Cẩm nang câu hỏi phỏng vấn giám đốc kinh doanh mới nhất!

Trương Thanh Thanh tác giả viecday365.com Tác giả: Trương Thanh Thanh clock blog17-07-2020

Giám đốc kinh doanh là một vị trí với khá nhiều áp lực cần phải giải quyết tuy nhiên đổi lại đó là mức lương hấp dẫn, chế độ đãi ngộ tuyệt vời. Tuy nhiên để có thể thành công vượt qua vòng phỏng vấn thì điều bạn cần có đó là sở hữu ngay cẩm nang câu hỏi phỏng vấn giám đốc kinh doanh. Hãy cùng Work247.vn khám khá ra cách trả lời chinh phục nhà tuyển dụng nhé!

Việc làm kinh doanh

1. Tuyển tập câu hỏi phỏng vấn giám đốc kinh doanh mới nhất

Chúng ta đều biết rằng vị trí giám đốc kinh doanh là người điều hành mạng lưới kinh doanh của một doanh nghiệp. Giám đốc kinh doanh cũng sẽ là người đóng vai trò thiết lập nên những bộ máy lãnh đạo, góp ý tưởng, cố vấn cho ban giám đốc để hoàn chỉnh bộ máy doanh nghiệp, mang lại được những lợi ích về lợi nhuận. 

Chính vì những điều này mà vị trí Giám đốc kinh doanh cần phải được tuyển dụng chặt chẽ để có thể tìm kiếm được các ứng viên sáng giá, có tiềm năng, phù hợp với công ty. Nhưng mọi chuyện sẽ được đơn giản hóa nếu như bạn có ngay trong tay cẩm nang câu hỏi tuyển dụng giám đốc kinh doanh này!

1.1. Các câu hỏi phổ biến trong phỏng vấn giám đốc kinh doanh 

Các câu hỏi phổ biến trong phỏng vấn giám đốc kinh doanh
Các câu hỏi phổ biến trong phỏng vấn giám đốc kinh doanh 

1.1.1. Câu 1: Giới thiệu khái quát về bản thân của bạn 

>> Gợi ý trả lời

Hầu như trong bất kỳ những cuộc phỏng vấn nào, trong bất kì các ngành nghề vị trí nào bạn cũng sẽ bắt gặp những câu hỏi phỏng vấn này và dường như nó đã trở thành câu hỏi “nhàm chán”. Tuy nhiên câu hỏi “nhàm chán” này lại mang đến cho nhà tuyển dụng nhiều rất nhiều thông tin về bạn. 

1.1.2. Câu 2: Điều gì khiến bạn tham gia vào vị trí Giám đốc Kinh doanh? 

>> Gợi ý trả lời

Bạn hãy đưa ra lý do của mình đồng thời kèm theo một lộ trình trong công việc thật logic, khoa học và cụ thể nhé! Bởi vì một giám đốc kinh doanh thành công là người luôn làm việc một cách khoa học nhất, có lộ trình làm việc rõ ràng để có thể đem lại được kết quả tốt nhất. 

Tuy nhiên, để tránh việc bị nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn sẽ trở thành một giám đốc kinh doanh tồi. Bạn nên tránh những lý do như “môi trường làm việc cũ quá nhàm chán” “Không phù hợp với vị trí giám đốc kinh doanh ở công ty cũ”... Bạn nên thật cẩn thận đưa ra lý do của chính mình. 

1.2. Các câu hỏi phỏng vấn mang tính chuyên môn dành cho giám đốc kinh doanh 

Các câu hỏi phỏng vấn mang tính chuyên môn dành cho giám đốc kinh doanh
Các câu hỏi phỏng vấn mang tính chuyên môn dành cho giám đốc kinh doanh 

1.2.1. Câu 1: Khi một nhóm có xung đột nội bộ, hành động của bạn là gì 

>> Gợi ý trả lời 

Đối với một giám đốc kinh doanh, kỹ năng cơ bản nhất phải nắm được đó là lãnh đạo và quản lý nhóm. Nếu bạn trả lời tốt câu trả lời này, nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn là một người thích hợp giải quyết được các vấn đề nội bộ và giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn. 

Bạn có thể trả lời bằng cách đánh vào tâm lý của nhân viên, nói chuyện riêng với nhân viên để chia sẻ và hỏi lý do xung đột từ hai phía. Sau đó tìm ra điểm mâu thuẫn và giải quyết trực tiếp với nhau giữa những người trong cuộc. 

1.2.2. Câu 2: Nếu hiệu suất làm việc của nhân viên không tốt, để triển được năng suất làm việc, bạn sẽ làm gì? 

>> Gợi ý câu hỏi 

Công việc của Giám đốc kinh doanh chính là việc thuê người quản lý một mạng lưới lớn. Trong một tổ chức, sẽ có những cá nhân làm việc tốt và những cá nhân làm việc kém hiệu quả. Để có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn cac sứng viên khác thì bạn cần phải trả lời một cách rõ ràng, đưa ra một phương pháp mà bạn coi là tối ưu nhất để có thể thể hiện được rằng bản thân là một người có kinh nghiệm, kỹ năng, và tài năng quản lý. 

Để có thể phát triển được các nhân viên tốt thì bạn có thể gợi ý đưa ra ý tưởng liên quan đến việc chấn chỉnh, nhắc nhở nhân viên có năng suất làm việc thấp. Đồng thời kèm theo lời cảnh quá, các hình phạt và những mức thưởng để có thể tạo động lực cho nhân viên dưới quyền của mình

Bộ câu hỏi phỏng vấn Giám đốc điều hành

Câu 2: Nếu hiệu suất làm việc của nhân viên không tốt, để triển được năng suất làm việc, bạn sẽ làm gì?
Câu 2: Nếu hiệu suất làm việc của nhân viên không tốt, để triển được năng suất làm việc, bạn sẽ làm gì? 

1.2.3. Câu 3: Bạn hãy thử chia sẻ về một trải nghiệm mà bạn kỹ khó khăn nhất mà bạn đã từng phải đối mặt trong vị trí công việc này. 

>> Gợi ý trả lời 

Đừng ngại ngùng việc phải né tránh, hãy thoải mái trả lời câu hỏi này để khẳng định bản thân của mình có nhạy bén trong cách xử lý tình huống. 

Vị trí giám đốc kinh doanh khác với các vị trí khác bởi áp lực công việc, sự quyết đoán trong việc điều hành doanh nghiệp, đồng thời phải xử lý những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Bạn hãy đề xuất một tình huống xấu nhất của mình, cách bạn khắc phục, hướng giải quyết của bạn là gì. Đôi khi những tình huống càng xấu, càng khó khăn, lại càng giúp bạn nhấn mạnh được khả năng của mình hơn.

1.2.4. Câu 4: Tiêu chí lựa chọn đối tác làm ăn của bạn là gì? 

>> Gợi ý câu trả lời 

Hợp tác là một hoạt động quan trọng của một doanh nghiệp. Bởi vì, điều này sẽ giúp cho việc công ty có thể phát triển và mở rộng thị phần cũng như thị trường của mình và nhiệm vụ lựa chọn đối tác sẽ dành cho các giám đốc kinh doanh. 

Vậy, bạn sẽ làm gì để lựa chọn đối tác làm ăn? Bạn hãy liệt kê, phần tích ra một số điểm mà bạn sử dụng để lựa chọn đối tác ví dụ như Uy tín, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó, những thành tựu mà doanh nghiệp đó đạt được trong 3 năm gần nhất… 

Đồng thời nếu như bạn đã từng có trải nghiệm với việc lựa chọn sai đối tác làm ăn. Bạn có thể nêu ra việc bạn đã rút ra được điều gì và bạn đặc biệt quan tâm đến một tiêu chuẩn nào trong việc lựa chọn đối tác làm ăn. 

Câu 4: Tiêu chí lựa chọn đối tác làm ăn của bạn là gì?
Câu 4: Tiêu chí lựa chọn đối tác làm ăn của bạn là gì? 

1.2.5. Câu 5: Giữa giám đốc marketing và giám đốc kinh doanh có cần phải phối hợp chặt chẽ hay không?

>> Gợi ý câu trả lời 

Đối với bất kì một doanh nghiệp nào, bộ phận bán hàng và bộ phận marketing đều là những bộ phận liên quan đến việc bán hàng, mở rộng thị trường và quảng bá sản phẩm. Bạn hãy nêu ra một số gạch đầu dòng về hai phòng ban này hỗ trợ nhau như thế nào trong việc quảng bá sản phẩm, lợi ích của sự hợp tác đó là gì và điều cần phải làm để duy trì sự hợp tác này là thế nào? 

1.2.6. Câu 6: Để đánh giá hiệu quả kinh doanh thì đối với bạn, bạn sẽ dựa vào những tiêu chuẩn nào? 

>> Gợi ý trả lời 

Bạn cần phải hiểu đánh giá hiệu quả kinh doanh chính là việc kiểm tra, theo dõi về lợi nhuận thu được của doanh nghiệp. Và dựa vào đánh gia hiệu quả kinh doanh để tăng lợi nhuận chính là mục đích mà các nhà tuyển dụng trông chờ vào bạn. 

Ở những câu hỏi tình huống, bạn trả lời càng chi tiết bao nhiêu, bạn càng thể hiện được sự chuyên nghiệp hóa của mình. Đối với câu hỏi này, bạn hãy trình bày một chiến lược kinh doanh và tập trung giải quyết các câu hỏi như: 

1.2.7. Câu 7: Bạn đã tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng và bạn đã giữ chân họ như thế nào?

>> Gợi ý trả lời 

Khách hàng là người đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, đối với mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có những nhóm đối tượng khách hàng khác nhau. Đặc biệt để có thể mở rộng được quy mô thị trường, thị phần của doanh nghiệp thì bạn phải biết cách tiếp cận cả những khách hàng nằm ngoài đối tượng khách hàng an toàn. Hãy trả lời chi tiết và nhấn mạnh vào các ý như 

Đồng thời hãy đưa ra những câu trả lời về việc cách mà bạn giữ chân khách hàng như thế nào, nhấn mạnh các ý sau: 

Nếu như bạn có thể áp dụng vào hoàn cảnh thực thế bằng những kinh nghiệm, khó khăn bạn đã trải qua thì bạn sẽ làm tăng được uy tín của bản thân trong mắt nhà tuyển dụng. 

Câu 7: Bạn đã tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng và bạn đã giữ chân họ như thế nào?
Câu 7: Bạn đã tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng và bạn đã giữ chân họ như thế nào?

1.2.8: Câu 8: Tiêu chí mà bạn lựa chọn các ứng viên cho công việc nhân viên kinh doanh là gì?

>> Gợi ý trả lời 

Không chỉ những công việc của giám đốc kinh doanh mới có có thể mang lại nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp mà trong đó còn có sự giúp sức không nhỏ của các nhân viên kinh doanh. Hãy trả lời theo những câu hỏi sau: 

1.2.9. Câu 9: Làm thế nào để có thể xây dựng được một môi trường làm việc chuyên nghiệp, giữ chân được các ứng viên tài năng? 

>> Gợi ý trả lời 

Để có thể giữ chân được các ứng viên tiềm năng, bạn cần phải cho bạn biết được rằng đây là môi trường hiện đại, chuyên nghiệp và hãy chắc chắn rằng thứ họ nhận lại là xứng đáng với những gì họ bỏ ra cho công ty. Hãy nhấn mạnh vào những câu hỏi sau: 

1.2.10. Câu 10: Các bạn nhận diện cơ hội kinh doanh trong tương lai là gì và chiến lược mà bạn tâm đắc nhất là gì?

>> Gợi ý trả lời

Ai cũng biết rằng kinh doanh là một ngành nghề có lệ cạnh tranh cao và luôn bị phụ thuộc ít nhiều vào nền kinh tế thị trường. Hơn thế nữa, kinh tế thị trường luôn luôn thay đổi buộc bạn phải nắm bắt ngay những cơ hội kinh doanh giúp doanh nghiệp có thể mở rộng được thị trường của mình. Đồng thời giám đốc kinh doanh sẽ là người đầu tiên sử dụng khả năng nhạy bén của mình để nắm bắt những thời cơ đó. 

Hãy trả lời câu hỏi của bạn theo các gợi ý sau: 

2. Những câu hỏi khác khi tham gia phỏng vấn Giám đốc kinh doanh 

 Những câu hỏi khác khi tham gia phỏng vấn Giám đốc kinh doanh
 Những câu hỏi khác khi tham gia phỏng vấn Giám đốc kinh doanh 

Đặc biệt là câu 10, đây sẽ là câu quan trọng nhất giúp bạn thể hiện được rằng bạn đang rất quan tâm đến công ty. hãy hỏi những câu hỏi mà bạn sẽ không tìm thấy thông tin ở trên mạng ví dụ như mức lương, chế độ thưởng, chế độ ưu đãi cho nhân viên… 

3. Những lưu ý không được phép bỏ qua khi tham gia phỏng vấn

Những lưu ý không được phép bỏ qua khi tham gia phỏng vấn
Những lưu ý không được phép bỏ qua khi tham gia phỏng vấn

Trên đây là những thông tin hấp dẫn về bộ cẩm nang câu hỏi phỏng vấn giám đốc kinh doanh. Mong rằng với những cách trả lời mà viecday365.com gợi ý như trên sẽ giúp bạn có thể “hạ gục” ngay nhà tuyển dụng chỉ với vài giây đầu tiên nhé!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2986 lượt comment0

Capcha comment
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT