Kinh nghiệm phỏng vấn Sags – Những kinh nghiệm phỏng vấn để đời
Tác giả: Hoàng Thanh Vân 19-05-2024
Kinh nghiệm phỏng vấn Sag sẽ giúp cho nhiều người đang có mơ ước được vào làm việc tại Sag có cơ hội để trải nghiệm cuộc phỏng vấn và chuẩn bị tốt cho quá trình chuẩn bị phỏng vấn, trong khi phỏng vấn được diễn ra thuận lợi, hiệu quả. Sau đây viecday365.com sẽ chia sẻ về kinh nghiệm phỏng vấn Sag đầy thú vị giúp bạn dễ dàng đạt được ước mơ vào làm việc tại Sags.
1. Kinh nghiệm chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn Sags hiệu quả
Sags là tên viết tắt của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, là môi trường làm việc mà rất rất nhiều người mơ ước. Khi Sags đưa ra thông tin tuyển dụng thì sẽ luôn có sức hút mạnh mẽ đối với sự quan tâm của các ứng viên, trong đó chủ yếu là những lực lượng nhân lực trẻ ứng tuyển.
Với số lượng người ứng tuyển tăng cao như vậy thì mức độ cạnh tranh của các ứng viên cũng rất cao, không dễ gì để có thể ứng tuyển thành công vào Sags, để có thể đạt điểm ấn tượng trong mắt các nhà tuyển dụng thì chắc chắn bạn cần phải có khâu chuẩn bị cho tới khâu tiến hành thật tốt.
Chuẩn bị ở đây là chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn, nếu như khâu chuẩn bị này của bạn không tốt thì chắc chắn bạn sẽ không có cơ hội để được lựa chọn vào các vòng tiếp theo nhé.
Vậy thì, những khâu chuẩn bị đó là gì?
1.1. Tìm hiểu về những yêu cầu từ tin tuyển dụng
Bạn cần phải đọc thật kỹ tin tuyển dụng, trong đó nhà tuyển dụng có đưa ra các yêu cầu về kinh nghiệm, kỹ năng và một số vấn đề liên quan tới công việc mà bạn ứng tuyển.
Nắm bắt những yêu cầu này sẽ giúp cho bạn có thể dễ dàng nhìn lại bản thân mình xem mình đó thỏa mãn những yêu cầu nào và chưa đáp ứng được yêu cầu nào. Thông qua đó mà các bạn có thể có kế hoạch để trau dồi thêm những kỹ năng và kinh nghiệm còn thiếu, bạn có thể học hỏi thêm những kinh nghiệm đó từ những người bạn của mình hoặc tìm hiểu những kinh nghiệm làm việc tại Sags trên các website hoặc những bài chia sẻ kinh nghiệm thực tế trên mạng xã hội.
Chia sẻ với các bạn một vài yêu cầu cơ bản của Sags khi tuyển dụng như sau:
- Về chiều cao và độ tuổi:
+ Đối với nam yêu cầu cao trên 1,68m trong độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi có thể ứng tuyển
+ Đối với nữ thì yêu cầu cao trên 1,58m trong độ tuổi từ 18 cho tới 28 tuổi có thể ứng tuyển.
- Về chuyên môn và các yếu tố khác thì bạn cần tốt nghiệp từ cấp THPT trở lên, có trình độ tiếng Anh, các ngoại ngữ khác (nếu có thể), biết sử dụng tin học văn phòng, có tác phong nhanh nhẹn, giao tiếp tốt,...
1.2. Tìm hiểu những yêu cầu trong hồ sơ ứng tuyển vào Sags
Trong hồ sơ ứng tuyển vào Sags thì các bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ ứng tuyển thật đủ đầy nhé, bạn cần có:
- Mẫu đơn xin việc vào Sags gồm: bạn hãy ghi rõ rằng bạn đăng ký ứng tuyển vào vị trí ứng tuyển nào, bạn đăng ký các thông tin cá nhân của mình trên trang chính thức của công ty, khi đã điền đầy đủ các thông tin rồi thì hãy tiến hành in đơn xin việc của bạn. Hãy ký tên của bạn trong đơn và nộp đơn cho phòng Hành chính Nhân sự.
- Bản Sơ yếu lý lịch vào Sags: Bạn cần phải có 1 ảnh 4x6 để dán vào phần ảnh của bản Sơ yếu lý lịch, sau đó hãy xin dấu giáp lai đóng dấu từ địa phương của bạn vào phần ảnh và phần sơ yếu lý lịch.
- Lý lịch theo phiếu số 01 được ban hành bởi Thông tư mang số 13/2011/TT-BTP
- Các loại chứng chỉ và bằng cấp có liên quan.
- Các loại giấy tờ phô tô: sổ hộ khẩu phô tô, Căn cước công dân/cmnd phô tô, tất cả cần được mang đi công chứng.
- Giấy khám sức khỏe được cơ quan chức năng có thẩm quyền công nhận.
- ...
1.3. Tìm hiểu về kinh nghiệm trong các vòng thi tuyển
Để thi tuyển vào Sags thì bạn cần phải trải qua 3 vòng thi, các vòng thi được trình bày cụ thể như sau:
- Vòng thứ nhất: Ứng viên sẽ phải tiến hành dịch tiếng Anh sang tiếng Việt bằng văn bản mà nhà tuyển dụng cung cấp, sau đó sẽ thi về kỹ năng – soạn thảo và đánh máy.
- Vòng thứ hai: Bạn sẽ phải trải qua cuộc phỏng vấn bằng tiếng Anh, theo đó bạn và nhà tuyển dụng sẽ giao tiếp với nhau bằng tiếng Anh, bạn sẽ trả lời tất cả các câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra hoàn toàn bằng tiếng Anh.
- Vòng thứ ba: Bạn sẽ trải qua cuộc phỏng vấn của hội đồng tuyển dụng giúp cho bạn có được những cơ hội hấp dẫn để thể hiện hết tài năng của mình, chứng minh cho hội đồng tuyển dụng thấy được rằng bạn là người phù hợp với công việc mà họ đang tuyển.
2. Kinh nghiệm trong quá trình phỏng vấn Sags
Trong quá trình phỏng vấn Sags thì bạn cần phải trải qua và thực hiện nhiều vấn đề, cho nên bạn hãy chuẩn bị thật tốt về tinh thần, kiến thức chuyên môn và kỹ năng của mình.
Ngoài những yếu tố đó thì bạn hãy lưu ý những vấn đề tai hại khiến bạn có thể bị đánh rớt cho dù bạn có đủ các yếu tố về kỹ năng hay kiến thức nhé. Sau đây là những lưu ý quan trọng mà bạn cần phải chú ý trong quá trình làm việc.
2.1. Những điều bạn không nên thực hiện trong quá trình phỏng vấn
2.1.1. Không nên nói những điều không tốt về quá khứ
Quá khứ ở đây là gì? Quá khứ mà viecday365.com muốn nhấn mạnh đó là công ty cũ và đồng nghiệp cũ, sếp cũ của các bạn. Trong quá trình phỏng vấn, bạn cần hết sức giữ được phong thái đĩnh đạc, không sa đà vào việc kể lể, đặc biệt là kể về công ty cũ, bạn sẽ rất dễ bị cuốn vào việc phanh phui ra những điều mà bạn không hài lòng về công ty cũ cũng như sếp cũ của bạn.
Điều đó vô tình khiến cho các bạn dễ dàng tạo ấn tượng xấu trong mắt nhà tuyển dụng. Thay vào đó, bạn hãy nêu lý do nghỉ việc một cách khách quan đến từ cá nhân của bạn, những hoàn cảnh khách quan từ bạn buộc bạn phải nghỉ việc như thời gian đó gia đình bạn gặp một số vấn đề, hoặc bạn muốn có thêm nhiều thời gian để trau dồi thêm kiến thức để nâng cao bản thân hơn,... điều đó sẽ khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy bạn là người có trách nhiệm với chính công việc mà bạn làm hơn.
2.1.2. Bạn không nên phô trương thái quá về bản thân
Các nhà tuyển dụng của Sags sẽ yêu cầu bạn phải trình bày về bản thân bạn, cho nên bạn không nên nhân cơ hội này mà được đà nói quá những điều về bản thân bạn, cho dù những điều đó không hẳn là nói quá mà bản thân bạn có như vậy thì bạn cũng hãy thể hiện chúng một cách thật khiên tốn.
Sự khiêm tốn sẽ không che lấp đi nhân tài, điều đó còn càng khiến cho nhà tuyển dụng thêm kính nể bạn hơn rất nhiều. Cho nên bạn hãy luôn biết cách để giữ chừng mực, không nên quá phô trương thanh thế, nó sẽ khiến cho bạn mang theo thái độ kênh kiệu và tự mãn, điều mà các nhà tuyển dụng không mong muốn có ở các nhân viên của mình.
2.1.3. Không nên chối bỏ những khiếm khuyết bản thân
Khi được hỏi về điểm yếu của bản thân thì nhiều người lại tìm cách để thoái thác những nhược điểm này. Nhiều bạn sẽ trả lời rằng họ không hề có bất kỳ khiếm khuyết nào, không có điểm yếu nào để nhà tuyển dụng ưng ý.
Đó là cách nghĩ hoàn toàn sai lầm, không ai hoàn hảo, và bạn cũng vậy, tai hại hơn là bạn không nhận ra điểm yếu của bản thân, nhà tuyển dụng Sags sẽ không tiếp nhận những người có tính bảo thủ như vậy để làm việc cho công ty mình.
2.1.4. Không nên thụ động
Nhiều bạn rụt rè đến mức nhà tuyển dụng hỏi gì trả lời nấy, không đặt câu hỏi lại cho nhà tuyển dụng, không nêu ra các vấn đề nhận xét về công ty... Bạn không nên nghĩ nhận xét về công ty họ là một điều tai hại nhé. Khi bạn có thể nhận xét về công ty họ, vạch rõ những điểm chưa được tốt và những điểm cần phát huy thì nhà tuyển dụng sẽ có thể đánh giá cao về bạn hơn.
Sự chủ động trong quá trình phỏng vấn sẽ giúp cho các bạn dễ dàng lựa chọn được những câu hỏi mà bạn sẽ hỏi nhà tuyển dung, những câu hỏi mang tính chất khai thác và nhã nhặn. Đó chính là một trong những vấn đề giúp cho bạn có nhiều cơ hội để tạo được ấn tượng tốt.
2.2. Những cử chỉ tuyệt đối không làm khi phỏng vấn
Việc trả lời phỏng vấn và kết hợp với việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể là điều vô cùng cần thiết, giúp cho ứng viên củng cố thêm sự tự tin cho mình, đồng thời nếu biết vận dụng tốt những cử chỉ đó thì các ứng viên sẽ nhanh chóng có được cảm tình của nhà tuyển dụng.
- Bạn không nên vừa trả lời vừa khoanh tay trước ngực, bạn đang thể hiện thái độ coi thường nhà tuyển dụng. Khoanh tay trước ngực sẽ tạo cảm giác huyênh hoang, coi thường, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được thái độ làm việc của bạn.
- Bạn không nên ngồi thiếu nghierm chỉnh, bạn hãy tránh những kiểu ngồi tạo vào ghế và chắt chéo chân, khoog ngồi nửa thân để tựa đầu vào ghế tạo cảm giác mệt mỏi...
- Bạn không nên cau có mặt mày
- Bạn không nên tựa người vào bàn.
- Bạn không nên bấm bút bi liên tục.
- Bạn không nên tỏ ra rằng mình thiếu bình tĩnh, hồi hộp.
Trên đây là những thông tin giúp bạn nắm được kinh nghiệm phỏng vấn Sags, những thông tin này mang đến rất nhiều ý nghĩa cho bạn và cũng giúp cho bạn có được cơ hội để thực hiện một cuộc phỏng vấn hiệu quả cao.