Kỹ năng sống là gì? Vai trò của nó đối với sự phát triển của trẻ
Theo dõi viecday365 tạiTrong cuộc sống hiện đại ngày hôm nay, việc phát triển của trẻ đang là điều quan tâm của không chỉ mỗi phụ huynh mà còn của toàn xã hội. Bên cạnh việc phát triển về nhận thức, kiến thức trên trường lớp, việc phát triển những kỹ năng sống cho trẻ cũng rất được quan tâm. Vậy kỹ năng sống là gì và nó tác động thế nào đến sự phát triển của trẻ nhỏ? Hãy cùng viecday365.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Định nghĩa về kỹ năng sống
Hiện nay nhiều trường mầm non và tiểu học đã tiến hành đưa môn học kỹ năng sống vào trong những chương trình học tập bên cạnh những môn học văn hóa. Kỹ năng sống về cơ bản có thể hiểu đó chính là một tập hợp của những hành vi tích cực cũng như khả năng thích ứng và đối phó giải quyết với các vấn đề xảy ra trong đời sống.
Kỹ năng sống cũng có thể được gọi đến với cái tên khả năng tâm lý xã hội. Đối với mỗi tình huống xảy ra, con người có rất nhiều cách giải quyết khác nhau và không phải cách giải quyết nào cũng là đúng đắn, chuẩn mực. Thông qua việc trải nghiệm cũng như giáo dục, con người sẽ học được những cách giải quyết những vấn đề đó một cách ổn thỏa. Những vấn đề này có thể đến từ nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống và cũng có rất nhiều cách giải quyết khác nhau. Bằng việc giáo dục trước cho trẻ những điều nên làm và không nên làm cũng như tích lũy những kỹ năng xã hội cần thiết, trẻ em sẽ lớn lên với nhận thức đầy đủ về xã hội, tránh được những sai lầm đáng tiếc trong quá trình phát triển.
Xem thêm: Giáo dục nghề nghiệp là gì? Bạn biết gì về giáo dục nghề nghiệp?
2. Chức năng của kỹ năng sống với sự phát triển của trẻ
Qua phần trên chúng ta đã có một cái nhìn chung về kỹ năng sống, vậy kỹ năng sống sẽ giúp đỡ cho quá trình phát triển của trẻ như thế nào? Kỹ năng sống bao gồm một số chức năng như sau:
- Kỹ năng sống giúp con người tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và có cái nhìn đúng đắn về xã hội: Thông qua việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, con người đặc biệt là trẻ nhỏ sẽ có khả năng học hỏi, rút kinh nghiệm để áp dụng nó vào những tình huống tương tự. Có kỹ năng, kinh nghiệm sống sẽ giúp giải quyết những vấn đề một cách nhanh chóng và đúng đắn hơn. Bên cạnh đó, thông qua trải nghiệm thực tế, con người sẽ hiểu được đúng sai, phải trái và những quy tắc trong xã hội.
- Kỹ năng sống góp phần biến kiến thức thành thực tiễn: Bên cạnh việc biết phải làm những điều gì, việc làm những điều ấy như thế nào cũng rất quan trọng để đạt được những mục đích đặt ra. Kỹ năng sống cho phép con người dựa vào những kinh nghiệm, kiến thức đã được tích lũy để truyền đạt nó một cách đúng đắn nhất dưới dạng hành động cụ thể.
- Kỹ năng sống cải thiện thái độ sống của con người: Đây là một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với đời sống và sức khỏe tinh thần của mỗi người. Có một thái độ sống tích cực là điều tiên quyết để đạt được những điều giá trị trong cuộc sống. Kỹ năng sống sẽ giúp con người biết sống yêu đời, hạnh phúc, làm chủ cuộc sống cũng như biết vươn lên trong hoàn cảnh khó khăn.
- Kỹ năng sống giúp con người có khả năng thích nghi với xã hội: Xã hội hiện nay đang thay đổi không ngừng, những điều mới mẻ xuất hiện từng ngày từng giờ. Mỗi hoàn cảnh, điều kiện xã hội khác nhau sẽ yêu cầu những hành vi ứng xử khác nhau. Sở hữu kỹ năng sống giúp con người nói chung và trẻ em nói riêng biết phân tích hoàn cảnh xã hội xung quanh. Từ đó đưa ra cho mình những cách suy nghĩ, cư xử và hành động đúng đắn, phù hợp với những tiêu chuẩn mà xã hội đặt ra.
Xem thêm: Tạo cv online
3. Một số kỹ năng sống góp phần vào sự phát triển của trẻ
Kỹ năng sống rất đa dạng và có thể được phân thành nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, những kỹ năng sống khác biệt vẫn bao gồm những mối quan hệ với nhau và đan xen, kết hợp với nhau để giải quyết những vấn đề trong đời sống. Một số kỹ năng sống giúp trẻ phát triển khả năng nhận thức và văn hóa ứng xử chuẩn mực bao gồm:
- Kỹ năng tự nhận thức: Đây là kỹ năng giúp trẻ nhìn nhận, đánh giá chính bản thân và hành vi của mình. Từ những điều đã rút ra được, trẻ sẽ hoàn thiện bản thân và hành động của mình, khắc phục những khiếm khuyết và trở thành một con người tốt hơn.
- Kỹ năng giao tiếp: Đây là một kỹ năng thiết yếu đối với mọi mặt trong xã hội. Kỹ năng giao tiếp giúp trẻ truyền đạt được suy nghĩ của mình thông qua những lời nói, cử chỉ và hành động đến với người đối diện. Cùng với đó là hiểu được những lời nói, hành động, cử chỉ của đối phương một cách rõ ràng mà không bị hiểu lầm. Giao tiếp tốt chính là chìa khóa giải quyết các vấn đề xã hội một cách nhẹ nhàng, trơn tru.
- Kỹ năng đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề: Khi gặp những tình huống trong xã hội, lựa chọn được phương án đúng đắn là điều vô cùng cần thiết. Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp trẻ phân tích vấn đề đang xảy ra và đưa ra những phương án để giải quyết. Kỹ năng đưa ra quyết định sẽ giúp trẻ chọn được phương án giải quyết hợp lý, ổn thỏa nhất đối với vấn đề trên.
- Một số kỹ năng sống khác: Bên cạnh những kỹ năng kể trên, còn rất nhiều kỹ năng khác giúp đỡ cho sự phát triển của trẻ. Những kỹ năng đó phối hợp với nhau và hoạt động mang lại những kết quả tốt nhất trong cuộc sống. Một số kỹ năng khác có thể kể đến như là kỹ năng xác định mục tiêu, kỹ năng giải tỏa áp lực, kỹ năng xác định giá trị,...
Xem thêm: Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp du lịch chi tiết nhất
4. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ như thế nào?
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là việc nên được phối hợp giữa cả nhà trường cũng như gia đình của trẻ. Đây là hai môi trường chính trong việc phát triển của trẻ nên sẽ định hình cách suy nghĩ cũng như lối sống của trẻ dựa theo hai môi trường trên. Trong quá trình phát triển kỹ năng sống của trẻ, hãy lưu ý những điều sau đây:
- Ưu tiên phát triển các tình huống trong cuộc sống: Việc tập trung vào thực hành giúp cho trẻ dễ dàng tiếp thu và áp dụng kỹ năng sống hơn, đặc biệt khi tạo ra những tình huống thực tế. Qua đó, khi gặp những tình huống tương tự, trẻ sẽ dễ dàng hình dung và thực hiện lại những gì đã được học.
- Dạy theo mức độ từ dễ đến khó: Trẻ ở độ tuổi khác nhau sẽ có khả năng nhìn nhận vấn đề khác nhau. Hãy bắt đầu từ những điều đơn giản và tăng dần độ khó lên khi trẻ đã thực hiện tốt những điều ấy.
- Hãy để trẻ tự nhận thức về tình huống: Đây là điều quan trọng trong quá trình tự nhận thức của trẻ. Bố mẹ và thầy cô không nên đặt tình huống rồi chỉ bắt trẻ làm theo những gì thầy cô dạy. Hãy để trẻ suy nghĩ, phân tích những tình huống đã được đặt ra và tìm ra hướng giải quyết. Phụ huynh và giáo viên có thể định hướng hoặc đưa ra những gợi ý cho trẻ khi trẻ không tìm được giải pháp hoặc làm những điều sai.
Xem thêm: Việc làm giáo viên kỹ năng sống
Vừa rồi viecday365.com đã giới thiệu với các bạn những thông tin về kỹ năng sống ở trẻ. Hy vọng qua bài viết trên, viecday365.com đã giải đáp được những thắc mắc về kỹ năng sống là gì, kỹ năng sống có vai trò gì và cách phát triển kỹ năng sống ở trẻ.
2200 0