Kinh nghiệm kinh doanh thiết bị nhà bếp dành cho người mới bắt đầu
Tác giả: Hoàng Thanh Vân
Để mở cửa hàng kinh doanh thiết bị nhà bếp cần gì? Phải chuẩn bị bao nhiêu vốn? và tất cả những kinh nghiệm kinh doanh thiết bị nhà bếp đem đến cơ hội thành công lớn sẽ được viecday365.com gửi đến một cách tỉ mỉ qua bài viết dưới đây. Bạn đọc đang có nhu cầu hãy tham khảo nhé.
1. Kinh nghiệm kinh doanh thiết bị nhà bếp ở khâu chuẩn bị vốn
Một số vốn hợp lý để kinh doanh mặt hàng thiết bị nhà bếp rơi vào khoảng 500-600 triệu đồng. tuy nhiên có thể cần nhiều hơn hoặc cũng có thể là ít hơn tùy thuộc vào quy mô, thương hiệu hay các dòng sản phẩm bạn chọn để buôn bán.
Để tính ra chính xác số vốn cụ thể cần đầu tư thì hãy tập trung soạn ra các hạng mục cần chi tiết. Một cách cơ bản và cần thiết nhất để dàn trải vốn sẽ bao gồm các yếu tố sẽ được phân tích tỉ mỉ dưới đây.
1.1. Phí thuê mặt bằng kinh doanh
Mặt bằng kinh doanh chính là yêu tố hàng đầu thể hiện vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh đồ gia dụng nói riêng. Chọn được địa điểm tốt sẽ đem lại doanh thu ổn định, thậm chí là doanh thu lớn. còn nếu như chọn sai thì chắc chắc làm cho công việc của bạn sớm thất bại.
Vậy kinh nghiệm chọn lựa mặt bằng trong kinh doanh đồ nhà bếp nên áp dụng là gì? Với loại mặt hàng này thì địa điểm lý tưởng chính là nơi đông dân cư, có mặt tiền rộng lớn. Trong vòng từ 3 tới 6 tháng, chi phí thuê sẽ rơi vào khoảng từ 20 đến 50 triệu, tức từ 7 – 8 triệu thuê mặt bằng mỗi tháng.
1.2. Dự trù chi phí cho khoản thiết kế, setup cửa hàng
Yếu tố thiết kế cửa hàng cũng phần nào góp phần vào việc thu hút khách hàng. Do đó bạn hãy tìm hiểu để biết phong cách nào sẽ phù hợp để thiết kế cửa hàng.
Theo một cách tự nhiên và được đa phần mọi người công nhận thì cửa hàng chuyên bán đồ nhà bếp nên tạo một phong cách thân thuộc, gần gũi, hiện đại và sáng sủa. Bạn cần tập trung vào các yếu tố như màu sắc, ánh sáng, các giá kệ trưng bày sản phẩm và nhất định phải có một khu vực để làm kho. Tổng toàn bộ chi phí đầu tư cho việc bài trí lại căn phòng ước tính sẽ chừng 10-20 triệu đồng.
1.3. Đầu tư vào hệ thống các thiết bị
Cùng với việc trưng bày, tại cửa hàng bạn cần phải trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ khác như phòng cháy chữa cháy, test sản phẩm, phần mềm hỗ trợ bán hàng, ... trong số đó, phần mềm bán hàng là một công cụ mới theo quan điểm kinh doanh hiện đại. Nó thay thế quy trình quản lý bán hàng thủ công để cải tiến các thao tác hoàn toàn bằng máy tính và hệ thống. Thuận theo nhu cầu phát triển gắn liền với sự thông minh, tiện nghi, phục vụ khách hàng nhan chóng đã có rất nhiều chương trình hỗ trợ ra đời, phần mềm quản lý bán hàng viecday365.com là một trong số đó.
Có thể sinh sau đẻ muộn những ứng dụng khác nhưng phần mềm bán hàng của viecday365.com đã rất nhanh chóng bằng sự tiện ích, dễ dùng và nhiều tính năng ưu việt đã trở thành sự lựa chọn ưu tiên của nhiều nhà kinh doanh. Vậy thì chuẩn bị kinh doanh các sản phẩm nhà bếp, bạn cũng nên tìm hiểu kỹ hơn nữa về phần mềm quản lý bán hàng của viecday365.com.
1.4. Chi phí phục vụ việc nhập hàng
Thực hiện nhiều cuộc khảo sát đối với người tiêu dùng Việt ở mọi phân khúc cho kết quả rằng người dân luôn sẵn sàng bỏ 15% tiền bạc để phục vụ cho việc mua sắm thiết bị nhà bếp, dụng cụ nấu ăn ngay cả khi đồ dùng cũ chưa hề bị hỏng hay cần phải thay.
Quả thực có một thực tế đang tồn tại đó chính là nhu cầu và thói quen mua sắm thiết bị nhà bếp không khác gi mua sắm quần áo, thời trang. Con người có thể chạy theo biết bao mẫu mới, đôi khi thích đấy, mua về đấy nhưng chỉ mặc một lần rồi chán. Dụng cụ nhà bếp cũng ngày càng đa dạng và tiện ích cho nên sẽ nảy sinh tâm lý bao nhiêu cũng không thể đủ và thích lại mua để thay đổi không gian bếp núc.
Kinh nghiệm kinh doanh thiết bị nhà bếp khi nhập hàng đó chính là nhập đa dạng sản phẩm, từ chậu rửa bát, bếp ga bếp từ, vòi sen, nồi chảo, thìa dĩa, đũa, rổ rá, ... đều nên nhập về để khách hàng dễ mua sắm. Số tiền nhập hàng hợp lý để bỏ ra khoảng từ 100 đến 300 triệu đồng.
1.5. Tính phí dành để thuê nhân viên
Bán đồ thiết bị nhà bếp nên có diện tích mặt bằng rộng rãi thoải mái là điều đã được khẳng định ở trên. Cũng vì đó mà nhu cầu thuê nhân viên sẽ phát sinh để có người trông coi và chăm sóc khách hàng, tư vấn khách hàng.
Mỗi nhân viên tùy vị trí, mức độ công việc được giao mà bạn cân đối chi trả các mức lương khác nhau, dao động trong khoảng từ 5 đến 12 triệu.
Đến đây bạn có thể kết thúc các khoản mục cần đầu tư. Nếu dư dả tiền bạc thì bạn có thể tùy ý đầu tư thêm vào các khoản khác nữa. Sau đó hãy để tâm đến công tác bài trí cửa hàng sao cho thật ấn tượng và cuốn hút.
Phần nội bên dưới đây là bật mí của viecday365.com để bạn có được ý tưởng bài trí tuyệt vời nhất cho cửa hàng của mình.
2. Chú ý nguyên tắc thiết kế cửa hàng kinh doanh dụng cụ nhà bếp
2.1. Bố trí hệ thống đèn chiếu sáng
Tùy vào không gian bài trí của các đồ dùng dụng cụ nhà bếp mà chúng ta lắp đặt hệ thống đèn thật phù hợp. nguyên tắc chính đó là đẩy mạnh làm sáng lên những sản phẩm thực sự bạn muốn thúc đẩy. Nhiều đèn được lắp đặt có thể làm cho cửa hàng bị nóng, bí. Vì vậy kết hợp với đèn, bạn cần bài trí hệ thống thông gió bằng quạt âm trần hoặc quạt treo tường ở các góc.
2.2. Phân bố, bài trí sản phẩm, không gian để thuận mắt
Ở khu vực showroom nơi bạn chuyên trưng bày sản phẩm nên sử dụng những loại kệ, tủ có vẻ đẹp thẩm mỹ. Sắp xếp các sản phẩm sao cho điệu nghệ mà vẫn dễ quan sát. Ở các tủ quầy kệ bên trong cần kê gọn gàng, tạo đường lối đi rộng rãi thoải mái cho khách hàng di chuyển.
Đặc biệt, các món hàng cũng phải được bài trí, sắp xếp sao cho thuận mắt thuận tay, dễ lấy và đảm bảo không bị khuất bất cứ sản phẩm nào.
2.3. Chọn màu sắc phù hợp
Kết hợp các tone màu chính kèm theo cùng là một phong cách thiết kế phù hợp để đem lại cho cửa tiệm của bạn vẻ đẹp tinh tế, rất dễ nhìn, quan sát. Điều này còn giúp đem tới cho khách hàng một ấn tượng đặc biệt nên dễ ghi nhớ được thương hiệu mà bản thân bạn đang đầu tư xây dựng.
3. Kinh nghiệm kinh doanh thiết bị nhà bếp nên tập trung vào sản phẩm chủ lực nào?
Mở ra các cửa hàng kinh doanh sản phẩm nhà bếp rất tiềm năng để đầu tư, phát triển bởi nhà ai cũng có không gian bếp kèm theo tâm lý mua sắm đã phân tích được. Con người hiện đại luôn có xu hướng sử dụng các thiết bị hiện đại. Không gian nhà bếp lại thường xuyên được chăm chút bởi đôi bàn tay tỉ mỉ của những người nội trợ cho nên từng đôi đũa, cái bát cho tới những vật dụng lớn hơn chắc chắn sẽ được lựa chọn cẩn thận. Vậy thì bạn muốn kinh doanh được ở lĩnh vực này thì cần hiểu rõ thị hiếu của người dân và mỗi gia đình thường có nhu cầu cao hơn ở các sản phẩm nào.
Qua nhiều lần khảo sát thực tế, các chuyên gia đến từ viecday365.com đưa đến cho bạn một vài gợi ý phù hợp để chọn đẩy mạnh nhập hàng về buôn bán.
- Lò nướng
- Nồi niêu xong chảo các kích cỡ và mẫu mã
- Dao thớt, bắt ăn dặm cho trẻ, hộp đựng thực phẩm, hộp đựng cơm, thùng đựng gạo kiểu dáng hiện đại và tiện nghi khi dùng, các giá kệ tiện lợi, ...
Như vậy, những kinh nghiệm kinh doanh thiết bị nhà bếp rất hay đã được viecday365.com gửi tới tất cả bạn đọc. Mong rằng, đây sẽ là một lời tham khảo để bạn cân nhắc, chọn lọc các mẹo phù hợp để chuẩn bị tốt nhất cho công cuộc kinh doanh đồ dùng, dụng cụ nhà bếp một cách hiệu quả.