Học hỏi một số kỹ năng viết cv và phỏng vấn xin việc

Tác giả: Phạm Hồng Ánh 24-10-2024

Bạn hay thường nghe đến cụm từ “CV” và “ phỏng vấn xin việc” nhưng lại không biết CV là gì, kỹ năng viết CV và phỏng vấn xin việc ra sao để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Bài viết đầy thú vị sau đây của viecday365.com sẽ hướng dẫn chi tiết về cách viết CV chuyên nghiệp và bí quyết phỏng vấn xin việc thành công nhé!

1. Bí quyết viết CV

1.1. Kỹ năng viết CV đúng chuẩn

CV được hiểu là sơ yếu lý lịch tuy nhiên lại khác so với trên tờ khai sơ yếu lý lịch trong bộ hồ sơ xin việc. Nó chính là một bản tóm gọn lại thông tin cá nhân, quá trình học tập và làm việc, kinh nghiệm, giải thưởng, hoạt động, kỹ năng,.. ứng viên gửi đến nhà tuyển dụng để làm cơ sở cho họ chọn lọc để đến bước phỏng vấn.

1.1.1. Hướng dẫn viết mục thông tin cá nhân

Trong phần này sẽ bao gồm cả về phần thông tin cá nhân về họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ liên lạc, số điện thoại. Những thông tin này sẽ hỗ trợ cho nhà tuyển dụng có thể liên hệ dễ dàng đối với ứng viên khi đạt được yêu cầu. Mọi người nên đưa một địa chỉ email nghiêm túc và thường xuyên sử dụng. Chèn kèm ảnh phù hợp đối với vị trí ứng tuyển, nhìn thấy khuôn mặt trực diện của mình. Ứng viên không nên sử dụng các địa chỉ email thiếu sự tôn trọng, nghiêm túc trong đó như girlcodon_dethuong@gmail.com. Ảnh lại chỉ nhìn thấy mỗi khuôn mặt hay quay cả cái lưng về phía trước.

Bí quyết viết CV

1.1.2. Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp thuyết phục

Mục tiêu nghề nghiệp bạn có thể hiểu là mục để ứng viên giới thiệu, trình bày về các định hướng, mong muốn của bản thân trên con đường phát triển của sự nghiệp. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá khá cao các ứng viên biết cách lên kế hoạch và có những mục tiêu rõ ràng cho sự nghiệp. Ứng viên nên đề cập tới vị trí mà mình mong muốn được ứng tuyển hay công ty ứng tuyển. Họ có thể chia thành những mục tiêu mang tính ngắn hạn và dài hạn

Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp

 Ví dụ ngắn hạn như nói về việc mình giỏi, thông thạo một vấn đề nào đó, còn dài hạn thì nói về việc thăng tiến lên một vị trí nào đó. Mục tiêu nghề nghiệp hướng tới lợi ích doanh nghiệp, công ty như mở rộng thêm tệp khách hàng, tăng doanh số,.. Bên cạnh đó cũng không nên viết mục tiêu một cách chung chung như làm việc trong một môi trường năng động, học hỏi được khá nhiều. Copy mục tiêu nghề nghiệp của người khác biến thành mục tiêu của mình.

1.1.3. Hướng dẫn viết mục học vấn, kinh nghiệm làm việc

Ứng viên cần tóm lược lại về quá trình học tập của bản thân bao gồm về thời điểm nhập học, thời điểm tốt nghiệp, tên trường đã gắn bó, chuyên ngành cũng như thông tin mô tả thêm về điểm trung bình GPA. Ứng viên nên viết vào những đề án, dự án, nghiên cứu khoa học nếu nó có liên quan tới vị trí ứng tuyển. Một số khóa học cần đào tạo nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng. Tuy nhiên cũng không nên quá trình học tập từ cấp 1, cấp 2 vào trong phần này.

Về kinh nghiệm làm việc thì bạn cần trình bày về quá trình bạn đã trải qua, từng làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp nào, vị trí nào được đảm nhiệm, trách nhiệm chuyên môn là gì? Mô tả một cách ngắn gọn việc công việc chính, súc tích nhưng lại khá đầy đủ. Kèm theo đó đưa ra những thành tựu và kỹ năng hay kinh nghiệm có thể đạt được trong quá trình làm việc. Đây chính là một mục quan trọng nhất trong bản CV xin việc vì đầy là phần hiển thị rõ được bạn có khả năng ra sao và có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay là không.

Kinh nghiệm làm việc

Trong mục này thì nền liệt kê theo một thứ tự thời gian nhất định, công việc làm gần đây nhất chính là nếu trước những công việc trước đó. Đưa ra một minh chứng rõ ràng, số liệu chính xác ví dụ như doanh thu tăng bao nhiêu % và kiếm được về bao nhiêu khách hàng. Chọn lọc về những công việc ghi trong CV, nếu như có liên quan tới vị trí đang ứng tuyển. Bạn không nên đưa vào những công việc thời gian làm quá ngắn hạn nhỏ hơn 6 tháng, trừ những khóa thực tập, không đưa vào chi tiết những công việc lặt vặt, mô tả dài dòng, lan man.

1.1.4. Hướng dẫn viết mục hoạt động ngoại khóa

Nếu như bạn vừa mới ra trường hay chưa có nhiều kinh nghiệm để viết vào trong bản CV, thì mục hoạt động ngoại khóa càng quan trọng hơn vì nó hiển thị được sự năng động cũng như tiềm năng của bạn ra sao. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao các ứng viên nhiệt tình, năng nổ và giàu lòng vị tha, nhân ái. Ứng viên nên liệt vào những hoạt động cho cộng đồng, thiện nguyện. Nêu thêm về vai trò và trách nhiệm của mình khi thực hiện các hoạt động đó. Không nên đưa vào những hoạt động giải trí cá nhân, theo sở thích.

1.1.5. Hướng dẫn viết mục kỹ năng

Nhà tuyển dụng cần chú trọng xem xét cũng như đánh giá kỹ năng của ứng viên xem có phù hợp với vị trí công viên đang tuyển không và qua đó để đánh giá trình độ và khả năng xem có đáp ứng yêu cầu công việc hay là không. Nên nhờ cậy những người có uy tín, học vị hay cấp trên xác nhận thông tin cho bạn. Điền đầy đủ thông tin của người tham chiếu về học tên, số điện thoại, địa chỉ email.

 Xem thêm: Đơn xin việc và CV khác nhau như thế nào? Lời lý giải từ chuyên gia 

1.2. Một số ví dụ về viết CV

1.2.1. Cách viết CV đối với người có kinh nghiệm

Nếu như người đã có kinh nghiệm thì sẽ thành thạo về các kỹ năng cần thiết cho công việc. Bạn có đủ hiểu biết, khả năng để chọn lọc kỹ năng cần thiết đưa vào trong bản CV mà bạn tự tin rằng mình thực hiện tốt nhất. Thành tích cũng chính là một ưu điểm của người đã có kinh nghiệm so với một người còn mới khi bước vào nghề hay tốt nghiệp ra trường. Họ đã trải qua một khoảng thời gian đủ để có các dấu mốc đáng kể trong sự nghiệp. Tuy nhiên, cần chú ý đưa vào CV các thành tích nổi bật nhất để CV trở nên quá dài, không có trọng tâm.

Cách viết CV

1.2.2. Cách viết CV đối với sinh viên mới tốt nghiệp

Sinh viên khi tốt nghiệp ra trường đều có điểm yếu về mặt kinh nghiệm và kỹ năng làm việc vì chưa có thời gian làm việc thực tế bên ngoài. Tuy vậy những bạn mới tốt nghiệp cũng có các ưu điểm riêng mà nếu biết cách đưa vào trong CV thì bạn hoàn toàn có thể trúng tuyển, Bạn cũng sẽ tham khảo qua bài viết rõ ràng, cụ thể hơn cách viết CV cho sinh viên mới ra trường. Như như bạn chưa có kinh nghiệm, bạn có thể nhấn mạnh về phần hoạt động để có thể gây ấn tượng thêm rằng mình là một người nhiệt tình, năng động.

2. Kỹ năng phỏng vấn xin việc

Sau khi bạn đã vượt qua được vòng nộp bản CV thì sẽ nhận được lời mời lịch phỏng vấn từ nhà tuyển dụng. Những cuộc phỏng vấn nghe có vẻ hết sức đáng sợ tuy nhiên nếu bạn tự trang bị cho bản thân các kỹ năng cần thiết thì hiển nhiên công việc mơ ước sẽ sớm tới với bạn. Sau đây là một số kỹ năng phỏng vấn xin việc hỗ trợ bạn điều đó.

2.1. Tìm hiểu về doanh nghiệp - công ty mà mình ứng tuyển

Trang bị cho bản thân minh về các thông tin cơ bản về công ty, doanh nghiệp đang muốn ứng tuyển sẽ giúp bạn có được điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng sẽ cảm nhận rõ ràng về sự quan tâm, hy vọng, mong muốn của bạn là có được một việc làm nghiêm túc từ bạn. Bên cạnh đó khi có thêm thông tin thì bạn sẽ ngày càng tự tin hơn trong buổi phỏng vấn. Ngoài ra trang web chính thì bạn cần đọc thêm về những bài báo viết về doanh nghiệp để có thể hiểu rõ và trả lời thuyết phục người phỏng vấn mình.

Kỹ năng phỏng vấn

2.2. Tác phong chuyên nghiệp

Đúng giờ chính là một nguyên tắc hết sức quan trọng trong mọi vấn đề của cuộc sống và không có ngoại lệ với những buổi phỏng vấn. Bạn hãy đi đến đúng giờ hay sớm hơn một vài phút để tâm lý mình được thoải mái trước khi bắt đầu. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy mình không hề được tôn trọng và mất thiện cảm nếu như bạn đến muộn.

Cách ăn mặc và ngoại hình cũng sẽ là điểm nhấn, điểm ấn tượng đầu tiên của bản thân bạn đối với nhà tuyển dụng. Bạn không nên ăn mặc một cách quá lôi thôi, xuề xòa. Tuy vậy cũng không có nghĩa bạn cần quá chải chuốt, trang điểm đậm để tạo sự thu hút, chú ý của nhà tuyển dụng. Nên lựa chọn các bộ trang phục phù hợp với văn hóa công ty và tính cách của bàn thân mình để thoải mái và tự tin nhất có thể.

Xem thêm: Nguyên tắc viết CV - Điều chưa nói của nhà tuyển dụng 

2.3. Ngôn ngữ cơ thể

Đây cũng là một yếu tố không thể xem thường trong kỹ năng phỏng vấn xin việc. Mỗi cử chỉ, hành động nhỏ của bản thân trong buổi phỏng vấn đều sẽ được nhà tuyển dụng quan sát tỉ mỉ. Nếu như bạn ngồi liên tục rung đùi, tay thì gõ nhịp trên bàn, tư thế lưng không thẳng, mắt lại thường xuyên nhìn ngắm vào đồng hồ,..sẽ khiến cho người phỏng vấn cảm thấy bạn không thật sự quan tâm đến công việc và dường như bạn lại không muốn dành thời gian cho buổi phỏng vấn hôm đó.

Cơ thể thể hiện nhiều thông tin và cảm xúc hơn bạn tưởng tượng. Vì thế bạn cần thể hiện một thái độ thật sự nghiêm túc, ngồi thẳng lưng, ánh mắt tập trung cao độ,.. để có thể ghi điểm trong mắt xanh nhà tuyển dụng. Không những vậy, bạn cũng không nên quá căng thẳng mà cần biết biến không khí phỏng vấn của mình trở nên tự nhiên và thoải mái hơn qua cách dùng nụ cười của bản thân.

Ngôn ngữ cơ thể

2.4. Biết cách trả lời câu hỏi

Trước khi tham gia buổi phỏng vấn thì bạn cần tham khảo trước các câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể đặt ra cho mình. Vấn đề chuẩn bị trước sẽ hỗ trợ bạn có được một tâm thế thoải mái và trả lời câu hỏi nhà tuyển dụng một cách trôi chảy, mượt mà hơn. Nếu như bạn cảm thấy câu hỏi mà nhà tuyển dụng dành cho mình khá khó thì không nên trả lời rằng “ Tôi không làm được” hay “ Tôi không biết”. Điều này sẽ làm cho bạn bị đánh giá thấp, thiếu tính chuyên nghiệp. bạn nên trả lời rằng “ Tôi chưa tìm hiểu sâu về vấn đề này” hoặc “ Tôi sẽ dành thêm thời gian để có thể nghiên cứu về vấn đề này, gửi tới câu trả lời cho bạn cho buổi phỏng vấn hôm nay qua email”

Trên đây chúng tôi vừa giúp bạn tìm hiểu và học hỏi về kỹ năng viết CV và phỏng vấn xin việc một cách chi tiết. Đừng quên yêu thích và chia sẻ, đưa ra những lời đóng góp ý kiến để website viecday365.com dần hoàn thiện và phát triển bài viết, nội dung trong những lần sau nhé!