Cập nhật bản mô tả công việc Bác sĩ dinh dưỡng đầy đủ nhất
Tác giả: Nguyễn Hà Linh 16-05-2024
Được xem là một trong những nghề HOT nhất hiện tại, các Bác sĩ dinh dưỡng chịu trách nhiệm cho toàn bộ các hoạt động liên quan đến cung cấp dinh dưỡng cho người bệnh ở các bệnh viện hay trung tâm y tế. Nếu bạn đang quan tâm đến vị trí này, cùng viecday365.com khám phá bản mô tả công việc Bác sĩ dinh dưỡng đầy đủ nhất. Bản mô tả công việc sẽ giúp bạn nhìn được tổng quan bức tranh nhiệm vụ của một Bác sĩ dinh dưỡng phải thực hiện!
1. Tổng quan chung về vị trí việc làm
Khái niệm khám dinh dưỡng dường như còn khá mới đối với cộng đồng người Việt Nam. Thông thường, chúng ta đều cho rằng, khám dinh dưỡng chỉ dành cho những đối tượng là trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, xét theo nhu cầu ngày nay, chế độ dinh dưỡng luôn cần thiết cho mọi đối tượng. Đặc biệt là các đối tượng như người già, sản phụ hay những bệnh nhân sở hữu hồ sơ bệnh lý khác nhau.
Cơ thể cần được vận hành theo một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thích nghi tốt với thể trạng cá nhân và cả những diễn biến phức tạp của các mầm bệnh khác. Sự phức tạp này không thể một sớm một chiều có thể tìm ra cách giải quyết. Mà cách tốt nhất chính là đi gặp những Bác sĩ dinh dưỡng. Họ chính là cá nhân chịu trách nhiệm cung cấp những tư vấn về chế độ dinh dưỡng, ăn uống, vệ sinh,... tốt nhất cho thể trạng mỗi chúng ta.
Bác sĩ dinh dưỡng thường làm việc trong các khoa Dinh dưỡng tại các bệnh viện tư nhân và Nhà nước. Khoa Dinh dưỡng là chuyên khoa ứng dụng và nghiên cứu những giải pháp, cách thức chữa bệnh, cải thiện tình trạng của bệnh bằng các chế độ dinh dưỡng cũng như chế độ ăn uống phù hợp cho từng thể trạng và bệnh lý khác nhau. Trong đó, các Bác sĩ dinh dưỡng chính là cá nhân có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ về dinh dưỡng lâm sàng cho người bệnh.
Đó là quá trình đưa ra những lời khuyên và hướng dẫn chi tiết về chế độ ăn uống, phục hội dinh dưỡng cho các bệnh nhân. Và cuối cùng, họ cũng cung cấp các chế độ ăn uống, dinh dưỡng cho các bệnh nhân đang nội trú tại bệnh viện hoặc đơn giản là các chế độ ăn uống thường cho các bệnh nhân đến khám theo nhu cầu.
Xem thêm: Tìm việc ngành y
2. Mô tả công việc Bác sĩ dinh dưỡng
Với những ai vừa đam mê lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là hứng thú với quá trình nghiên cứu và thiết kế các chế độ dinh dưỡng. Thì Bác sĩ dinh dưỡng là một lựa chọn nghề nghiệp khá hấp dẫn. Mặc dù trên thực tế, nghề nghiệp này thường có tỷ lệ cạnh tranh cao, tiêu chuẩn đầu vào cũng không hề thấp. Tuy nhiên, trước hết, hãy nắm bắt các thông tin về trách nhiệm, chức năng và vai trò trong công việc hàng ngày của một Bác sĩ dinh dưỡng trước khi quyết định ứng tuyển vào vị trí này bạn nhé!
2.1. Cung cấp những tư vấn theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe
Các Bác sĩ dinh dưỡng không chỉ làm việc với một luồng bệnh nhân tương đồng về độ tuổi. Mà họ thường thăm khám cho rất nhiều các đối tượng bệnh nhân có độ tuổi khác nhau. Đó thường là các bệnh nhân là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn và cả người già. Trong trách nhiệm đầu tiên của họ, Bác sĩ dinh dưỡng phải cung cấp những tư vấn dinh dưỡng theo độ tuổi.
Họ tiếp nhận hồ sơ khám bệnh và tiếp nhận bệnh nhân từ phòng hành chính. Sau đó, họ tham gia trực tiếp vào quá trình thăm khám cho bệnh nhân, từ việc hỏi han thể trạng, chế độ ăn uống, thói quen ăn uống của bệnh nhân,... Trên cơ sở câu trả lời của bệnh nhân cũng như kết quả khám ban đầu, Bác sĩ dinh dưỡng sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích, phù hợp với việc cải thiện sức khỏe và phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân.
- Đối với các đối tượng bệnh nhân là trẻ nhỏ:
- Họ có trách nhiệm thăm khám và đưa ra những tư vấn về giải pháp nuôi dưỡng đảm bảo trẻ phát triển tối ưu nhất.
- Trên cơ sở mỗi trường hợp cụ thể và các nền tảng bệnh của trẻ nhỏ, khám và đưa ra những lời khuyên về giải pháp nuôi dưỡng thích hợp nhất.
- Cung cấp các tư vấn và trực tiếp hướng dẫn cách thực hiện chế biến các thức ăn, các chế độ ăn cho trẻ nhỏ.
- Trực tiếp khám bệnh, cung cấp các tư vấn về giải pháp phục hồi thể trạng, dinh dưỡng cho trẻ với các trường hợp như: Còi xương, suy dinh dưỡng, biếng ăn, thiếu máu dinh dưỡng, chậm lớn, thiếu chất dinh dưỡng (thiếu kẽm, thiếu sắt,...), rối loạn tiêu hóa, béo phì hay bị thừa cân,...
- Đối với các đối tượng bệnh nhân là người trưởng thành:
- Cung cấp các tư vấn thích hợp đối với phụ nữ mang thai và chuẩn bị mang thai về chế độ sinh dưỡng tốt.
- Cung cấp các phương thức chăm sóc cho mẹ bầu nuôi con bú và các chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mẹ bầu đang cho con bú. Tư vấn về cách cho trẻ bú thích hợp, tốt nhất.
- Trực tiếp khám và cung cấp các chế độ dinh dưỡng có các đối tượng gặp phải các tình trạng bệnh như sau: Béo phì, thừa cân, có các bệnh về rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường, tăng huyết áp, tăng mỡ máu, tiền đái tháo đường, gout, loãng xương,...), thiếu năng lượng kéo dài (kém ăn, suy nhược, gầy gò,...), mắc các bệnh gan, thận, mật, ung thư, rối loạn tiêu hóa,....
- Cung cấp các hướng dẫn và tư vấn cho những đối tượng trước hoặc sau phẫu thuật các chế độ và bữa ăn dinh dưỡng phù hợp.
2.2. Cố vấn chuyên môn và các sản phẩm dinh dưỡng và chức năng
Không chỉ là những người trực tiếp khám bệnh, xem xét và đưa ra những lời khuyên về giải pháp dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh. Mà trách nhiệm của Bác sĩ dinh dưỡng còn là thực hiện các cố vấn mang tính chuyên môn cho hoạt động sản xuất, phân phối các sản phẩm thực phẩm chức năng hay các sản phẩm về dinh dưỡng.
Thông thường, một chế độ ăn uống có nhiều hàm lượng dinh dưỡng hoặc một chế độ chăm sóc sức khỏe có thể giúp bệnh nhân cải thiện được tình hình đang gặp phải. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp không thể dung nạp tốt các chế độ hay bữa ăn bình thường. Trong các trường hơp như vậy, các bệnh nhân sẽ cần sử dụng kết hợp với các thực phẩm chức năng hay các thực phẩm về dinh dưỡng dưới dạng qua bào chế. Hệ thống các sản phẩm này không thay thế thuốc và cũng không phải là thuốc, nhưng lại là trung gian kích thích và bổ sung nhiều dinh dưỡng cho người bệnh.
Đó chính là lý do, ngày nay, thực phẩm hỗ trợ dinh dưỡng, thực phẩm chức năng đã dần trở thành hàng tiêu dùng thông dụng trên thị trường. Đã bao giờ bạn thắc mắc: Ai là người điều chế, sáng tạo và bào chế ra các sản phẩm này? Chúng có nguồn gốc hay không và có đáng tin tưởng hay không? Đứng sau các sản phẩm trên không ai khác chính là những Bác sĩ dinh dưỡng. Họ được xem là các chuyên gia, tham gia trực tiếp vào quá trình nghiên cứu và thiết kế thành phần sản phẩm sao cho phù hợp và phát huy tác dụng. Họ nghiên cứu và thiết lập các thông số, hàm lượng của từng thành phần trong sản phẩm. Họ cũng nghiên cứu về các đối tượng sử dụng, phương cách sử dụng,... và còn hàng loạt các yếu tố khác liên quan đến chất lượng của sản phẩm chức năng.
