[Tiết lộ] Cách trả lời nhanh về điểm mạnh điểm yếu khi phỏng vấn

Linh Anh Nguyễn tác giả viecday365.com Tác giả: Linh Anh Nguyễn clock blog01-08-2020

Câu hỏi về điểm mạnh điểm yếu khi phỏng vấn là điều mà bất kỳ ứng viên nào cũng sẽ trải qua hoặc bắt gặp phải khi tham gia ứng tuyển làm việc tại một vị trí nào đó. Tuy nhiên, để đưa ra được một câu trả lời phù hợp và tạo được điểm nhấn với nhà tuyển dụng thì không phải bất kỳ ứng viên nào cũng nắm được. Vậy nếu bạn cũng đang đi tìm câu trả lời dành cho câu hỏi này thì bài viết dưới đây sẽ đem lại cho bạn một cái nhìn tổng quát hơn đó. 

1. Điểm mạnh điểm yếu khi phỏng vấn có vai trò gì?

Điểm mạnh điểm yếu khi phỏng vấn có vai trò gì?
Điểm mạnh điểm yếu khi phỏng vấn có vai trò gì?

Đối với một buổi phỏng vấn việc mà nhà tuyển dụng hỏi ứng viên của mình cùng lúc về điểm mạnh điểm yếu là khá ít. Vì câu hỏi với sự bao quát rộng nhưng chính bạn cũng nên có sự chuẩn bị vì đôi khi sự hiếm hoi đó lại rơi vào bản thân bạn thì sao? Tuy nhiên, để trả lời một cách linh hoạt nhất về câu hỏi này có lẽ điều chú ý dành cho bạn là hãy tự nêu ra điểm yếu của bản thân trước và kết thúc bằng những điểm mạnh với ý nghĩa tích cực hơn. 

Bởi cách mà bạn thể hiện điểm mạnh điểm yếu của mình ra sao, nếu là sự hợp lý sẽ luôn giúp bạn trở nên khác biệt. Mà hơn nữa chính nhà tuyển dụng cũng không đánh giá bạn là một người khoe khoang. Tuy nhiên, để tạo được điểm nhấn đó bạn sẽ cần chuẩn bị rất nhiều cho bản thân và đi tìm lời giải đáp sâu hơn về điểm mạnh điểm yếu của mình. 

2. Lời giải đáp về điểm yếu khi phỏng vấn 

Trong quá trình phỏng vấn việc nhận được các câu hỏi khó là điều rất dễ hiểu vì thực tế nhà tuyển dụng chỉ muốn đánh giá ứng viên của chính mình một cách kỹ lưỡng mà thôi. Vậy nếu bạn nhận được câu hỏi về điểm yếu lớn nhất của bạn là gì thì bạn sẽ nói ra sao? 

2.1. Mục đích câu hỏi điểm yếu 

Mục đích câu hỏi điểm yếu
Mục đích câu hỏi điểm yếu

Tất nhiên đây chính là vấn đề khó nhưng bạn lại cần giải quyết đầu tiên. Bản thân ai cũng có điểm yếu của riêng mình chỉ là bản thân có thật sự thừa nhận về điều đó hay không, đặc biệt khi bản thân lại nằm trong cuộc phỏng vấn cạnh tranh về cơ hội việc làm. 

Có thể về câu hỏi này, nhà tuyển dụng đặt ra chỉ là để nắm bắt được điểm yếu chính của ứng viên ra sao nhưng để nhắc về ẩn ý thì đó lại là sự đánh giá bao quát hơn nhiều. Sự đánh giá về chính các yếu tố như: 

+ Khả năng của bạn về sự phân tích những sai làm ra sao? Điểm yếu của bạn và cách bạn thực hiện công việc đang làm của mình như thế nào? 

+ Đánh giá về việc bạn đề ra chiến lược với việc bản thân bạn xây dựng lên các kế hoạch ra sao? Bạn có những cách thức và chiến lược gì để khắc phục về những điểm yếu này?

+ Dựa qua đó thấy được mức độ ảnh hưởng đó là việc bạn thực hiện tốt các kế hoạch này ở mức độ ra sao? Bạn thật sự cải thiện được bao nhiêu phần trăm về những điểm yếu đó? 

Bởi vậy mới thấy nếu như bạn trả lời về không có điểm yếu nào thì điều đó có vẻ là sai lầm tạo nên sự kiêu ngạo nhưng nếu bạn đưa ra quá nhiều về điểm yếu thì cơ hội được tuyển dụng lại mất đi. Do đó bạn cần có sự khiêm tốn hơn luôn luôn thể hiện về việc bản thân sẵn sàng học hỏi mà không khiến người quản lý tuyển dụng có sự sợ hãi về các điểm yếu của bạn ảnh hưởng tới công việc. Nhà tuyển dụng có thể thấy được điểm yếu đó bạn có thể khắc phục một cách dễ dàng. 

Việc bạn có sự chuẩn bị, luôn sẵn sàng tự tin trả lời các câu hỏi luôn là quan trọng để buổi phỏng vấn xin việc nhận được sự thành công. Dù bản thân có điểm yếu những bạn có sự chủ động thì điều đó cho thấy bạn sẽ từng bước biến điểm yếu thành điểm mạnh, tại đây bạn cũng có thể đưa ra một câu chuyện cảm động hơn giải thích về cách mà bạn thay đổi như thế nào. 

Cạnh đó, nếu bạn thật sự không xác định được điểm yếu của mình thì việc cần tới sự giúp đỡ như bạn bè, đồng nghiệp sẽ giúp bạn nhận ra đó và còn nhận được những lời khuyên hữu ích. Chính bạn cũng cần biết rằng điểm yếu không là vĩnh viễn, bạn không cần chấp nhận về việc không khắc phục được vì nhà tuyển dụng cho rằng bạn xác định được điểm yếu và cải thiện điểm yếu sẽ là một ứng viên sáng giá toàn diện. 

2.2. Danh sách về điểm yếu 

Danh sách về điểm yếu
Danh sách về điểm yếu 

Bạn có thể dễ nhận thấy một số điểm yếu như: 

+ Bản thân quá hướng nội

+ Cực ký hướng ngoại nhiều

+ Việc quá nhạy cảm

+ Kỹ năng thuyết trình cần tháo gỡ

+ Sự hiểu biết 

+ Cách định hướng quá chi tiết

+ Việc giao tiếp trước đám đông

Tất nhiên việc bạn biết cách trả lời về điểm của mình là gì thì sự thành công sẽ luôn bên cạnh bạn. Sự vướng mắc về câu hỏi đặt ra hay câu trả lời đôi khi cũng khó khăn nhưng dưới đây cũng là một số gợi ý mà bạn cần biết tới. 

2.3. Các câu hỏi và gợi ý để xoay chuyển

2.3.1. Câu hỏi được đặt ra là gì?

Câu hỏi được đặt ra là gì?
Câu hỏi được đặt ra là gì?

Chỉ là câu hỏi về điểm yếu nhưng nhà tuyển dụng có thể linh hoạt và đưa ra cách hỏi rất linh hoạt dưới nhiều dạng để khai thác sâu về ứng viên. Do đó bạn cũng cần chú ý điển hình như: 

Câu 1: Điểm yếu lớn nhất bạn thấy của mình là gì? 

Câu 2: Tại vị trí công việc bạn thấy được đâu sẽ là sự thách thức lớn nhất với chính bạn không? 

Câu 3: Bạn nhận thấy việc đưa ra quyết định nào được cho là khó khăn nhất? 

Câu 4: Sếp chỉ trích bạn đã từng bị hay chưa? Vấn đề ở đây là gì? 

2.3.2. Làm sao để trả lời về điểm yếu của chính mình

Làm sao để trả lời về điểm yếu của chính mình
Làm sao để trả lời về điểm yếu của chính mình

Có rất nhiều gợi ý mà bạn có thể áp dụng và đưa ra sự lựa chọn phù hợp cho bản thân để trả lời và xoay chuyển chính điều hại đó thành kết quả có lợi cho bản thân mình tại buổi phỏng vấn. Chính cách diễn đạt đó là điều nhà tuyển dụng mong chờ và mong muốn ứng viên của mình linh hoạt đối với công việc như vậy. 

>> Gợi ý 1: “Bản thân tôi có xu hướng khắt khe và chỉ trích chính mình. Dù khi nào tôi hoàn thành được một dự án thì tôi cảm thấy mình có thể làm được tốt hơn dù tôi vẫn nhận được những sự phản hồi tích cực từ mọi người. Có vẻ chính vì điều này mà tôi thường làm việc quá sức, bởi vậy mà trong một vài năm qua tôi đã cố gắng dành thời gian để nhìn về thành tích mình đạt được và tự khen thưởng cho bản thân. Chính cách đó có vẻ đã giúp tôi cải thiện sự tự tin hơn rất nhiều và giúp bản thân đánh giá được cao hơn về đội ngũ làm việc của mình. 

>> Gợi ý 2: “Tôi có sự hướng nội quá lớn điều này làm tôi có sự cảnh giác khi chia sẻ ý tưởng mình trong nhóm và trong các cuộc họp. Tôi nghĩ rằng bản thân có rất nhiều ý tưởng hay nhưng không phải lúc nào cũng thoải mái trình bày. Tuy nhiên, sau khi nhóm của tôi không đạt được kết quả cho các dự án liên tiếp thì bản thân đã có sự thay đổi làm quen với việc chia sẻ ý tưởng vì lợi ích chung.Tôi nghĩ chính mình vẫn đang tích cực thay đổi và cải thiện trọng những năm qua với những thành tựu lớn nhận được. 

>> Gợi ý 3: Tôi có xu hướng muốn tự mình hoàn thành về các dự án mà không cần tới sự giúp đỡ bất kỳ ai và trong quá khứ điều đó khiến tôi gặp phải áp lực không cần thiết. Ví dụ điển hình về một kế hoạch dự án của công ty về họp thường viên, tôi đã cố gắng làm tất cả và suýt bỏ nó bởi quá nhiều công việc đè nén. Nhưng chính điều đó đã giúp tôi quyết định lùi bước tìm tới sự giúp đỡ và đã cố gắng giúp bản thân tỉnh táo hơn vì đồng nghiệp luôn sẵn sàng giúp đỡ mình. 

Bạn cũng có thể lựa chọn về những nhược điểm đáng kể hơn cho chính mình và đưa ra sự cố gắng của bản thân ra sao về việc khắc phục chúng để tốt hơn cho công việc. Bởi nếu bản thân xác định được điểm yếu thì câu chuyện kể cho nhà tuyển dụng sẽ thú vị và thu hút hơn rất nhiều. 

3. Lời giải đáp về điểm mạnh trong phỏng vấn 

3.1. Mục đích câu hỏi điểm mạnh

Mục đích câu hỏi điểm mạnh
Mục đích câu hỏi điểm mạnh

Việc mà bạn cần chuẩn bị thật tốt về buổi phỏng vấn là rất quan trọng dù bạn gặp khó khăn về việc nói về điểm mạnh của bản thân. Dù là bạn được hỏi hay không được hỏi về điểm mạnh thì chính bạn cũng cần có sự nhận thức được điểm mạnh của mình và lợi ích bạn mang lại được cho công việc với điểm mạnh đó. Chính vì sự nhận biết này sẽ giúp bạn đưa ra được câu trả lời tốt hơn tránh được sự thể hiện mình khoe khoang mà vòng phỏng vấn dễ dàng vượt qua. 

Đôi khi việc xây dựng nên một câu chuyện để giúp bản thân nổi bật so với ứng viên khác là tốt, bạn cần trả lời cụ thể hơn. Đặc biệt cần cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là ứng viên phù hợp nhất, có sự chuyên nghiệp đảm bảo được hiệu quả công việc thay vì chỉ liệt kê đơn giản để nhà tuyển dụng nhìn thấy.

Hơn nữa bạn cũng cần biết rằng nhà tuyển dụng thực chất qua câu hỏi về điểm mạnh là để đánh giá về con người bạn, xem về việc bạn thể hiện bản thân ra sao, liệu bạn có thật sự phù hợp với môi trường hay không. Nếu như bạn trả lời chỉ cần có sai sót nhỏ thì cơ hội đã được dành cho ứng viên khác.

3.2. Danh sách về điểm mạnh bạn có thể nêu

Danh sách về điểm mạnh bạn có thể nêu
Danh sách về điểm mạnh bạn có thể nêu

Đối với một số thể mạnh dưới đây bạn sẽ cần đan xen vào chính câu trả lời của mình để giúp nhận được sự đánh giá cao như: 

+ Bản thân luôn có sự sáng tạo

+ Sự trung thực

+ Việc nắm bắt được sự kiên nhẫn

+ Luôn có tính kỷ luật cao

+ Nhiệt tình và có trách nhiệm về công việc

+ Sự tập trung và định hướng 

3.3. Các câu hỏi và gợi ý để tạo điểm nhấn

3.3.1. Câu hỏi bạn có thể bắt gặp 

Câu 1: Bạn nhận thấy điểm mạnh lớn nhất của mình là gì? 

Câu 2: Điểm mạnh nào đã giúp bạn thành công tại vị trí công việc này? 

Câu 3: Bạn đã từng nhận được lời khen từ sếp cũ hay chưa? 

Câu 4: Trong 60 ngày đầu làm việc chúng tôi có thể mong chờ điều gì ở bạn? 

Trong quá trình phỏng vấn thật chất nhà tuyển dụng còn có thể đặt ra nhiều câu hỏi khác để đánh giá được ứng viên và có sự sàng lọc kỹ càng. Bởi vậy việc trung thực và nắm bắt được điểm mạnh của bản thân để diễn đạt là điều không quá khó khăn nhưng cũng không hề dễ dàng. Một số gợi ý sẽ luôn là điều cần thiết để bản thân có một sự chuẩn bị tốt hơn là điều cần thiết. 

3.3.2. Nhấn mạnh hơn tới điểm mạnh để lấy được điểm cộng

Nhấn mạnh hơn tới điểm mạnh để lấy được điểm cộng
Nhấn mạnh hơn tới điểm mạnh để lấy được điểm cộng

Đâu chỉ bạn là ứng viên mới khi có sự khó khăn trong việc trình bày về điểm mạnh dù các ứng viên giàu kinh nghiệm hay lão luyện thì cũng có thể gặp phải sự khó khăn. Bởi vậy bạn có thể lựa chọn một số gợi ý sau và linh hoạt hơn về cách thức trình bày của mình để tạo sự nhấn nhá. 

>> Gợi ý 1: “Tôi hiểu về chính lĩnh vực quản trị marketing mình tham gia này. Vì với kinh nghiệm mười năm làm việc tôi biết cách nâng cao hiệu quả kinh doanh và marketing. Ngay từ khi bắt đầu làm việc tại công ty cũ tôi hoạt động kinh doanh đang dần đi xuống, trong hai năm tôi ở đó doanh thu đã tăng lần lượt 5 %, 7% cho từng năm.”

>> Gợi ý 2: “Khả năng viết của tôi tốt. Tôi đã từng làm việc viết tự do trong 6 năm cho nhiều công ty với nhiều lĩnh vực khác. Trong chính bài viết của mình tôi cũng có sự tự tin đảm bảo về cả nội dung cũng như kỹ thuật, luôn có sự cân bằng giữa phân tích và sáng tạo.”

>> Gợi ý 3: “Bản thân tôi có kỹ năng về sự lãnh đạo và làm việc nhóm rất hiệu quả. Tôi đã từng đảm nhận lãnh đạo một nhóm với sự đa thành viên và cùng nhiều kỹ năng nổi trội khác nhau đảm nhận nhiều nhiệm vụ. Chính tôi đã chỉ dẫn, gắn kết các thành viên cho mục tiêu kế hoạch chung và sau 2 năm làm việc hiệu suất công việc nhóm đã tăng thêm 30% so với trước đó. 

Bởi vậy mới thấy dù là điểm yếu hay điểm mạnh sẽ luôn là nhân tố quan trọng cho buổi phỏng vấn. Nếu bạn thật sự biết cách lý giải thì đó sẽ luôn đem lại hiệu quả tích cực chứ không phải là tiêu cực như chúng ta thường nghĩ. 

4. Một số lưu ý nhỏ khi thể hiện về điểm mạnh điểm yếu khi phỏng vấn

Một số lưu ý nhỏ khi thể hiện về điểm mạnh điểm yếu khi phỏng vấn
Một số lưu ý nhỏ khi thể hiện về điểm mạnh điểm yếu khi phỏng vấn

Để tạo nên một kết quả như ý muốn thì đối với bất kỳ ứng viên nào cũng vậy việc chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn về một tinh thần đón nhận cho mọi tình huống là vô cùng quan trọng. Vì qua đó bạn có niềm tin, sự tự tin hơn để đương đầu dù là tình huống nhận được có sự khó khăn đến đâu, căng thẳng như thế nào. 

Đặc biệt khi bắt đầu hãy tìm kiếm các thông tin về doanh nghiệp nhiều hơn có sự đảm bảo về những gì bạn có, những điều nhà tuyển dụng cần. Chính từ đây mà vạch được cho bản thân các câu hỏi phỏng vấn trước và thực hành trước đó nhiều lần tại nhà. Hơn nữa về chính các thông tin đó bạn cần rút gọn một cách tối ưu nhất, để vừa đủ ý tạo nên điểm nhấn mà lại không hề dài dòng. 

Trong buổi phỏng vấn khi nhận được câu hỏi bạn có thể dành ra một phút để suy nghĩ trước khi đưa ra câu trả lời hợp lý hơn. Đừng ngại đề nghị nhà tuyển dụng việc tạm dừng để suy nghĩ nếu bạn thật sự cần thời gian, nhưng đừng quá mất nhiều thời gian nhé vì còn rất nhiều ứng viên khác nữa. 

Bên cạnh đó để có thể tiến tới buổi phỏng vấn tốt hơn thì bạn cần đưa ra cho chính mình một giải pháp và sự chuẩn bị ngay từ ban đầu về địa điểm tìm kiếm việc làm như website viecday365.com, nơi ứng tuyển, chuẩn bị hồ sơ một cách đầy đủ (kèm theo cả về CV, đơn xin và thư xin việc). Những yếu tố đó sẽ luôn được nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn và cho bạn là một ứng viên nổi trội. 

Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đâu là điểm mạnh điểm yếu khi phỏng vấn cũng như để ứng phó tốt hơn với nhà tuyển dụng bạn sẽ cần thể hiện điều gì. Chúc bạn có sự thành công nhất trong việc thể hiện mình tại buổi phỏng vấn nhé.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem12383 lượt comment0

Capcha comment
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT