Phân tích chiến lược bán hàng KFC – Điều gì đáng để chúng ta học hỏi?
Tác giả: Linh Anh Nguyễn 13-12-2024
KFC là một trong những thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng và thành công trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Ở nước ta, không có ai là không biết đến KFC. Sự nổi tiếng và độ phủ sóng rộng rãi của KFC có được là nhờ chiến lược bán hàng vô cùng hiệu quả mà họ đang áp dụng. Cùng phân tích những điểm độc đáo và rất đáng để học hỏi trong chiến lược bán hàng KFC qua bài viết sau đây nhé!
1. Chiến lược Marketing mix đã giúp KFC thành công như thế nào?
KFC vốn là một thương hiệu đồ ăn nhanh tại Mỹ. Với sự thành công vang dội ở đất nước này, những người quản lý KFC đã quyết định mở rộng mạng lưới kinh doanh ra khắp thế giới, trong đó có cả Việt Nam.
Năm 1995, sau khi Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ, KFC chính là thương hiệu tiên phong đặt chân vào thị trường nước ta. Những tưởng đây là bước đi liều lĩnh và không có cơ sở, tuy nhiên sự thật đã chứng minh tầm nhìn đúng đắn của những người quản lý KFC.
Hiện nay, KFC hiện diện ở tất cả các thành phố lớn nhỏ và là thương hiệu đồ ăn nhanh thành công nhất ở Việt Nam. Thành công của KFC đến từ chính chiến lược Marketing mix mà họ áp dụng.
Cuối năm 1997, cửa hàng KFC đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh được khai trương và đã đạt được những thành công bước đầu. Trên đà thành công đó, đến cuối năm 1998, KFC mở thêm một vài cửa hàng tại Đồng Nai và cũng đã đạt được rất nhiều thành công.
Khi thương hiệu KFC bắt đầu có chỗ đứng ở khu vực miền Nam, KFC bắt đầu “tiến quân” ra miền Bắc. Mục tiêu đầu tiên của KFC không đâu khác chính là Hà Nội. Cụ thể là vào tháng 6 năm 2006, chuối cửa hàng KFC đầu tiên ở Hà Nội đã lần lượt được khai trương và bắt đầu đi vào hoạt động.
Thành công của KFC tại một thị trường “khó tính” và có mức cạnh tranh cao như Hà Nội đã đặt nền móng phát triển vững chắc cho thương hiệu này tại Việt Nam. Tháng 5 năm 2008, KFC bắt đầu “đổ bộ” ra miền Trung và chọn Huế là điểm đến đầu tiên. Sau đó vào năm 2011, hàng loạt các cửa hàng KFC đã được khai trương tại Long Xuyên, Nha Trang, Phan Thiết, Hải Dương, Quy Nhơn… Đến năm 2013, “đế chế” KFC mở rộng thêm các cửa hàng tại thành phố Hạ Long.
Tính đến nay, tại Việt Nam có hơn 140 cửa hàng KFC trải rộng khắp 20 tỉnh/ thành phố lớn trên cả nước. Thành công của thương hiệu này như ngày nay là kết quả của một hành trình dài hơn 10 năm nỗ lực và bền bỉ. Đặc biệt chìa khóa dẫn đến sự thành công này chính là chiến lược Marketing mix mà KFC đã áp dụng vô cùng thành công. Cùng phân tích chiến lược bán hàng KFC trong phần tiếp theo để hiểu rõ hơn điều gì đã làm nên sự thành công của thương hiệu đồ ăn nhanh này nhé!
2. Phân tích chiến lược bán hàng KFC
2.1. Đôi nét về chiến lược Marketing mix
Như đã đề cập đến trong phần trước, Marketing mix chính là chìa khóa đằng sau sự thành công của KFC không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Vậy chiến lược Marketing mix là gì? Tại sao chiến lược này lại được KFC lựa chọn?
Chiến lược Marketing mix, hay chiến lược marketing hỗn hợp, là một trong những chiến lược phổ biến nhất và hiệu quả nhất trong giới tiếp thị bán hàng. Cốt lõi của chiến lược này năm ỏ 4P, bao gồm: Product (Sản phẩm), Price (Giá thành), Place (Phân phối) và Promotion (Quảng cáo). Marketing mix kết hợp nhiều yếu tố với nhau để xây dựng lên kế hoạch tiếp thị toàn diện, từ đó nâng cao hiệu quả bán hàng.
2.2. 4P trong chiến lược bán hàng KFC
2.2.1. Chữ P thứ nhất – Product
Nhắc đến KFC, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến món gà rán thơm ngon, giòn rụm với hương vị vô cùng độc đáo. Gà rán KFC được tẩm ướp theo công thức độc quyền mà không có ở bất cứ nơi nào khác. Không chỉ gà rán “original recipe”, KFC Việt Nam còn phục vụ nhiều món ăn ngon lành khác như bắp cải trộn, Hamburger, Burger tôm, bánh mì, cơm gà… dành riêng cho thị trường Việt Nam. Chiến lược bản địa hóa của KFC kết hợp với Marketing mix đã mang lại thành công cho họ.
Không chỉ dừng lại ở các món ăn, dịch vụ tại các cửa hàng KFC cũng được đánh giá là vô cùng tốt. Thái độ phục vụ thân thiện, không gian quán được thiết kế đẹp mắt cùng với các dịch vụ khác, chẳng hạn như chính sách thẻ VIP chiết khấu 10%, cũng góp phần không nhỏ làm nên thành công như ngày nay cho KFC.
2.2.2. Chữ P thứ hai – Price
Bên cạnh chiến dịch “bản địa hóa” trong các món ăn, KFC cũng tối giản giá thành để phù hợp hơn với thói quen chi tiêu của người Việt Nam. Trong những năm đầu tiên thâm nhập vào thị trường Việt Nam, KFC đã bán “chịu lỗ” với giá thành các món ăn khá thấp. Mục đích của việc này là để phủ sóng thương hiệu và lôi kéo khách hàng. Đến tận năm 2006, KFC VIệt Nam mới bắt đầu báo lãi. Khi đó, lượng khách hàng của thương hiệu đồ ăn nhanh này đã lên đến con số “khổng lồ”.
Khi đã có một số lượng khách hàng nhất định, đứng trước sự cạnh tranh của các đối thủ khác, KFC bắt đầu điều chỉnh giá bán ở mức cạnh tranh hơn. KFC rất biết cách đánh vào tâm lý “giá cao hơn thì chất lượng tốt hơn” của khách hàng, vì vậy mà mặc dù mức giá cao hơn những đối thủ khác một chút những số lượng khách hàng vẫn không hề giảm sút. Bên cạnh đó, những suất ăn combo cũng góp phần làm nên thành công trong chiến lược định giá của KFC.
2.2.3. Chữ P thứ ba – Place
Hiện nay số lượng cửa hàng KFC ở nước ta đã lên đến hơn 140 và phân bố trải rộng khắp cả nước. KFC vẫn đang trên đà mở rộng phạm vi và kênh phân phối các sản phẩm của mình. Khách hàng muốn thưởng thức những món ăn của KFC có thể dễ dàng tìm đến cửa hàng gần nhà để được phục vụ. Khách hàng không cần phải di chuyển quá xa để có được một bữa ăn tại KFC.
KFC cũng rất quan tâm tới việc tăng thêm số lượng cửa hàng cũng như vị trí của các cửa hàng. Những cửa hàng KFC đầu tiên xuất hiện tại các siêu thị và trung tâm mua sắm để tiếp cận với nhóm khách hàng có thu nhập khá trở lên và số lượng khách hàng đông đảo. Sau đó, hãng đồ ăn nhanh này đã chuyển sang lựa chọn những địa điểm có giao thông thuận lợi hoặc dễ tìm kiếm để phục vụ nhiều đối tượng khách hàng hơn. Không gian trong cửa hàng luôn được thiết kế rộng rãi và nhiều ánh sáng để khách hàng có những trải nghiệm mua sắm và ăn uống tốt nhất.
2.2.4. Chữ P thứ tư – Promotion
KFC rất mạnh về mảng truyền thông và quảng cáo. Bạn có thể bắt gặp quảng cáo của KFC tại bất cứ đâu từ những TVC quảng cáo vô cùng chất lượng đến những chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội Facebook. Youtube, Instagram… Có thể nói, KFC đang làm rất tốt trong việc tiếp cận đến mọi đối tượng khách hàng. Hầu hết mọi người đều biết đến KFC với câu slogan “vị ngon trên từng ngón tay” quen thuộc.
Như vậy là chúng ta đã hoàn thành việc phân tích chiến lược bán hàng KFC để thấy được những nét “tinh túy” đã làm nên thành công của thương hiệu này tại thị trường Việt Nam. Trải qua chặng đường dài 10 năm chịu lỗ, liên tục kiên trì và bền bỉ, sự thành công ngày nay của KFC rất đáng để cho chúng ta học hỏi. Đứng trước sức cạnh tranh của McDonald’s và nhiều đối thủ khác, KFC vẫn đang là thương hiệu đồ ăn nhanh phổ biến nhất và nắm nhiều thị phần nhất tại thị trường Việt Nam.