Cách viết hồ sơ xin việc tiếng Trung chuẩn “đét” cho ứng viên

Theo dõi viecday365 tại
Nguyễn Minh Tâm tác giả viecday365.com Tác giả: Nguyễn Minh Tâm

Ngày đăng: 19-05-2024

Hiện nay việc tuyển dụng ứng viên biết tiếng Trung khá là nhiều. Nhu cầu này không chỉ đến từ các công ty Trung Quốc hoặc liên doanh Trung Quốc mà còn với các công ty làm về xuất nhập khẩu hoặc hợp tác với doanh nghiệp của Trung. Những việc làm yêu cầu tiếng Trung này thường có mức lương khá cao cũng như cơ hội đột phá khiến rất nhiều ứng viên nhắm đến. Vậy nên việc chuẩn bị một hồ sơ xin việc tiếng Trung tốt sẽ giúp bạn đạt được cơ hội việc làm cho mình.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Hồ sơ xin việc tiếng Trung cần chuẩn bị những gì?

Hồ sơ xin việc tiếng Trung cần chuẩn bị những gì?
Hồ sơ xin việc tiếng Trung cần chuẩn bị những gì?

Mặc dù gọi là hồ sơ xin việc tiếng Trung song ứng viên vẫn là đi xin việc trong thị trường việc làm Việt Nam. Chính vì vậy mà những loại giấy tờ cơ bản nhất cần có khi đi ứng tuyển vẫn phải được đảm bảo đầy đủ. Cụ thể đó là: Sơ yếu lý lịch, CV, đơn xin việc, giấy chứng nhận sức khỏe, và bản sao của các giấy tờ tùy thân được yêu cầu khác. Song điểm khác biệt nhất trong hồ sơ xin việc tiếng Trung đó là: các giấy tờ tự viết bằng tay sẽ được ưu tiên viết bằng ngôn ngữ tiếng Trung. Ở đây,  CV tiếng Trung và đơn xin việc tiếng Trung được xem là quan trọng nhất, thường được nhà tuyển dụng chú ý. 

Đặc biệt ở đây, khi đi ứng tuyển các vị trí yêu cầu về tiếng Trung như thế này thì ứng viên nên chuẩn bị theo một số các chứng chỉ về tiếng Trung của bạn. Những giấy tờ này sẽ là minh chứng xác thực nhất cho trình độ về ngôn ngữ Trung của bạn. Hoặc có thể tùy theo yêu cầu cụ thể của nhà tuyển dụng mà bạn sẽ xuất trình đúng chứng chỉ đó. Đó có thể là 1 trong 4 loại bằng cấp chứng chỉ sau: chứng chỉ HSK, chứng chỉ HSKK, chứng chỉ TOCFL, chứng chỉ BCT, YCT. 

Các loại giấy tờ khám kèm theo
Các loại giấy tờ khám kèm theo

Ngoài ra, tùy thuộc vào tính chất công việc mà công ty có thể đưa ra các tiêu chí khác ví dụ như đảm bảo về sức khỏe, đã tốt nghiệp THPT, hay có bằng cấp đúng chuyên môn và lý lịch xuất thân rõ ràng, … Tương ứng với những tiêu chí này thì ứng viên cũng phải cung cấp các giấy tờ liên quan dưới dạng bản sao có công chứng trong hồ sơ xin việc tiếng Trung. Chẳng hạn đối với ứng viên vị trí marketing ở một công ty liên doanh Trung Quốc, trong hồ sơ xin việc tiếng Trung sẽ cần phải có thêm bằng đại học về chuyên ngành Marketing hoặc chuyên ngành liên quan khác. 

Tạo CV xin việc

2. Các từ phổ biến trong Hồ sơ xin việc tiếng Trung

2.1. Các danh từ tiếng Trung cho tiêu mục 

Hồ sơ xin việc tiếng Trung sẽ chỉ tập trung xung quanh các vấn đề về chuyên môn hay thông tin ứng viên. Chính vì vậy mà các từ hay dùng cũng đều là những từ nằm trong trường chủ đề này. Ví dụ như:

Các danh từ tiếng Trung cho tiêu mục
Các danh từ tiếng Trung cho tiêu mục 

2.2. Các tính từ và danh từ tiếng Trung cho nội dung 

Sau khi đã nắm được các danh từ tiếng Trung cơ bản cho phần tiêu mục thì các bạn có thể tham khảo một số các tính từ hoặc câu cú bằng tiếng Trung trong hồ sơ xin việc dưới đây:

Các tính từ và danh từ tiếng Trung cho nội dung
Các tính từ và danh từ tiếng Trung cho nội dung 

Từ tiếng Trung của một số chuyên ngành 

Từ tiếng Trung của một số chuyên ngành
Từ tiếng Trung của một số chuyên ngành 

Đây là từ ngữ cơ bản nhất xuất hiện trong hồ sơ xin việc mà bạn phải viết bằng tiếng Trung. Ứng viên phải lưu ý viết đúng chính tả cũng như áp dụng các từ vựng đúng ngữ cảnh, sắc thái để hồ sơ xin việc của mình thêm trang trọng, lịch sử. Đồng thời thông qua việc viết tiếng Trung này, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được trình độ ngôn ngữ của bạn nên các bạn càng cần phải đảm bảo sự chính xác, chỉn chu trên từng câu chữ viết ra. Trong trường hợp bí các từ cần dùng có thể tra từ tiếng tiếng Trung hoặc một số mẫu đơn xin việc, CV hay sơ yếu lý lịch bằng tiếng Trung có sẵn trên mạng để hoàn thiện hồ sơ của mình sớm nhất. 

Hướng dẫn viết sơ yếu lý lịch tiếng Trung đúng chuẩn

3. Cách viết bìa hồ sơ xin việc tiếng Trung 

Sau khi đã hoàn tất các loại giấy tờ bên trong thì các bạn cần trở ngược lại phần bìa hồ sơ để viết. Phần này mặc dù khá ít thông tin, đồng thời ứng viên được phép viết tiếng Việt nhưng nó cũng là phần dễ mắc phải sai lầm nhất, khiến ứng viên bị loại. Vậy nên ứng viên cần chú ý và áp dụng hướng dẫn sau để có một hồ sơ xin việc tiếng Trung hoàn hảo. 

3.1. Ảnh hồ sơ 

Ảnh hồ sơ
Cách viết bìa hồ sơ xin việc tiếng Trung 

Thứ nhất ở đầu trên của hồ sơ luôn có một ô dọc hình chữ nhật có kích cỡ 4cm*6cm. Ô này chính là để ứng viên dán ảnh thẻ của mình lên đó. Chú ý rằng ảnh thẻ (dạng ảnh chân dung nghiêm túc, chụp trên nền trơn) phải có kích thước phù hợp với ô đó. Đối với ảnh thẻ trên hồ sơ xin việc tiếng Trung này yêu cầu bạn phải mặc áo sơ mi, có cổ, ưu tiên với màu trắng hoặc màu xanh. Bên cạnh đó tóc tai cũng phải gọn gàng để nhà tuyển dụng có thể nhìn rõ mặt bạn. Ảnh thẻ nên là ảnh mới chụp trong vòng 6 tháng trở lại đây để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng nhận biết bạn trong buổi phỏng vấn.

3.2. Các thông tin khái quát 

Thứ hai bên dưới ảnh thẻ là các thông tin khác cần ghi như: tên loại hồ sơ, họ và tên, ngày sinh, số điện thoại, danh sách các giấy tờ có trong hồ sơ. Phần này sẽ được ghi hoàn toàn bằng tiếng Việt, cùng với đó các bạn cũng phải viết bằng chữ in hoa để tương xứng với phần diện tích khá rộng của mặt hồ sơ đó. Đối với tên loại hồ sơ ở đấy chính là vị trí mà bạn ứng tuyển, ví dụ bạn ứng tuyển vị trí phiên dịch viên tiếng Trung thì sẽ ghi “Hồ sơ xin việc Phiên dịch viên”. Tiếp đó các thông tin bên dưới khác cũng được ghi rành mạch, rõ ràng và chính xác. Còn với phần liệt kê các giấy tờ có trong hồ sơ các bạn có thể làm dưới dạng tích theo các ô có sẵn hoặc trình bày dưới dạng list trên phần khoảng trống để ghi.  

Tải mẫu đơn xin việc

4. Lưu ý khi viết và chuẩn bị hồ sơ xin việc tiếng Trung 

Dựa theo những hướng dẫn chi tiết trên thì ứng viên gần như đã có thể hoàn tất việc chuẩn bị hồ sơ xin việc tiếng Trung này. Tuy nhiên bạn cần phải chú ý một số điều dưới đây để đạt được kết quả tốt nhất khi đi ứng tuyển việc làm. 

4.1. Chỉn chu các loại giấy tờ nộp kèm 

Chỉn chu các loại giấy tờ nộp kèm
Chỉn chu các loại giấy tờ nộp kèm 

Hãy nên nhớ một điều rằng càng ở những công ty nước ngoài thì người ta lại càng chú ý đến những điều nhỏ nhặt nhất để đánh giá thái độ và tác phong của ứng viên. Chính vì vậy khi bạn chuẩn bị các giấy tờ trong hồ sơ xin việc tiếng Trung ngoài việc chữ nghĩa phải đúng chính tả, nội dung phải đầy đủ thì “giao diện” cũng phải gọn gàng sạch sẽ. Ở đây các bạn tuyệt đối không được để cho hồ sơ và các giấy tờ bị giàu nát, quăn mép, rách hay bị vấy bẩn. Nếu vô tình để một trong những giấy tờ hay hồ sơ tự ghi bị tẩy xóa thì bạn nên chuẩn bị và viết một tờ mới thay thế. Đồng thời chất lượng in ấn cũng phải được đảm bảo tốt nhất và rõ nét nhất ở hồ sơ xin việc tiếng Trung này. 

4.2. Sắp xếp giấy tờ theo thứ tự logic 

Các nhà tuyển dụng hàng đầu đã nghiên cứu rằng việc đáp ứng đúng nhu cầu thông tin của người đọc sẽ giúp ứng viên tăng cơ hội trúng tuyển hơn. Chính vì vậy mà việc sắp xếp các giấy tờ trong hồ sơ xin việc tiếng Trung không thể tùy tiện mà cần có thứ tự. Thứ tự ở đây dựa theo những vấn đề mà công ty/doanh nghiệp đó quan tâm nhất của ứng viên. Từ đó bạn sẽ ưu tiên những giấy tờ liên quan đến vấn đề đó lên trước. Tuy nhiên giấy tờ đầu tiên trong hồ sơ xin việc tiếng Trung phải luôn là CV xin việc để nhà tuyển dụng biết được là ai. Kế tiếp đó có thể là bản sao các chứng chỉ, sơ yếu lý lịch, thư xin việc, … 

4.3. Thời điểm gửi hồ sơ xin việc 

Cuối cùng các bạn ứng viên cũng phải chú ý đến thời điểm gửi hồ sơ xin việc tiếng Trung. Thông thường các tin tuyển dụng hiện nay đều áp dụng hình thức duyệt CV trước. Cho nên phần hồ sơ xin việc sẽ cần thiết và nộp vào vòng 2 - vòng phỏng vấn khi ứng viên đã vượt qua vòng online. Các công ty này sẽ không thực hiện việc thu trước các hồ sơ xin việc, thay vào đó khi ứng viên nào vào phỏng vấn sẽ trình lên hồ sơ xin việc của mình cho người phỏng vấn xem xét. Nếu ứng viên chẳng may quên mất hồ sơ xin việc tiếng Trung này ở nhà thì có thể đó sẽ là lý do khiến bạn bị loại ngay lập tức vì không có sự chuẩn bị kỹ càng lẫn tác phong chuyên nghiệp khi ứng tuyển. 

Tìm việc làm

Thời điểm gửi hồ sơ xin việc
Thời điểm gửi hồ sơ xin việc

Trên đây là toàn bộ các thông tin về cách chuẩn bị và viết hồ sơ xin việc tiếng Trung chuẩn đét. Thông qua đó, các bạn sẽ có thể có được sự tự tin nhất khi đi ứng tuyển bất kỳ một vị trí nào có yêu cầu về tiếng Trung. Và biết đâu hồ sơ xin việc tiếng Trung của bạn sẽ là lý do khiến bạn được tuyển thẳng!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2092 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT