người tìm việc, bảng mô tả công việc sẽ giúp bạn hiểu rõ bản chất nhiệm vụ, những yêu cầu cụ thể,... Từ đó có thể áp dụng trong buổi phỏng vấn chinh phục nhà tuyển dụng sắp tới đấy!

Tìm việc làm kiểm toán

1. Mẫu mô tả công việc Kiểm toán nội bộ

Mẫu mô tả công việc Kiểm toán nội bộ

Sự thịnh vượng của một doanh nghiệp, tổ chức có được duy trì lâu dài hay không, nhất định cần nhờ đến chức năng và vai trò của bộ phận kiểm toán. Đặc biệt là Kiểm toán nội bộ. Mặc dù hiện nay, nhiều dịch vụ kiểm toán độc lập ra đời, là lựa chọn ưu tiên của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế, một số doanh nghiệp lớn, có hoạt động tài chính phức tạp và đa dạng, rất cần sở hữu một bộ phận kiểm toán nội bộ.

Xét về định nghĩa, họ chính là những cá nhân chịu trách nhiệm cho các hoạt động kiểm tra, giám sát và đánh giá toàn bộ thông tin, hệ thống vận hành của công ty. Nhằm đảm bảo chúng được hoạt động trơn tru, hợp pháp và đặc biệt là chính xác. Nhìn chung, nhiều người nhầm lẫn giữa vai trò của Kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ. Nhưng xét rõ hơn, Kiểm toán nội bộ chỉ bao gồm các hoạt động: hoạt động tài chính, báo cáo tài chính và sự tuân thủ. Tùy vào mục đích tuyển dụng của doanh nghiệp, mà Kiểm toán nội bộ có thể có những chức năng và vai trò riêng biệt.

Ngày nay, Kiểm toán nội bộ vẫn là một công việc được nhiều người săn đón, vì các công ty đều cần đến nhân lực tham gia vào công tác quản trị rủi ro tài chính và đề xuất các giải pháp an toàn tài chính đối với những quy định luật pháp hiện hành. Để hiểu rõ hơn về những trách nhiệm và quyền hạn đối với vị trí này, mời bạn đọc tham khảo mô tả công việc Kiểm toán nội bộ sau đây:

Đọc thêm: Thủ tục phân tích trong kiểm toán

1.1. Trách nhiệm chung

- Thực hiện quy trình kiểm toán cho toàn bộ hoạt động kinh doanh

Thực hiện quy trình kiểm toán cho toàn bộ hoạt động kinh doanh

Kiểm toán nội bộ phải là người chịu trách nhiệm trong quá trình thiết lập quy trình kiểm toán của công ty. Mặc dù ở một số doanh nghiệp lớn, có bộ phận Kiểm toán nội bộ chuyên biệt, nhiệm vụ lớn này sẽ là thuộc về Trưởng Kiểm toán nội bộ. Tuy nhiên, một vài doanh nghiệp chỉ có một nhân viên kiểm toán, họ phải đảm nhận luôn nhiệm vụ này.

Theo đó, quy trình kiểm toán được xây dựng phải được vận hành thuận lợi, suôn sẻ và hiệu quả. Những tài liệu chi tiết thuộc về quy trình này có thể phụ thuộc vào phạm vi, quy mô công ty cũng như mức độ phức tạp hoạt động kiểm toán. Kiểm toán nội bộ phải chủ động thường xuyên trong việc cập nhật, chỉnh sửa sao cho quy trình kiểm toán phù hợp với các thay đổi mới trong công ty.

Thông thường, Kiểm toán nội bộ thiết lập quy trình này phải đảm bảo các bước: Xây dựng kế hoạch kiểm toán; Trực tiếp tham gia kiểm toán; Báo cáo kết quả; Giám sát và đảm bảo hiệu quả, chất lượng của quy trình kiểm toán. Nội dung kiểm toán nội bộ hướng đến là: các báo cáo tài chính của công ty, các số liệu kinh doanh cụ thể, các dữ liệu thông số kinh doanh của những chức vụ lớn trong doanh nghiệp.