Xem thêm: Mô tả công việc bác sĩ phẫu thuật
2.3. Một số chức năng và vai trò khác
Nhìn chung, mô tả công việc Bác sĩ dinh dưỡng thường đề cập đến ba trách nhiệm chính ở trên. Bạn có thể tham khảo và cập nhật thêm một vài thông tin về chức năng, vai trò khác của vị trí này. Cụ thể bao gồm:
- Thực hiện các quy chế, quy định tại nơi làm việc một cách nghiêm chỉnh. Đặc biệt chú trọng đến việc thực thi quy chế, quy định của toàn bộ hoạt động trong khoa Dinh dưỡng, các quy chế về chống nhiễm khuẩn, vệ sinh, xử lý chất thải bệnh viện,...
- Chịu trách nhiệm chính cho toàn bộ và tất cả các hoạt động, công việc được phân công trước người đứng đầu (Trưởng khoa Dinh dưỡng).
- Thực hiện các chế độ về dinh dưỡng, chế độ ăn uống theo thể trạng bệnh nhân, bệnh lý,...
- Tham gia các lớp học, chương trình, hội thảo liên quan đến giáo dục dinh dưỡng. Đồng thời, đảm bảo chế độ vệ sinh ATTP.
- Tham gia và trực tiếp hướng dẫn thực hành, nghiệp vụ cho các thực tập sinh, học viên, chuyên viên,... theo sự chỉ đạo của trưởng khoa.
- Tham gia các hội thảo nghiên cứu khoa học, thực hiện các nghiên cứu khoa học được tổ chức thường niên theo sự phân công.
- Tham gia quá trình kiểm thảo tử vong, hội chẩn khi có yêu cầu. Thực hiện chỉ đạo về dinh dưỡng cho các tuyến dưới. Nghiêm chỉnh chấp hành các quy chế bảo vệ và vệ sinh an toàn lao động,...
Tìm việc làm chuyên viên dinh dưỡng
3. Yêu cầu công việc đối với Bác sĩ dinh dưỡng
Thông qua thông tin cung cấp về bản mô tả công việc Bác sĩ dinh dưỡng, cũng có thể thấy đây là công việc cần khá nhiều kiến thức chuyên sâu về ngành và lĩnh vực. Đó không chỉ là kiến thức về dinh dưỡng, mà còn là kiến thức về bệnh lý, thể trạng con người, thói quen và đặc trưng dinh dưỡng của từng độ tuổi,... Vậy cụ thể, những tiêu chuẩn có thể giúp bạn nhận ra sự phù hợp trong nghề Bác sĩ dinh dưỡng là gì?
- Thứ nhất, bạn cần sở hữu văn bằng Cử nhân Dinh dưỡng trở lên hoặc có chứng chỉ đào tạo, hành nghề.
- Thứ hai, hầu hết các bệnh viện hay các đơn vị tuyển dụng Bác sĩ dinh dưỡng thường yêu cầu trung bình 3 năm kinh nghiệm trong nghề đối với vị trí này.
- Thứ ba, bạn cần am hiểu và nắm vững kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Một số kỹ năng và phẩm chất khác như: Đạo đức nghề nghiệp; Trách nhiệm cao, trung thực, cẩn thận; Có kỹ năng máy tính; Có kỹ năng truyền đạt và giao tiếp; Có kỹ năng thuyết phục và lắng nghe; Kiên nhẫn; Chịu được áp lực; Có thể giao tiếp bằng tiếng Anh,...
Xem thêm: [Bật mí] Bản mô tả công việc chuyên gia dinh dưỡng đầy đủ nhất
4. Quyền lợi và mức lương trung bình
- Mức lương phổ biến: 12 - 20 triệu (hoặc có thể hơn tùy vào kinh nghiệm thực tế và chuyên môn sở hữu)
- Được tham gia và hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm dành cho người lao động theo luật của Nhà nước (BHXH, BHYT, BHTN,...)
- Được hưởng những quyền lợi và chế độ đãi ngộ khác, tùy thuộc vào chính sách và quy định nhân sự của từng bệnh viện.
- Có cơ hội tham gia thường xuyên các lớp học, các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn theo định kỳ.
Với những ai quan tâm đến lĩnh vực chăm sóc y tế, chăm sóc sức khỏe thông qua các chế độ về bữa ăn hay dinh dưỡng. Thì Bác sĩ dinh dưỡng là một lựa chọn đáng được bạn cân nhắc. Tìm việc làm Bác sĩ dinh dưỡng ở đâu? Bạn có thể truy cập vào viecday365.com ngay bây giờ, để cập nhật các thông tin tuyển dụng và chiêu mộ nhân tài siêu HOT nhất.
Trên đây là những thông tin về mô tả công việc Bác sĩ dinh dưỡng được viecday365.com tổng hợp. Bạn có thể tham khảo nội dung chi tiết tại đây: