Bí quyết viết kỹ năng chuyên môn ngành xây dựng trong CV xin việc
Theo dõi viecday365 tạiNgày nay, ngày càng có nhiều nhà cửa, đường xá, công trình… mọc lên. Vì thế, ngành xây dựng đang trở thành một ngành quan trọng và đóng vai trò trong sự phát triển đất nước. Cũng chính vì vậy, để xin việc ngành xây dựng, các ứng viên cần cạnh tranh với nhau và đưa ra những kỹ năng chuyên môn phù hợp với công việc. Đặc biệt, các kỹ năng đó càng nổi bật hơn trong CV xin việc ngành xây dựng. Cùng tìm hiểu xem những kỹ năng chuyên môn ngành xây dựng gồm có những gì nhé!
1. Lý do cần liệt kê kỹ năng chuyên môn ngành xây dựng trong CV?
1.1. Cách thức trình bày kỹ năng chuyên môn trong CV
Để có thể xin việc ngành xây dựng thì cần dựa vào rất nhiều yếu tố, tuy nhiên việc chuẩn bị một bộ hồ sơ xin việc xây dựng là không thể thiếu. Bộ hồ sơ xin việc ngành này bao gồm các giấy tờ như: Sơ yếu lý lịch, thư xin việc, đơn xin việc, CV xây dựng và một số giấy tờ khác.
Trong đó, yếu tố quyết định để nhà tuyển dụng lựa chọn bạn chính là dựa vào CV xin việc ngành xây dựng. Ngoài trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc, nhà tuyển dụng còn đặc biệt quan tâm tới trình độ và kỹ năng chuyên môn. Vì vậy, bạn cần biết được những kỹ năng chuyên môn của ngành này, sau đó lựa chọn cách thức phù hợp để trình bày trong CV xin việc.
Bạn có thể trình bày kỹ năng của mình thành một mục riêng, hoặc khôn khéo lồng ghép vào mục tiêu nghề nghiệp trong CV ngành xây dựng. Khi CV của bạn có được những kỹ năng phù hợp với chuyên ngành và là kỹ năng mà bạn thật sự thành thạo, CV của bạn sẽ trở nên nổi bật và “tỏa sáng”.
1.2. Vai trò của kỹ năng chuyên môn xây dựng trong CV
1.2.1. Đối với ứng viên
Đối với ứng viên, nhờ kỹ năng chuyên môn trong CV xin việc, ứng viên đó có thể chứng minh được khả năng của mình và minh chứng mình thật sự phù hợp với công việc này. Khi ứng viên thể hiện được những kỹ năng mà mình có thì dễ dàng “lọt” vào vòng phỏng vấn. Đồng thời, khi có nhiều kỹ năng vượt trội, bạn sẽ nổi bật hơn so với các ứng viên khác.
1.2.2. Đối với nhà tuyển dụng
Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào kỹ năng chuyên môn của ứng viên để phân loại hồ sơ phù hợp, dễ dàng lựa chọn những ứng viên có chuyên môn phù hợp với vị trí ứng tuyển và phù hợp với yêu cầu công việc mà họ đưa ra.
Xem thêm: Cách viết CV tiếng Anh ngành Xây dựng và một số mẫu tham khảo
2. Những kỹ năng chuyên môn ngành xây dựng cần có trong CV
Khi ứng tuyển vào ngành xây dựng, bạn cần có kỹ năng chuyên môn tốt thì mới cạnh tranh được với những ứng viên khác. Tuy ngành xây dựng vất vả nhưng bạn cũng sẽ nhận được mức thu nhập đáng mơ ước. Vì vậy, nếu bạn muốn thành công và trụ vững với nghề, bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng, phẩm chất và đưa chúng vào trong CV xin việc.
2.1. Kỹ năng chuyên sâu trong nghề
Trong ngành xây dựng, đặc biệt là kỹ sư xây dựng, bạn cần phải có niềm yêu thích đối với vật lý, toán học và biết cách vận dụng thành thạo lý thuyết vào thực hành để xử lý các vấn đề kỹ thuật “khó nhằn”.
Đồng thời, bạn cần có khả năng làm việc với bản đồ, bản vẽ thiết kế, thiết kế, mô hình và các phần mềm CAD. Kỹ sư xây dựng cũng cần dự đoán được trước những vấn đề xảy đến trong ngành xây dựng và tìm hiểu những giải pháp để phòng và ngăn chặn. Cùng tìm hiểu chi tiết từng kỹ năng trong ngành xây dựng nhé!
2.1.1. Đọc bản vẽ
Bản vẽ có thể được xem là ngôn ngữ giao tiếp trong ngành xây dựng, đặc biệt là kỹ sư xây dựng. Kỹ năng ban đầu của một kỹ sư xây dựng là cần biết đọc bản vẽ để đưa ra những ý tưởng và thực hiện hóa ý tưởng bằng công trình xây dựng.
2.1.2. Bóc tách dự toán
Khi làm việc trong ngành xây dựng, bạn cần biết bóc tách dự toán, nghĩa là xác định các yêu cầu của bản vẽ, nắm bắt các thông tin và áng chừng quy mô, tính chất công việc để thi công các công việc cần làm, số nguyên vật liệu và công nhân cần có để có thể hoàn thành một công trình.
Cụ thể hơn, bạn cần biết được trong hôm nay, hoặc trong tuần này, tháng này sẽ phải làm những công việc gì, khối lượng vật tư bao nhiêu, cần bao nhiêu chi phi và nguyên vật liệu…
2.1.3. Thành thạo máy tính và các phần mềm liên quan ngành xây dựng
Kỹ năng tiếp theo bạn cần có là phải thành thạo máy tính và có thể sử dụng các phần mềm liên quan đến ngành xây dựng, bóc tách bản vẽ như AutoCAD, dự thầu GXD, dự toán GXD, quyết toán GXD, 3Dsmax…
2.2. Tư duy phân tích
Một người làm trong ngành xây dựng cần có khả năng tư duy, phân tích để có thể đưa ra những giải pháp cho các dự án, giúp dự án thành công. Bạn có thể rèn luyện các khả năng tư duy phân tích bằng cách học hỏi và trau dồi thêm kỹ năng này để giải quyết các vấn đề nằm trong khả năng của mình.
2.3. Tư duy phản biện
Trong quá trình làm việc sẽ có những vấn đề, sự cố xảy ra, do đó khi làm việc trong ngành xây dựng, bạn cần biết cách giải quyết các sự cố phát sinh và biết cách giải quyết vấn đề một cách hợp lý. Đặc biệt, kỹ năng tư duy phản biện giúp bạn áp dụng được quy tắc hay khái niệm vào những tình huống cụ thể.
3. Những kỹ năng bổ trợ cho kỹ năng chuyên môn ngành xây dựng
Ngoài các kỹ năng thiết yếu trong ngành, bí quyết viết CV ấn tượng đó làm nổi bật được cả những kỹ năng bổ trợ, cần thiết trong ngành xây dựng. Bạn có thể lồng ghép những kỹ năng này vào trong mục tiêu nghề nghiệp xây dựng trong CV xin việc, đồng thời có thể đưa vào cả thư xin việc xây dựng chắc chắn bạn sẽ gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng.
3.1. Tư duy sáng tạo
Kỹ năng tư duy sáng tạo giúp bạn có những tư duy mới mẻ, giúp những nhân tố làm việc trong ngành xây dựng có những suy nghĩ mới và không áp theo lối mòn cũ, giúp quá trình làm việc đạt hiệu quả cao.
3.2. Quan sát, cẩn thận, tỉ mỉ
Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao ứng viên có kỹ năng quan sát, tỉ mỉ và cẩn thận. Bởi vì mọi chi tiết, dù là nhỏ nhất cũng đều cần chính xác và nhất quán trong quá trình thiết kế hay triển khai các công trình. Chỉ cần thiếu sót một mảnh đã khiến bức tranh bị hỏng và nếu hậu quả vượt ngoài tầm kiểm soát, bạn có thể phải tạm biệt sự nghiệp trong ngành này.
3.3. Kỹ năng quản lý thời gian
Những dự án xây dựng cần phải có các kỹ năng phức tạp vì cần có kỹ năng quản lý và tổ chức thời gian để có thể hoàn thành các dự án đúng hạn, nằm trong phạm vi của nguồn ngân sách. Khi dự án bị chậm trễ, thời gian và chi phí không những bị ảnh hưởng, mà uy tín trong ngành của bạn cũng “vụt mất”.
3.4. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Trong quá trình làm việc, ngành xây dựng có thể gặp nhiều sự cố như thời tiết, vật liệu chậm trễ hoặc nhân công gặp vấn đề… Khi bạn làm chủ được kỹ năng giải quyết vấn đề, bạn có thể đưa dự án vào đúng kế hoạch của mình.
Xem thêm: Mách bạn mẫu mục tiêu nghề nghiệp ngành xây dựng hay nhất
3.5. Kỹ năng làm việc nhóm
Ngành xây dựng không thể thực hiện được các công việc một mình, do đó kỹ năng làm việc nhóm là vô cùng cần thiết. Chẳng hạn, một kỹ sư xây dựng có thể hợp tác với kỹ sư, công nhân xây dựng hoặc những người giám sát, kiến trúc sư… trong quá trình làm việc. Do đó, kỹ năng làm việc nhóm giúp bạn hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả.
3.6. Học hỏi, trau dồi bản thân
Không chỉ riêng ngành xây dựng, dù ở bất cứ ngành nghề nào, kỹ năng học hỏi và tự trau dồi bản thân là “chìa khóa” giúp bạn dẫn đến cánh cửa thành công. Kỹ năng này không chỉ giúp bạn mở mang được các kiến thức, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, mà còn giúp bạn cập nhật được những xu thế mới trong ngành xây dựng.
Ngoài ra, bạn có thể trau dồi thêm các kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp, làm việc cá nhân, chịu được áp lực công việc,... để CV của mình thêm nổi bật nhé!
Sau khi đã biết được những kỹ năng chuyên môn ngành xây dựng, bạn cần học hỏi và trau dồi thêm các kỹ năng này để có thể tìm được một vị trí công việc đáng mơ ước. Bên cạnh đó, bạn có thể truy cập website viecday365.com để thiết kế mẫu CV xin việc theo ý thích của mình dựa trên các mẫu có sẵn. Một bản CV đầy đủ các thông tin và kỹ năng chuyên môn ấn tượng giúp bạn nhanh chóng được nhà tuyển dụng để ý và nhanh chóng tìm được công việc phù hợp.
1329 0