- Xây dựng, cải thiện và giám sát hệ thống kiểm toán nội bộ

Xây dựng, cải thiện và giám sát hệ thống kiểm toán nội bộ

Sau khi kết thúc một chu trình kiểm toán, ngoài việc báo cáo kết quả thực hiện, các Kiểm toán nội bộ còn có trách nhiệm trong quá trình phân loại những giải pháp, phương hướng khắc phục theo chủ thể thực hiện hoặc quy trình kinh doanh, thể hiện những thống kê về dữ liệu. Kiểm toán nội bộ phải là người có trách nhiệm đảm bảo các biện pháp khắc phục đó có hiệu quả và khả thi với những vấn đề cơ bản hay không.

Đo lường và hiểu rõ nhưng cải tiến trên cơ sở thực hiện các giải pháp khắc phục.

- Đánh giá nguồn lực của doanh nghiệp

Công tác kiểm toán không chỉ thể hiện những phân tích, mà còn thông qua các phân tích đó, thể hiện những đánh giá về nguồn lực của doanh nghiệp. Theo phạm vi thuộc về Kiểm toán nội bộ, nguồn lực của doanh nghiệp sẽ là: nguồn lực tài chính, báo cáo tài chính, ngân sách, sự tuân thủ trong các hoạt động kinh doanh của công ty. Đánh giá nguồn lực là một nhiệm vụ quan trong của Kiểm toán nội bộ. Sau quá trình đánh giá, Kiểm toán nội bộ phải hiểu được thực trạng tài chính hiện tại của tổ chức, từ đó đưa ra những giả thuyết, dự báo hay đề xuất, tham mưu về việc phát triển hoặc cải thiện cho doanh nghiệp.

- Tham mưu các chiến lược hạn chế rủi ro và bảo vệ tài sản

Tham mưu các chiến lược hạn chế rủi ro và bảo vệ tài sản

Quản lý rủi ro và bảo vệ tài sản có thể thuộc về hoạt động kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp nói chung. Tuy nhiên, các Kiểm toán nội bộ có chức năng đưa ra những tham mưu, đề xuất cho cấp trên về những kế hoạch hay chiến lược giúp cải thiện sự rủi ro có thể phát sinh trong doanh nghiệp, và hướng đến công tác bảo vệ tài sản thuộc về doanh nghiệp. Điều này sẽ cần yêu cầu kỹ năng quan sát, phân tích, dự báo và ra quyết định của các Kiểm toán nội bộ.

- Đảm bảo quy trình kiểm toán tuân thủ luật pháp

Những hoạt động như kế toán - kiểm toán đều có khung quy chuẩn về quy định chuyên biệt trong ngành, thậm chí là luật pháp. Chẳng hạn như luật doanh nghiệp, luật tài chính của doanh nghiệp,... Vì thế, công tác kiểm toán không chỉ thể hiện tính dân chủ, công khai mà còn thể hiện tính minh bạch, chính xác và đặc biệt là tuân thủ như luật pháp hiện hành đã quy định.

Xem thêm: Tìm việc làm thực tập kiểm toán

1.2. Trách nhiệm cụ thể

Trách nhiệm cụ thể

Mô tả công việc Kiểm toán nội bộ thường thể hiện qua những trách nhiệm cụ thể như sau:

- Trực tiếp tham gia và thực hiện giám sát, theo dõi quy trình kiểm toán, bao gồm những nội dung như: độ tin cậy tài chính, quản lý rủi ro, quản trị tài sản, kiểm soát tính hiệu quả của các hoạt động kinh tế, tuân thủ chu trình đúng quy định của luật pháp.

- Thực hiện những nghiên cứu, thu thập và thực hiện các phân tích, nhìn nhận, đánh giá báo cáo tài chính, tài liệu kế toán, các dữ liệu như hóa đơn, chứng từ,...

- Tổng hợp, tổng kết, xây dựng các báo cáo và trực tiếp trình bày các báo cáo thể hiện kết quả sau khi thực hiện quy trình kiểm toán.

- Đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ các mục tiêu và thành tích đã đạt được thông qua quá trình tư vấn và tham mưu một cách độc lập, khách quan.

- Thực hiện đưa ra những đề xuất, phương án, giải pháp nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro. Đồng thời tối ưu được sự lãng phí về chi phí thông quá quá trình quan sát và xác định những sơ hở.

- Tiến hành giám sát và xây dựng các báo cáo cụ thể trong việc triển khai các kiến nghị nếu cần sau quy trình kiểm toán.

Chi tiết công việc

- Định hướng rủi ro, định hướng công tác báo cáo của bộ phận kế toán - tài chính thông qua quá trình tham gia đánh giá và xây dựng chiến lược kiểm toán định kỳ.

- Tham gia vào quá trình hoàn thiện, tối ưu những chuẩn mực kiểm toán cho bộ phận, chẳng hạn như: chương trình kiểm toán, quy trình bộ phận, hệ thống các văn bản, tài liệu, biểu mẫu phục vụ cho công việc,...

- Thực hiện công tác hỗ trợ, hướng dẫn đối với một số nhân sự trong bộ phận theo sự sắp xếp và phân công của trưởng bộ phận. Đồng thời, đề xuất các phương hướng điều chỉnh, phát triển nguồn lực cho bộ phận. Tham gia các hoạt động nâng cao trình độ, bồi dưỡng nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật các quy chế, quy định mới về kiểm toán.

- Tiếp nhận sự phân công của cấp trên và tiến hành hoạt động giám sát, theo dõi diễn biến, sự tuân thủ về các công tác làm việc của một số bộ phận nhất định trong công ty. Phát hiện kịp thời các thiếu sót và lỗ hổng trong các bộ phận đó.

- Am hiểu chiến lược cũng như mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hiện các nghiên cứu và phân tích để đưa ra những dự báo về biến động, diễn biến của thị trường có tác động đến tổ chức, rủi ro, tài sản, hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Tìm việc làm kiểm toán nội bộ

2. Yêu cầu về công việc đối với vị trí Kiểm toán nội bộ

Yêu cầu về công việc đối với vị trí Kiểm toán nội bộ

- Có bằng cử nhân Đại học trở lên các chuyên ngành về tài chính, ngân hàng, kế toán, thống kê,...

- Kinh nghiệm làm việc trong các vị trí thuộc bộ phận kế toán - kiểm toán hoặc vị trí Kiểm toán nội bộ.

- Kỹ năng sử dụng máy tính thành thạo, đặc biệt là những phần mềm hỗ trợ kiểm toán.

- Am hiểu về luật pháp, những quy định, phương pháp, công cụ trong quá trình Kiểm toán nội bộ.

- Có năng lực trong công tác đánh giá và đo lường hiệu quả, chất lượng của những hoạt động cụ thể được đề xuất các giải pháp trước đó của bộ phận kiểm toán.

- Có năng lực đưa ra những phán đoán độc lập, các dự báo khách quan và trung thực.

- Có kỹ năng phân tích, thu thập, tổng hợp, đánh giá, xây dựng kế hoạch,...

- Năng lực tính toán và xử lý thông tin tốt.

Xem thêm: Mô tả công việc kiểm toán độc lập

3. Quyền lợi được hưởng và mức thu nhập trung bình

Quyền lợi được hưởng và mức thu nhập trung bình

Tùy vào từng cơ chế nhân sự của doanh nghiệp, Kiểm toán nội bộ sẽ nhận được những đãi ngộ và lương thưởng riêng. Nhìn chung là:

- Được đóng các chế độ bảo hiểm theo quy định về luật lao động, như bảo hiểm y tế, thất nghiệp, xã hội,...

- Được hưởng các chế độ đãi ngộ theo quy chế nhân sự chung của doanh nghiệp (du lịch, đồng phục, thiết bị làm việc,...)

- Chế độ thăm khám sức khỏe định kỳ

- Cơ hội làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, triển vọng thăng tiến cao.

- Mức thu nhập phổ biến: 7 - 20 triệu/tháng

Là một trong những vị trí có vai trò và tầm ảnh hưởng vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp. Đặc biệt là những doanh nghiệp, tập đoàn lớn, công ty đa quốc gia,... Do đó, không quá ngạc nhiên khi Kiểm toán nội bộ trở thành một vị trí hấp dẫn các ứng viên đến vậy. Hãy truy cập ngay đến website viecday365.com để tham khảo hàng trăm tin tuyển dụng Kiểm toán nội bộ vô cùng hấp dẫn bạn nhé!

>>> Bạn có thể tải về mô tả công việc Kiểm toán nội bộ chi tiết và ngắn gọn hơn ở link này:

Tải xuống ngay